Hiệp ước của Iran với Trung Quốc là tin xấu cho phương Tây.

Quan hệ đối tác chiến lược mới của Tehran với Bắc Kinh sẽ cung cấp cho Trung Quốc một chỗ đứng chiến lược, và cũng cố nền kinh tế cùng ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một cuộc họp tại Thượng Hải ngày 22 tháng 5 năm 2014. KENZABURO FUKUHARA/AFP QUA GETTY IMAGES

ALAM SALEH, ZAKIYEH YAZDANSHENAS | Ngày 9, THÁNG TÁM, 2020,Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Một tài liệu bị rò rỉ gần đây cho thấy rằng Trung Quốc và Iran đang bước vào một quan hệ đối tác chiến lược 25 năm trong các lãnh vực thương mại, chính trị, văn hóa, và an ninh.

 

Hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung Đông không phải là mới, cũng không phải gần đây. Tuy nhiên, nhận biết những gì ở sự phát triển này từ những người khác là, cả Trung Quốc lẫn Iran đều có tham vọng toàn cầu và khu vực, cả hai đều có những mối quan hệ đối đầu với Hoa Kỳ, và có một thành phần an ninh để thỏa thuận. Các khía cạnh quân sự của thỏa thuận liên quan đến Hoa Kỳ, giống như cuộc tập trận Hải quân chung chưa từng có của Iran-Trung Quốc-Nga vào năm ngoái, ở Ấn Độ Dương và Vịnh Oman đã gây hoảng sợ cho Washington.

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Á và châu Phi đã thách thức lợi ích của Hoa Kỳ, và Trung Đông là chiến trường tiếp theo mà Bắc Kinh có thể thách thức quyền bá chủ của Mỹ - lần này thông qua Iran. Điều này đặc biệt quan trọng vì thỏa thuận và ý nghĩa của nó vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế và quan hệ song phương : nó hoạt động ở cấp độ nội bộ, khu vực, và toàn cầu.

Ở mức độ nội bộ, thỏa thuận có thể là một con đường sống về mặt kinh tế cho Iran, cứu nguy việc bị trừng phạt đã dẫn đến nền kinh tế thiếu hụt tiền mặt của nó, bằng cách bảo đảm việc bán dầu và khí đốt cho Trung Quốc. Ngoài ra, Iran sẽ có thể sử dụng quan hệ chiến lược của mình với Trung Quốc như là một con chip mặc cả, trong bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể có trong tương lai với phương Tây, bằng cách tận dụng khả năng của Iran để mở rộng dấu chân của Trung Quốc ở vịnh Ba tư.

Trong khi chỉ còn ba tháng là đến lúc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, khảo sát kỹ lưỡng sẽ thấy, việc thân mật hơn trong quan hệ đối tác chiến lược mới Iran-Trung Quốc, có thể gây nguy hiểm cho khả năng chiến thắng của Đảng Cộng hòa. Đó là bởi vì quan hệ đối tác chiến lược của Trung Quốc-Iran chứng minh rằng, chiến lược áp lực tối đa của chính quyền Trump là một sự thất bại; không chỉ làm cho Mỹ không kiềm chế được Iran và thay đổi hành vi ở khu vực của nó, mà còn đẩy Tehran vào tay Bắc Kinh.

Về lâu dài, chiến lược của Iran gần gủi với Trung Quốc ngụ ý rằng Tehran đang thích ứng với cái gọi là chính sách "hướng đông", nhằm thúc đẩy sức mạnh ở khu vực và sức mạnh quân sự của nó, để thách thức và làm suy yếu quyền lực của Hoa Kỳ trong vùng Vịnh Ba tư.

Đối với Trung Quốc, Hiệp ước có thể giúp bảo đảm an ninh năng lượng của nó. Vịnh Ba tư cung cấp hơn một nửa nhu cầu năng lượng của Trung Quốc. Do đó, việc bảo đảm quyền tự do hàng hải đi qua Vịnh Ba tư có tầm quan trọng to lớn đối với Trung Quốc. Ả Rập Saudi, một đồng minh thân cận của Mỹ, giờ đây đã trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc, khi nhập khẩu của Trung Quốc từ Vương Quốc này được thiết lập một kỷ lục mới, với 2.16 triệu thùng mỗi ngày, hồi tháng Năm. Sự phụ thuộc này xung đột với chính sách tổng quát của Trung Quốc, đó là đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của nó và không được phụ thuộc vào một nhà cung cấp. (Các nhà cung cấp dầu khác của Trung Quốc, thuộc khối Ả Rập ở vùng Vịnh Ba tư có quan hệ an ninh chặt chẽ với Hoa Kỳ.)

Trung Quốc lo ngại rằng khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước tăng cường, Hoa Kỳ có thể gây áp lực lên những quốc gia đó để họ không cung cấp cho Bắc kinh nhu cầu năng lượng mà nó cần. Một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Iran vừa là một hàng rào phòng hộ vừa là một chính sách bảo hiểm; nó có thể cung cấp cho Trung Quốc một nguồn năng lượng được bảo đảm và được giảm giá.

Quan hệ Trung Quốc-Iran chắc chắn sẽ tạo lại phong cảnh chính trị khu vực có lợi cho Iran và Trung Quốc, tiếp tục phá hoại ảnh hưởng của Mỹ. Thật vậy, thỏa thuận này cho phép Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn ở một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới. Cảnh quan chiến lược đã thay đổi kể từ khi Mỹ xâm chiếm Iraq vào năm 2003. Trong trật tự khu vực mới đó, những nhận dạng mang tính xuyên quốc gia dựa trên những bất đồng tôn giáo và bè phái lan rộng, đã làm thay đổi bản chất những động lực của sức mạnh.

Những thay đổi này, cũng như việc rút khỏi Trung Đông của quân đội Mỹ và tình trạng bất ổn của mùa xuân ả Rập, cung cấp một cơ hội cho các cường quốc hạng trung như Iran lấp đầy những khoảng trống và tăng cường sức mạnh khu vực của họ. Đồng thời, kể từ khi Tập Cận Bình nắm quyền lực vào năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ một mong muốn mạnh mẽ hơn với việc làm cho Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới, và đóng một vai trò tích cực hơn trong các khu vực khác. Tham vọng này lộ rõ trong việc giới thiệu Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), trong đó nêu bật tầm quan trọng chiến lược của Trung Đông.

Trung Quốc nắm lấy vị thế và tầm quan trọng của Iran như là một sức mạnh khu vực ở Trung Đông mới. Những phát triển khu vực trong những năm gần đây đã củng cố ảnh hưởng của Iran. Không giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc thông qua một phương pháp tiếp cận theo định hướng phát triển phi chính trị ở khu vực, sử dụng sức mạnh khu vực của Iran để mở rộng quan hệ kinh tế với các nước lân cận, và thiết lập an ninh trong khu vực thông qua những gì nó gọi là hòa bình phát triển - chứ không phải là khái niệm hòa bình dân chủ của phương Tây. Đó là một cách tiếp cận mà các nhà nước độc tài ở Trung Đông có xu hướng chào đón.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran vào năm 2018, và tiếp theo là giới thiệu chính sách gây áp lực tối đa, đó là nỗ lực cuối cùng của chính phủ Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Mặc dù chính sách này đã gây cho nền kinh tế của Iran gặp khó khăn, nhưng nó đã không thể thay đổi các chính sách khu vực và quân sự đầy tham vọng của Iran. Như vậy, sự hợp tác chiến lược mới được tìm thấy giữa Trung Quốc và Iran sẽ làm suy yếu hơn nữa đòn bẩy của Mỹ, lót đường cho Trung Quốc đóng một vai trò tích cực hơn ở Trung Đông.

Quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-Iran cũng sẽ ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, bao gồm Nam á. Năm 2016, Ấn Độ và Iran đã ký một thỏa thuận đầu tư ở hải cảng chiến lược Chabahar của Iran, và xây dựng đường sắt kết nối các thành phố cảng thuộc phía đông nam của Chabahar đến thành phố phía đông Zahedan, và liên kết Ấn Độ với khu vực lọt thõm trong đất liền là Afghanistan và Trung Á. Hiện nay Iran cáo buộc Ấn Độ trì hoãn đầu tư do áp lực của Mỹ và đã gạt bỏ Ấn Độ ra khỏi dự án.

Trong khi các quan chức Iran từ chối loại bỏ sự liên kết với Ấn Độ khỏi dự án Chabahar-Zahedan theo thỏa thuận mới 25 năm với Trung Quốc, có vẻ như quan hệ gần gũi của Ấn Độ với Washington đã dẫn đến quyết định này. Việc thay thế Ấn Độ bằng Trung Quốc trong một dự án chiến lược như vậy sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực ở Nam Á, gây phương hại cho New Delhi. Trung Quốc bây giờ có cơ hội để kết nối hải cảng Chabahar với Gwadar ở Pakistan, vốn là một trung tâm quan trọng trong chương trình BRI.

Bất kể Washington suy nghĩ gì, mối quan hệ mới của Trung Quốc - Iran cuối cùng sẽ làm suy yếu lợi ích của Ấn Độ trong khu vực, đặc biệt là nếu Pakistan được dính dự vào. Việc thực hiện đầy đủ đề nghị của Iran nhằm mở rộng hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan hiện tại dọc theo các trục phía bắc, phía Tây, và phía Nam, và liên kết cảng Gwadar ở Pakistan với Chabahar rồi đến châu Âu và Trung Á thông qua Iran bởi một mạng lưới đường sắt, giờ đây có nhiều khả thi hơn. Nếu kế hoạch đó tiến hành, chiếc nhẫn vàng bao gồm Trung Quốc, Pakistan, Iran, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ biến thành trọng tâm của BRI, liên kết Trung Quốc với Iran và đi đến Trung Á, biển Caspi, và đi đến địa Trung Hải ngang qua Iraq và Syria.

Ngày 16 tháng 7, tổng thống Iran Hassan Rouhani thông báo rằng cảng Jask sẽ trở thành một điểm bốc chở dầu chính của đất nước. Bằng cách đặt một trọng tâm lớn hơn vào sự phát triển hai cảng chiến lược Jask và Chabahar, Iran đang cố gắng thay đổi trung tâm địa chiến lược của nó, từ Vịnh Ba tư đến Vịnh Oman. Điều này cho phép Tehran tránh vùng Vịnh Ba tư căng thẳng, cắt giảm khoảng cách hành trình cho các tàu chở dầu của Iran, và cũng cho phép Tehran đóng eo biển Hormuz khi cần thiết.

Thỏa thuận song phương cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội đặc biệt để tham gia vào sự phát triển của cảng này. Trung Quốc sẽ có thể thêm Jask vào mạng lưới các trung tâm chiến lược của nó ở khu vực. Theo kế hoạch này, các khu công nghiệp của khu vực sẽ được phát triển bởi các công ty Trung Quốc hiện đang có mặt tại một số nước vùng Vịnh Ba tư, sẽ liên kết đến các cảng, nơi mà Trung Quốc có một sự hiện diện mạnh mẽ. Mạng lưới kết nối các khu công nghiệp và hải cảng này, có thể thách thức hơn nữa vị thế thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực xung quanh eo biển chiến lược quan trọng Hormuz.

Một quan hệ đối tác chiến lược giữa Iran và Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến sự đối đầu siêu cường giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ và vẫn còn có quan hệ song phương rộng lớn giữa hai cường quốc toàn cầu, sự cạnh tranh của họ đã tăng cường trong các lĩnh vực khác nhau, đến mức mà nhiều quan sát viên đồng ý thế giới đang bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Với tầm quan trọng về địa chính trị và kinh tế của Trung Đông, thỏa thuận với Iran còn cung cấp cho Trung Quốc những vị trí thuận lợi khác mà từ đó nó có thể thách thức sức mạnh của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, ngoài việc bảo đảm cho sự sống còn của nó, Tehran sẽ tận dụng lợi thế của mối quan hệ với Bắc Kinh để củng cố vị thế khu vực của nó. Cuối cùng nhưng không kém, trong khi Hoa Kỳ đã được hưởng lợi từ sự đối đầu và chia rẻ trong khu vực, quan hệ đối tác Trung Quốc-Iran cuối cùng có thể tạo lại phong cảnh an ninh của khu vực bằng cách thúc đẩy sự ổn định thông qua phương pháp tiếp cận hòa bình phát triển của Trung Quốc .

_ Alam Saleh là một giảng viên nghiên cứu Iran tại Trung tâm nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo của đại học quốc gia Úc. Ông cũng là một thành viên hội đồng của Hiệp hội nghiên cứu Xã hội Trung Đông của Vương quốc Anh.

_ Zakiyeh Yazdanshenas là một nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược Trung Đông. Chuyên môn của cô chủ yếu tập trung vào các cuộc đối đầu siêu cường ở Trung Đông.


 

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.