Nhận biết về thị trường chứng khoán trong đại dịch.

Các nền tảng và dự báo kinh tế càng trở nên tồi tệ, kết quả thị trường chứng khoán càng bí ẩn hơn, xuất hiện ở Mỹ . Tại thời điểm khi mà tin tức xác thực cho thấy giá cổ phiếu được bơm lên, không đạt mức cao kỷ lục, những giải thích dựa trên tâm lý đám đông, tính lây lan độc hại của sự tưởng tượng và những thay đổi không ngừng từ dịch bệnh thuật lại, có thể đưa ra một số hiểu biết.

NEW YORK, NY - Các thương gia và các chuyên gia tài chính làm việc ở Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào lúc đóng cửa, ngày 18 tháng 6 năm 2019 tại thành phố New York. Thị trường Mỹ đã tăng mạnh vào thứ ba sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng ông dự định gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về một thỏa thuận thương mại tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tuần tới tại Nhật Bản. (Photo by Drew Angerer/Getty Images)

ROBERT J. SHILLER…Ngày 7 tháng 7 năm 2020..Theo Project Syndicate

Trần H Sa lược dịch.

NEW HAVEN - Hiệu năng của thị trường chứng khoán, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, trong đại dịch coronavirus dường như không tuân theo logic. Với nhu cầu tiêu dùng lớn kèm theo là đầu tư và việc làm bị đi xuống, điều gì có thể khiến giá cổ phiếu tăng mạnh?

Nguyên tắc căn bản của kinh tế và kết quả của thị trường càng bị phân kỳ, bí ẩn càng trở nên sâu sắc hơn, cho đến khi người ta xem xét những lời giải thích khả dĩ chấp nhận được dựa trên tâm lý đám đông, tính lây lan độc hại của sự tưởng tượng và những thay đổi không ngừng từ dịch bệnh thuật lại. Rốt cuộc, sự chuyển động của thị trường chứng khoán được thúc đẩy chủ yếu bởi những đánh giá của các nhà đầu tư về phản ứng rút ra từ các nhà đầu tư khác trước tin tức, chứ không phải là bản thân tin tức.

Đó là bởi vì hầu hết mọi người không có cách gì để đánh giá tầm quan trọng của tin tức kinh tế, hoặc tin tức khoa học. Đặc biệt là khi sự không tin tưởng vào các phương tiện truyền thông lên cao, mọi người có xu hướng dựa vào những người mà họ biết cách phản ứng với tin tức. Quá trình đánh giá này cần có thời gian, đó là lý do tại sao thị trường chứng khoán đã không phản ứng tức thì và đầy đủ trước tin tức, như lý thuyết thông thường cho thấy. Tin tức bắt đầu một xu hướng mới trên thị trường, nhưng nó đủ gây ra mơ hồ rằng hầu hết những đồng tiền thông minh đều gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ chính nó.

Tất nhiên, thật khó để biết điều gì đã định hướng thị trường chứng khoán, nhưng ít nhất chúng ta có thể phỏng đoán sau khi nó xảy ra, dựa trên thông tin có sẵn.

Có ba giai đoạn riêng biệt cho câu hỏi khó hiểu ở Mỹ : S & P 500 tăng 3% kể từ khi cuộc khủng hoảng coronavirus bắt đầu, vào ngày 30 tháng 1, đến ngày 19 tháng 2; giảm 34% kể từ ngày đó cho đến ngày 23 tháng 3; và tăng vọt 42% từ ngày 23 tháng 3 đến nay. Mỗi một giai đoạn trong những giai đoạn này cho thấy mối liên hệ khó hiểu với tin tức, khi phản ứng thị trường bị chậm trể do được lọc qua các phản ứng và những câu chuyện của nhà đầu tư.

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố coronavirus mới là "một trường hợp khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng và là nổi lo của quốc tế" vào ngày 30 tháng 1. Trong 20 ngày tiếp theo, S & P 500 đã tăng 3%, đạt mức cao kỷ lục của mọi thời đại vào ngày 19 tháng 2. Tại sao các nhà đầu tư đưa ra giá trị cổ phiếu của họ ở mức cao nhất ngay sau khi có thông báo về thảm kịch toàn cầu có thể xảy ra? Lãi suất không giảm trong giai đoạn này. Tại sao thị trường chứng khoán không "dự đoán trước" cuộc suy thoái sắp xảy đến, bằng cách cắt giảm giá cổ phiếu trước khi suy thoái bắt đầu ?

Một giả thuyết cho rằng đại dịch không phải là một sự kiện thường trông thấy, và vào đầu tháng 2 hầu hết các nhà đầu tư không tin rằng các nhà đầu tư khác và người tiêu dùng chú ý đến những điều đó, cho đến khi họ thấy phản ứng lớn hơn với tin tức và giá cả thị trường. Việc thiếu kinh nghiệm với quá khứ ở đại dịch cúm 1918- 1920 có nghĩa là không có phân tích thống kê về tác động thị trường của những sự kiện như vậy. Sự khởi đầu của những phong tỏa vào cuối tháng 1 ở Trung Quốc đã nhận được rất ít sự chú ý trên báo chí thế giới. Căn bệnh gây ra bởi coronavirus mới, thậm chí không có tên cho đến ngày 11 tháng 2, khi WHO đặt tên là COVID-19 .

Trong những tuần trước ngày 19 tháng 2, sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề lâu dài như nóng lên toàn cầu, sự đình trệ muôn thuở hoặc nợ nần treo lơ lững đang mờ dần. Phiên tòa luận tội Tổng thống Donald Trump, kết thúc vào ngày 5 tháng 2, vẫn chiếm ưu thế trong các cuộc chuyện trò ở Mỹ, và nhiều chính trị gia dường như vẫn thấy bị phản tác dụng khi đưa ra cảnh báo về một thảm kịch mới, ghê gớm, nhưng còn mang tính giả định, đang lù lù xuất hiện.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi S & P 500 giảm mạnh 34% kể từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 23 tháng 3, giống như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán hồi năm 1929. Tuy nhiên, tính đến ngày 19 tháng 2, ở bên ngoài Trung Quốc chỉ có một số ít trường hợp tử vong vì COVID-19 được báo cáo. Những gì làm thay đổi suy nghĩ của các nhà đầu tư trong khoảng thời gian đó không chỉ là một câu chuyện được thuật lại, mà là cả một chùm câu chuyện liên quan.

Một số tin tức mới được xem là vô lý. Vào ngày 17 tháng 2, câu chuyện đổ xô đi mua giấy vệ sinh ở Hồng Kông đã được đề cập lần đầu tiên, và trở thành một câu chuyện rất dễ lây lan như một trò đùa. Tất nhiên, tin tức về sự lây lan của căn bệnh đã trở nên mang tầm quốc tế hơn. WHO gọi đó là đại dịch vào ngày 11 tháng 3. Các tìm kiếm trên Internet về "dịch bệnh" đã lên đến đỉnh điểm trong tuần từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 3, và các tìm kiếm về "coronavirus" đã lên đến đỉnh điểm trong tuần từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 3.

Dường như trong giai đoạn thứ hai này, mọi người đã cố gắng tìm hiểu những điều cơ bản về sự kiện kỳ ​​lạ này. Hầu hết mọi người không thể xử lý nó ngay lập tức, nói chi đến việc tưởng tượng rằng có ai đó có thể gây ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Khi suy thoái thị trường chứng khoán diễn ra, những câu chuyện sống động ló ra sự khó khăn và kinh doanh đổ vở do bị phong tỏa. Ví dụ, như tin đã đưa, một số người ở Trung Quốc bị phong tỏa đã buộc phải tìm kiếm những con cá rất nhỏ và những con giun đốt để ăn. Ở Ý, có những câu chuyện về nhân viên y tế trong các bệnh viện quá tải bị buộc phải chọn bệnh nhân nào sẽ được điều trị. Những câu chuyện kể về cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1930 đã phát triển mạnh mẽ.

Sự khởi đầu của giai đoạn thứ ba, khi thị trường S & P 500 bắt đầu tăng 40%, được đánh dấu bằng một số tin tức đúng đắm về cả chính sách tài khóa lẫn chính sách tiền tệ. Vào ngày 23 tháng 3, sau khi lãi suất đã giảm xuống gần như bằng không, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố một chương trình tích cực để thiết lập các cơ sở tín dụng sáng tạo. Bốn ngày sau, Trump ký Đạo luật Viện trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES) trị giá 2 nghìn tỷ đô la, hứa hẹn một sự kích thích tài khóa mạnh mẽ.

Cả hai biện pháp này, và các hành động tương tự ở các quốc gia khác, được mô tả giống như các hành động được thực hiện để chống lại cuộc Đại suy thoái 2008 - 2009, kéo theo giá cổ phiếu tăng dần nhưng cuối cùng là rất lớn. S & P 500 tăng gấp năm lần so với ngưỡng đáy của nó kể từ ngày 09 tháng 3 năm 2009 đến ngày 19 tháng 2 năm 2020. Hầu hết mọi người không biết kế hoạch của Fed hay Đạo luật CARES là gì, nhưng các nhà đầu tư đã biết về một ví dụ gần đây, khi mà các biện pháp đó rõ ràng có hiệu quả.

Những câu chuyện về sự sụp đổ nhỏ hơn nhưng vẫn đáng kể và sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, một vài trong số chúng từ năm 2018, đã được nhắc lại một cách rộng rãi. Câu chuyện tiếc nuối vì đã không mua lúc giá cổ phiếu ở ngưỡng đáy, hoặc những câu chuyện tiếc nuối hồi năm 2009, có thể đã để lại ấn tượng rằng thị trường đã rơi đủ vào năm 2020. Vào thời điểm đó, FOMO ( tâm lý sợ bỏ lỡ ) đã bám giữ dân chúng, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư rằng, đó là đã an toàn để trở lại.

Trong cả ba giai đoạn của thị trường chứng khoán thời COVID-19, những tác động của tin tức xác thực là rõ ràng. Nhưng những biến động giá không tất yếu là một phản ứng nhanh chóng, hợp lý với thị trường. Trong thực tế, chúng hiếm khi hợp lý với thị trường.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.