Căng thẳng Mỹ-Iran leo thang với cuộc bỏ phiếu của LHQ

Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Tổng thống Mỹ Donald Trump. REUTERS.

HENRY ROME, 10 THÁNG 8 NĂM 2020..Theo Eurasia Group

Trần H Sa lược dịch.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ thúc ép một cuộc bỏ phiếu trong tuần này để gia hạn lệnh cấm vận vũ khí của Liên hiệp quốc đối với Iran, cuối cùng có khả năng dẫn đến việc làm sáng tỏ thỏa thuận mà Iran đã ký với các cường quốc trên thế giới vào năm 2015, nhằm thu hẹp quy mô chương trình hạt nhân của nó. Với khả năng giành chiến thắng trong cuộc tái ứng cử vào tháng 11 của Trump đang chìm xuống, phe diều hâu của Mỹ đang cố gắng leo thang áp lực chống lại Iran để trói tay người thách thức trong cuộc bầu cử của đảng Dân chủ, Joe Biden, người có khả năng sẽ tiếp tục tiếp cận bằng đường lối ngoại giao với kẻ thù lâu năm của Mỹ. Những tháng tới sẽ đầy rủi ro.

Cuộc bỏ phiếu của LHQ

Là một phần của thỏa thuận hạt nhân, các cường quốc thế giới và Iran đồng ý rằng lệnh cấm vận vũ khí của Liên hiệp quốc sẽ hết hiệu lực vào tháng 10 năm 2020. Chính quyền Trump, vốn đã rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018, phản đối sự hết hạn cấm vận và cảnh báo rằng Iran sẽ tiến hành mua vũ khí trên trường quốc tế một cách tràn lan. Bằng chứng cho mối lo ngại này thì không rõ ràng, đặc biệt là trong thời gian tới : đối mặt với khủng hoảng kinh tế, Iran có khả năng tài chính hạn chế để có thể đặt mua các loại vũ khí có giá trị lớn, và Nga và Trung Quốc, những nhà xuất khẩu nhiều khả năng nhất, phải đối mặt với những ràng buộc chính trị. Tuy nhiên, Mỹ đã soạn thảo một nghị quyết cứng rắn để gia hạn lệnh cấm vận vô thời hạn. Chiến dịch của Washington đã bị bỏ ngoài tai. Nga và Trung Quốc, hai nước nắm quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an, gần như chắc chắn sẽ chặn đề xuất này. Có thể quyền phủ quyết thậm chí sẽ không cần thiết, vì nghị quyết có thể không giành được chín phiếu ủng hộ cần thiết. Đó sẽ là một minh chứng đặc biệt sinh động về chính sách cô lập của chính quyền Trump đối với vấn đề Iran.

Tranh chấp với cú đánh hồi mã thương.

Mỹ đã đe dọa rằng nếu không tiến hành gia hạn lệnh cấm vận vũ khí, họ sẽ kích hoạt trở lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc đối với Iran và chính thức xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân ra khỏi sổ sách. Thật vậy, đối với phe diều hâu của Mỹ, vấn đề cấm vận vũ khí chỉ là cái cớ để thực hiện mục tiêu lớn hơn này. Các kiến ​​trúc sư của thỏa thuận hạt nhân đã đưa ra một điều khoản cho phép Mỹ - hoặc bất kỳ thành viên thường trực nào khác của Hội đồng Bảo an - đơn phương hủy bỏ thỏa thuận nếu Iran “không thực hiện tốt” cam kết. Washington tuyên bố rằng họ có thể kích hoạt cú đánh hồi mã thương ngay cả khi họ đã công khai rút khỏi thỏa thuận. Các nhà ngoại giao ở Nga, Trung Quốc và châu Âu bác bỏ logic này. Cuộc chiến trong Hội đồng Bảo an có thể sẽ kết thúc với sự không chắc chắn về tình trạng của cú đánh hồi mã thương : Mỹ sẽ cho rằng điều đó đã từng xảy ra trong khi Nga và Trung Quốc lại nói rằng điều đó đã không từng xảy ra. Và điều đó sẽ khiến Iran có một lựa chọn quan trọng về cách ứng phó như thế nào.

Đối với những người theo đường lối cứng rắn của Hoa Kỳ, việc cấp bách hủy bỏ thỏa thuận có liên quan chặt chẽ đến khả năng ngày càng tăng của một tổng thống Biden. Chính quyền Trump đã thực hiện một số bước để gây khó khăn hơn cho tổng thống tương lai, khi muốn tham gia lại thỏa thuận hạt nhân hoặc vài điều gì đó tương tự, chẳng hạn như bằng cách tạo ra các lớp trừng phạt y hệt nhau để khiến khó gỡ bỏ chúng hơn. Kích hoạt cú đánh hồi mã thương sẽ là tin may cho điều tốt đẹp về sau. Không điều nào trong số này ngăn cản Biden tham gia lại thỏa thuận. Nó chỉ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn về mặt chính trị, đặc biệt nếu Iran phản ứng lại bằng cách thực hiện các bước hạt nhân quyết đoán hơn, tiến xa hơn các giới hạn của thỏa thuận hạt nhân và tiến gần hơn đến khả năng thủ đắc vũ khí hạt nhân.

Rủi ro gia tăng trong những tháng tới

Tehran đang đối mặt với một môi trường ngày càng thách thức ở trong nước và quốc tế. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã làm suy yếu đáng kể nền kinh tế của nước này, và đại dịch coronavirus đã giết chết hàng nghìn người và càng làm suy giảm lòng tin của công chúng đối với chính phủ Iran. Một cơ sở quan trọng tại địa điểm hạt nhân Natanz đã bị phá hủy vào đầu tháng trước, rõ ràng là trong một nỗ lực phá hoại của Israel. Tehran phần lớn đã hành động với sự kiềm chế, trong giả định rằng Biden có khả năng giành chiến thắng và rằng một cuộc xung đột trước bầu cử ở Mỹ có thể có lợi cho Trump. Nhưng sự kiềm chế của Tehran không bị bỏ ngỏ. Tehran có thể sẽ bị buộc phải đáp trả lại cú đánh hồi mã thương trong những tháng tới, chẳng hạn như bằng cách chính thức tự rút khỏi thỏa thuận hoặc hạn chế các cuộc thanh tra quốc tế đối với các cơ sở hạt nhân của nước này.

Ngoài cú đánh hồi mã thương và vấn đề hạt nhân, còn có thêm rủi ro vào mùa thu này. Mỹ hoặc Israel có thể leo thang theo những cách khác, với giả định rằng đó sẽ là "đôi bên cùng có lợi" - hoặc Iran không phản ứng và hành động này chẵng phải trả giá, hoặc họ đáp trả và tự cô lập hơn nữa. Đây là một giả định mạo hiểm, vì Iran có xảo năng len lỏi và tiến hành các cuộc tấn công theo những cách mà không thể truy tìm được nguồn gốc của cuộc tấn công. Hành động của Mỹ hoặc Israel có thể bao gồm thêm các hoạt động mạng, phá hoại các cơ sở hạt nhân hoặc có khả năng bắt giữ các con tàu của Iran trên biển. Điều đó đồng nghĩa với rủi ro nhiều hơn trong quan hệ Mỹ-Iran khi cuộc bầu cử Mỹ đang đến gần.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.