Giấc mơ siêu cường của Trung Quốc nuốt sạch tiền của nó.

Khi cuộc khủng hoảng coronavirus kết thúc, Trung Quốc sẽ bị buộc phải ôm lấy một tương lai rất ít tham vọng.

Lính Trung Quốc diễu hành trong một cuộc diễu hành quân sự ngày 1 tháng 10, 2019 tại Bắc Kinh. (Photo by Kevin Frayer/Getty Images)

SALVATORE BABONES | 6, THÁNG BẢY, 2020, ..Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Nhìn từ xa, cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận hiện nay của Trung Quốc gây ấn tượng một sức mạnh ngày càng tăng đang tiến triển. Trung Quốc đồng thời bắt đầu một cuộc giao tranh ở biên giới với Ấn Độ, quân sự hóa biển Đông, đàn áp Hồng Kông, gây áp lực với Đài Loan, đương đầu với Nhật bản trên các hòn đảo tranh chấp, và dập tắt tình trạng bất ổn nội bộ - tất tần tật ở trong tình thế chiến đấu với một trận dịch coronavirus vừa tái trổi dậy. Đồng thời, nó đang đầu tư hàng tỷ đô la cho một nổ lực để thống trị các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử, và chất bán dẫn tiên tiến. Rồi là sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), chương trình 1 ngàn tỷ đô la Mỹ của Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cho một thế giới với Trung Quốc là trung tâm.

Điều hành một siêu cường toàn cầu là một công việc kinh doanh tốn kém. Hoa Kỳ nổi tiếng chi cho quốc phòng nhiều hơn 10 quốc gia xếp kế nó kết hợp lại, nhưng vẫn tồn tại khái niệm rằng quân đội của nó vẫn còn bị thiếu tài trợ và thiếu trang bị cho vai trò siêu cường toàn cầu của nó. Và không biết các học giả có tin được hay không, Hoa Kỳ sẽ mất đi tính cạnh tranh sắc bén của nó nếu không cần đầu tư nhiều hơn trong nghiên cứu đại học, công nghệ tiên tiến, viện trợ nước ngoài, ngoại giao, Liên Hiệp Quốc, năng lượng sạch, và, tất nhiên, sự sẳn sàng khống chế đại dịch. Đó chỉ là nêu tên của một vài trong số các ưu tiên tài trợ cho siêu cường Hoa Kỳ. Danh sách đầy đủ dài hơn nhiều.

Nhưng nếu Hoa Kỳ - với một nền kinh tế lớn hơn Trung Quốc khoảng 50 phần trăm và tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trên đầu người lớn gấp sáu lần - không có khả năng duy trì một siêu cường toàn cầu, làm thế nào mà Trung Quốc có thể có khả năng để trở thành một siêu cường toàn cầu ? Bỏ qua một bên thực tế rằng các đồng minh ngoại giao chủ chốt của Trung Quốc là Bắc Triều tiên, Campuchia và Ethiopia, rằng nó bị bao quanh bởi các quốc gia thù địch với khả năng thủ đắc vũ khí hạt nhân như Nga và Ấn Độ, rằng các công ty công nghệ được nhà nước tài trợ của nó bị nghi ngờ khắp nơi ở bên ngoài Trung Quốc, và rằng Bắc Kinh đã bị khắp nơi đổ lỗi cho phép đại dịch coronavirus lây lan đến phần còn lại của thế giới, làm thế nào mà nó có thể tự mô tả một nước đang phát triển như Trung Quốc lại có thể tài trợ cho một sự cạnh tranh siêu cường với Hoa kỳ ?

Câu trả lời đơn giản là nó không thể. Ngay cả trước khi va phải coronavirus, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bị chậm lại từ tỷ lệ hai chữ số trong đầu những năm 2000 đến 6,1 phần trăm trong năm 2019 - nếu đó là bạn tin vào các con số chính thức. Con số này là rất nghi ngờ, nhất là vì người đặt ra mục tiêu GDP hàng năm của Trung Quốc, phó chủ tịch Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia, Ning Jizhe, lại cũng là người, với tư cách giám đốc Cục thống kê quốc gia, Ning Jizhe chịu trách nhiệm đo tính GDP. Mô hình độc lập được xuất bản bởi tổ chức Brookings cho thấy rằng trước đây Trung Quốc đánh giá tăng trưởng GDP trung bình 1,7 phần trăm mỗi năm.

Báo cáo doanh thu thuế chính thức của Trung Quốc xác nhận hình ảnh này, gia tăng chỉ 3,8 phần trăm trong năm 2019, so với 6,2 phần trăm trong 2018 và 7,4 phần trăm trong 2017. Tuy nhiên, khi phương tiện tài chính của Trung Quốc trở nên hạn chế hơn, chi tiêu của nó vẫn tiếp tục như cũ, với xu thế hoang phí bừa bải, chi tiêu tăng 8,1 phần trăm trong năm 2019. Kết quả là một khoảng cách đang mở rộng trong ngân sách của chính phủ Trung Quốc, với sự thâm hụt ngân sách được báo cáo chính thức đạt 4,9 phần trăm của GDP trong năm 2019. Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra con số thiếu hụt thực sự của chính phủ Trung Quốc ở mức hơn 12 phần trăm của GDP. Và điều này có trước coronavirus, trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế được cho là lành mạnh.

Các số liệu phức tạp vì ở Trung Quốc thì khó mà kiếm được, nhưng có vẻ như là chính phủ Trung Quốc đã xác định những cam kết chi tiêu trở lại ngay cả trước khi vấp phải coronavirus. Bạn hầu như không biết nó từ các thông báo của các dự án sôi nổi, nhưng cam kết tài trợ cho BRI của Trung Quốc đã thực sự bị sút giảm kể từ 2017. Và ngay cả những con số bị hạ thấp này cũng chỉ là hứa hẹn - thực tế chi tiêu cho BRI của Trung Quốc thậm chí còn khiêm tốn hơn nhiều. Các ngân hàng Trung Quốc đã hầu như biến mất khỏi sự cấp vốn cho BRI, để lại cho chính quyền thiếu tiền mặt mang vác gánh nặng một mình. Trong khi đó, các dự án đã bị hoãn, bị thu nhỏ lại, hoặc bị chậm trễ khắp Châu á.

Các nhà phê bình phương Tây khi nói về BRI có xu hướng giải thích những vấn đề này dưới dạng sợ hãi công nợ, rằng các dự án này tán tỉnh các nước nhận dự án. Họ hiếm khi đề cập đến công nợ mà chúng gây ra cho chính Trung Quốc. Vì vậy, khi các phương tiện truyền thông phương Tây báo cáo trong tháng mười hai rằng, Trung Quốc đã gây áp lực lên một Pakistan miễn cưỡng để tiếp tục hoạt động ở hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan đã bị đình trệ, họ không đề cập đến rằng, Trung Quốc không muốn tài trợ cho việc xây dựng của chính nó. Tương tự như vậy, Trung Quốc muốn xây dựng một cảng mới tại Myanmar, nhưng họ miễn cưỡng trả tiền cho nó. Trung Quốc đã ký một thỏa thuận quá cảnh và vận chuyển với Nepal trong năm 2015 nhưng vẫn chưa xây dựng nổi một dặm đường bộ hoặc đường sắt ở đất nước Himalaya không có biển. Đó là câu chuyện tương tự ở Châu Phi và Đông Âu: Trung Quốc tiếp tục công bố những dự án lớn nhưng không muốn cung cấp đủ tiền để thực sự cho chúng được mọc lên.

Vấn đề tài chính của Trung Quốc nói rõ ràng hơn là không thấm vào đâu - và ít được thừa nhận - so với ngân sách quân sự của nó. Phân tích từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho thấy rằng, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc thực sự có thể sút giảm trong tình huống thực tế của năm 2020. Ở các hoạt động quân sự với tốc độ cao của Trung Quốc trên một số biên giới, hạn chế chi tiêu phải được đặt ra trước áp lực nghiêm trọng do ngân sách thu được. Bất cứ ai ở bên ngoài tổ chức quốc phòng của Trung Quốc không thể biết những gì đang thực sự xảy ra, nhưng bằng chứng dựa trên chi tiết cho thấy rằng nhiều chương trình vũ khí tiêu tốn to lớn của Trung Quốc đã bị tiến hành chậm chạp.

Ví dụ, Trung Quốc được tin là đã và đang xây dựng hơn 50 máy bay chiến đấu tàng hình J-20 thế hệ thứ năm. Chương trình J-20 bây giờ dường như đang gặp vấn đề nghiêm trọng về phát triển, bị hạn chế sản xuất trong tương lai gần. Điều này so với nguồn cung cấp vốn của Mỹ cho 195 máy bay chiến đấu F-22 và 134 máy bay chiến đấu F-35 đều là thế hệ thứ năm, với tiếp tục sản xuất hàng năm hơn 100 máy bay chiến đấu F-35, ngay cả sau khi bị chậm trễ do coronavirus.

Tương tự, Trung Quốc một thời đã có kế hoạch triển khai sáu tàu sân bay nhóm tấn công kiểu Mỹ vào năm 2035. Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh mua lại từ hàng dư thừa của Liên Xô dùng cho huấn luyện, Trung Quốc hiện nay chỉ có một tàu sân bay mũi dốc được trang bị theo quy ước, với một chiếc thứ hai chuẩn bị xây dựng. Kế hoạch cho bốn tàu sân bay chạy bằng hạt nhân đã bị trì hoãn vô thời hạn do "thách thức kỹ thuật và chi phí cao". Trung Quốc nói rằng cuối cùng nó sẽ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm để triển khai trên tàu sân bay. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu tàng hình được tối ưu hóa F-35C của Hoa Kỳ đã được xử dụng trong huấn luyện để khai triển trong năm nay.

Đánh nhau với Ấn Độ bằng gậy và đá trên cao nguyên Ladakh trả giá quá rẻ, nhưng chuẩn bị để đối đầu với Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương thực sự là một vấn đề rất tốn kém . Nó có khả năng chứng minh đó một thứ xa xỉ phẩm mà một Trung Quốc hậu coronavirus chậm tăng trưởng, sẽ không thể có đủ khả năng. Giống như một tên cướp khoe khoang một món tiền lớn bằng những hóa đơn 100 usd, Trung Quốc cho mọi người thấy sự giàu có và sẵn sàng chi tiêu của nó. Trong thực tế, số tiền còn lại trong ngân hàng của Bắc Kinh không phù hợp với các món trang sức lấp lánh của nó.

Có chứng kiến nhiều thập kỷ tăng trưởng hai con số trong GDP của Trung Quốc và chi tiêu của chính phủ, những người ở bên ngoài có điều kiện để tin rằng nguồn tài chính của Trung Quốc là không giới hạn. Có sống qua ngay trong thời kỳ kinh tế trổi dậy của Trung Quốc, người trong cuộc có lẽ cũng có điều kiện để tin rằng nó như thế. Nhưng không có ngân sách nào mà không có đáy, và Trung Quốc dường như đã đâm phải cái giảm xóc ngay khi coronavirus tấn công. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ít nhất có thể bảo vệ sĩ diện bằng cách từ bỏ các mục tiêu GDP của họ, và đổ lỗi cho virus trước những khắc khổ không thể tránh khỏi. Nhưng khi cuộc khủng hoảng kết thúc, Hoa Kỳ sẽ vẫn là một siêu cường toàn cầu. Trung Quốc có thể bị buộc phải nắm lấy một tương lai rất ít tham vọng.

_ Salvatore Babones là một học giả phụ trợ tại Trung tâm Nghiên cứu Độc lập ở Sydney và là phó giáo sư tại trường University of Sydney.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.