Nhà nước giám sát Trung Quốc sẽ vươn xa tới mức nào ?

Các nhà lập pháp Mỹ mới đây tìm thấy rằng Bắc Kinh đang ngày càng gia tăng cưỡng bức kềm kẹp đối với các nhà phê bình trong thế giới dân chủ.

Luôn luôn theo dõi. Nhiếp ảnh gia: Greg Baker/AFP/Getty Images

Hal Brands, 12 tháng 8, 2020,…Theo Bloomberg

Trần H Sa lược dịch.

Tất nhiên, không có gì bí mật, rằng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã xây dựng một nhà nước giám sát công nghệ cao ở trong nước của nó, với hy vọng đạt được sự kiểm soát chưa từng có đối với những gì mà cư dân của nó làm và nói. Tuy nhiên, tham vọng kiểm soát chính trị của Đảng Cộng sản không kết thúc tại bên trong biên giới của nó. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã tiến hành một chiến dịch mặt dày mày dạn, để giới hạn những phát biểu chính trị không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước trên toàn cầu. Chiến dịch đó, kết quả là, biểu lộ sự pha trộn của tình trạng siêu-bất an và siêu-quyết đoán, mà qua đó Tập Cận Bình lèo lái Trung Quốc, và nó đặt ra một thách thức chiến lược có ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới dân chủ.

Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ngôn ngữ là sức mạnh, và khả năng định hình cách thức thế giới nói về Trung Quốc, là rất quan trọng đối với an ninh trong nước và ảnh hưởng quốc tế của chế độ. Trong nhiều thập kỷ, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lo lắng rằng, những lời chỉ trích của nước ngoài về sự cai trị bần tiện và vi phạm quyền con người có hệ thống của nó, có thể làm tăng thêm "tính lật đổ" các yếu tố ở bên trong xã hội Trung Quốc. Khi Trung Quốc trở nên có nhiều tham vọng về địa chính trị, các nhà lãnh đạo của nó đã nhận ra rằng những chỉ trích như vậy, cũng cố gắng ngăn chặn Bắc Kinh đạt được uy thế toàn cầu và ngăn chặn sự khao khát được kính nể của nó.

Do đó, đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của "sức mạnh ngôn từ " trong các quan hệ quốc tế - với ý tưởng, như Nadege Rolland của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á viết, rằng "bất cứ ai thống trị ngôn từ, thì họ thống trị thế giới." Và khi đòn bẩy cưỡng chế của Bắc Kinh phát triển với sức mạnh kinh tế của nó, đảng cọng sản Trung quốc đã ngày càng gia tăng sử dụng đòn bẩy đó, để hạn chế những gì mà những người sống bên ngoài biên giới Trung quốc, có thể và không thể, nói về cách thức chính phủ Trung quốc điều hành công việc của nó.

Hồi tháng sáu, tập đoàn Zoom Video Communications đã kiểm duyệt - như tin đã đưa là theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc - cuộc thảo luận trực tuyến về vụ thảm sát Thiên An môn vào năm 1989. Khi một nhân viên của tập đoàn Marriott International thích một tweet về Tây Tạng hồi 2018, mà đảng cọng sản Trung quốc cho là nguy hiểm, Bắc Kinh phàn nàn và nhân viên đó bị sa thải. Cùng thời gian ấy, đảng cọng sản Trung quốc buộc các hãng hàng không quốc tế bắt đầu đề cập đến Đài Loan như là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên các trang web của họ, bằng việc đe dọa siết lại việc họ được tiếp cận vào thị trường Trung Quốc trừ khi họ tuân thủ.

Danh sách (cưỡng bức ) cứ tiếp tục. Các nhân viên của chính phủ Trung Quốc đã hoạt động để ngăn chặn người Duy Ngô Nhĩ ở châu Âu, không thể nâng cao được nhận thức về sự đàn áp với quy mô công nghiệp của chế độ tại Tân Cương. Nó đã sử dụng một hỗn hợp của phúc lợi kinh tế và đe dọa ngoại giao, để ngăn cản các nước ngoài - bao gồm cả các nước có đa số Hồi giáo - tránh lên án những ngược đãi của nó với cư dân Hồi giáo ở Tân Cương. Các dịch vụ an ninh của Trung Quốc đã tìm cách bịt miệng những người bất đồng chính kiến tại Úc và các nước dân chủ khác, bằng cách quấy rối hoặc đe dọa gia đình của họ ở tại Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã ngăn cản hoặc đe dọa từ chối thương mại, đầu tư và các quan hệ kinh tế khác để trừng phạt các nước - tại Châu Đại Dương, Scandinavia và xa hơn nữa - những nước dám phê phán những vi phạm nhân quyền của Trung quốc hoặc chính sách đối ngoại sai trái của nó.

Đây đúng là những trường hợp mà trong đó Bắc Kinh đã phải viện đến sự ép buộc thẳng thừng, để ngăn chặn hoặc trừng phạt các bài phát biểu tầm quốc tế mà nó coi là gây khó chịu. Có lẻ còn nhiều thứ khác mà qua đó Trung quốc ngấm ngầm đe dọa trừng phạt các quốc gia hoặc các tập đoàn đụng chạm đến Bắc Kinh. Và bây giờ, Bắc Kinh đang xuất khẩu những công nghệ giám sát tiên tiến tương tự như nó sử dụng ở trong nước, cung cấp cho các chế độ vô học thức từ Mỹ Latinh đến Châu Phi cận Sahara, nhằm hạn chế tốt hơn các bài phát biểu và chủ nghĩa tích cực của các công dân Trung quốc.

Chung quy lại, những sự kiện này cung cấp một lời nhắc nhở đáng lo ngại rằng, một thế giới được hình thành bởi sức mạnh của Trung Quốc sẽ là một thế giới được định hình bởi các giá trị chính trị của đảng cọng sản Trung quốc. Chúng cũng lột trần chứng tâm thần phân liệt của các chiến lược đã thúc đẩy hành vi của Trung Quốc. Không có ví dụ nào tốt hơn về nỗi sợ hãi đeo đẳng mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy cho an ninh chế độ của họ, so với niềm tin của họ rằng những tweets bằng văn bản và các báo cáo được thực hiện bởi các cá nhân ở cách xa một nửa vòng trái đất, có thể đe doạ sự ổn định trong nước, và tính hợp pháp ngoại giao của nhà nước Trung Quốc. Không có ví dụ nào tốt hơn về sự thiếu tự tin mà chế độ hiện hành đang cảm thấy, so với niềm tin của các nhà lãnh đạo của họ rằng, họ có thể và nên đặt ra các tình huống thảo luận chính trị trong các xã hội dân chủ.

Đối với tất cả các vấn đề mà một Trung Quốc đang trổi dậy gây ra, đây có thể là điều khó chịu nhất. Nếu những công dân hoặc các lãnh đạo của thế giới dân chủ can ngăn bằng việc nói một cách trung thực về những gì đảng cọng sản Trung quốc đang thể hiện, và những gì nó làm cho người dân của mình, thế giới dân chủ sẽ có ít thành công trong việc giải quyết các mối đe dọa lớn hơn, toàn diện hơn do Bắc Kinh đặt ra.

Các bước mà Hoa Kỳ và các đồng minh cần tạo thành mũi nhọn ở một chiến lược mang tính xây dựng : tiếp tục phát biểu một cách mạnh mẽ chống lại sự đàn áp của Trung Quốc, dứt khoát rõ ràng rằng họ không chấp nhận việc các nhà ngoại giao Trung Quốc tham dự vào việc đe dọa bất đồng chính kiến, hoặc các nhà phê bình chế độ ở hải ngoại, và hỗ trợ nhiều hơn cho các tổ chức tư vấn và các tổ chức phi chính phủ, trình bày một cách chi tiết những hành vi sai trái của Bắc Kinh. Quyết định của chính quyền Trump bắt đầu trừng phạt các công ty góp phần vào sự giám sát khắp nơi của Trung Quốc ; và những ngược đãi tại Tân Cương cũng có thể nhận lấy một số biện pháp trừng phạt. Tương tự như vậy, sự sẵn lòng của các thượng nghị sĩ, như Josh Hawley chọn lựa trừng phạt các công ty phục tùng Bắc Kinh cũng có thể chứng minh có hiệu quả. Hawley, cùng với thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ted Cruz cùng các nhà lập pháp khác của Hoa Kỳ, đã bị Trung Quốc xử phạt vào hôm thứ hai vì có "hành vi nghiêm trọng về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông."

Nhưng yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ chiến lược thành công nào có lẻ cũng phải cần tiếp tục củng cố sự đoàn kết của thế giới dân chủ. Càng thống nhất một mặt trận của các nền dân chủ hiện nay, càng ít có khả năng Bắc Kinh chơi trò chia rẻ và chinh phục. Tương tự như vậy, việc xây dựng các quan hệ đối tác dân chủ hiện tại — chẳng hạn như G-7 mở rộng được đề xuất bởi thủ tướng Anh, Boris Johnson - có thể phục vụ như một đối trọng trước sự thống trị công nghệ của Trung Quốc. Cuối cùng, trong khi sự chia tách kinh tế hàng loạt vẫn còn là một sai lầm, thì việc cắt giảm sự phụ thuộc của các xã hội dân chủ và các tổ chức tư nhân của các nước dân chủ, đối với đồng tiền và thị trường Trung Quốc là một điều cần thiết mang tính chiến lược. Và cách duy nhất để giảm nhẹ cái giá phải trả của phương pháp tiếp cận đó - như Vương Quốc Anh và một số đồng minh dường như đã tìm ra - là cùng lúc thúc đẩy sự phối hợp lớn hơn và sự hội nhập lớn hơn giữa các nước có cùng khuynh hướng.

Điều đó có vẻ như một chương trình nghị sự đầy tham vọng giữa các cải vả thương mại mang nét huynh đệ tương tàn, và các tranh chấp chính trị độc hại giữa các nền dân chủ hàng đầu trên thế giới. Nhưng sự lựa chọn có thể được xem là không có hiệu quả, khi Trung Quốc truyền đi tiêu chuẩn vô học thức của nó ra với thế giới.

_ Hal Brands là một cây viết trên chuyên mục quan điểm của Bloomberg, là giáo sư nổi tiếng của Henry Kissinger tại trường nghiên cứu quốc tế nâng cao thuộc đại học Johns Hopkins, và là một học giả tại viện doanh nghiệp Mỹ. Gần đây nhất, ông là đồng tác giả của "những bài học của bi kịch: nghệ thuật lãnh đạo đất nước và trật tự thế giới."


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.