Biden đặt kế hoạch khôi phục lại uy tín của Mỹ ở châu Á.

Chính quyền mới chuẩn bị tốt để đối phó với những thách thức khu vực nghiêm trọng.


Joe Biden và Barack Obama diễn tả bằng điệu bộ tại một sự kiện chiến dịch ở Flint, Michigan, vào ngày 31: gợi ý rằng chính sách Trung Quốc của Biden sẽ là một bản sao của Obama, là phân tích không có cơ sở. © Reuters


Ryan Hass….Ngày 11 Tháng 11 Năm 2020 …Theo Asia Nikkei.

Trần H Sa lược dịch.

Bây giờ thì chắc chắn với triển vọng của một đảng Dân chủ trở lại Nhà Trắng, chúng ta có thể mong đợi một sự quyến rủ ngày càng tăng để cho các chuyên gia an ninh châu Á vắt tay lên trán như một phản xạ, suy nghĩ về một sự rút lui tưởng tượng của Mỹ khi đối mặt với một Trung Quốc đang nổi lên.

 

Bilahari Kausikan đã cung cấp một ví dụ như vậy về hiện tượng này trong bài viết "Xem những gì bạn muốn, bao gồm cả chiến thắng của Biden", được xuất bản trực tuyến vào ngày 3 tháng 11. Loại phê bình này dựa trên một lập luận rằng Obama đã quá thận trọng trong việc thực hiện sức mạnh cứng, Trump thì đã cứng rắn, và Biden có thể vặn đồng hồ trở lại thời Obama, theo những cách mà có thể mời Trung Quốc thử nghiệm mở rộng ranh giới thêm nữa. Lập luận quen thuộc này dựa trên sự thật, mang tính lịch sử, và những lề thói thiếu sót.

Thứ nhất, việc khẳng định cái gọi là yếu đuối của Obama trong giao dịch với Trung Quốc dựa trên các dữ liệu mang tính cơm sườn chê cơm gà, để vẽ nên một bức tranh không chính xác. Bức tranh biếm họa đó không nhận ra rằng Obama đã chuyển một bộ máy an ninh quốc gia - mà đã bị khóa chặt mục tiêu vàoTrung Đông rộng lớn hơn, khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy - đi sang một châu Á-Thái Bình Dương với ngày càng tập trung vào sự phát triển ở đó. Ông ra lệnh thuyên chuyển khả năng quân sự đến mặt trận Thái Bình Dương và đàm phán mở rộng nền tảng tiếp cận cho họ trên khắp khu vực.

Obama làm điều này trong thời kỳ nước Mỹ kiệt sức, sau nhiều năm chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, và tại một thời điểm mà cử tri Mỹ đã thể hiện rõ ràng mong muốn của họ là tập trung nhiều hơn các nguồn lực vào các mối quan tâm trong nước.

Obama đã đưa Nhật Bản vào hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương, và sắp xếp để Hoa Kỳ cùng 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ngày càng nói cùng tiếng nói về tương lai của khu vực, theo những cách mà đã không từng được thực hiện trước kia hoặc kể từ đó. Ông đã thành lập một phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại ASEAN, thường xuyên gặp gỡ với tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN, làm sâu sắc thêm quan hệ an ninh với các thành viên chủ chốt, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia, và tăng cường chia sẻ thông tin tình báo với các đối tác quan trọng của châu Á, xung quanh các vấn đề về tham vọng của Trung Quốc. Trên khắp châu Á, quan điểm thuận lợi của Obama và của Mỹ trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông, đã cao hơn đáng kể so với tình trạng bây giờ.

Obama đã đẩy lùi những thách thức của Trung Quốc bằng sự tín nhiệm vào các cam kết an ninh của Mỹ, bao gồm cả tại bãi cạn Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough, trở thành tổng thống đầu tiên tuyên bố rằng hiệp ước an ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản bao gồm cho quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc tuyên bố là Diaoyu. Ông cũng phơi bày sự rỗng tuếch ở tuyên bố của Trung Quốc về một vùng nhận dạng phòng không độc quyền trên các phần của Biển Đông, bằng cách cho máy bay ném bom B-52 bay qua nó trong vài giờ sau khi nó được công bố. Sức mạnh từ thông điệp của ông ấy gởi đến Bắc Kinh trong mỗi trường hợp này, đã được tăng cường bởi các vấn đề trên thực tế và chẳng khoác lác khoe khoang ầm ỉ mỗi khi mà chúng được truyền đạt.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 từ Căn cứ Không quân Andersen ở Guam, hình ảnh vào tháng 2 năm 2012. © Reuters


Thứ hai, câu chuyện về Trump như là một nhà lãnh đạo với sự hiểu biết sức mạnh theo bản năng và cách sử dụng nó được chứng tỏ là sai lầm trước sự suy giảm ảnh hưởng và uy tín của Mỹ trong khu vực vào những năm gần đây. Nếu Trump "khôi phục uy tín của quyền lực Mỹ" bằng cách tung ra các cuộc không kích mang tính biểu tượng vào một sân bay ở Syria, trong khi đang phục vụ bánh sô cô la cho Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, như Bilahari đã lập luận, vậy thì tại sao Trung Quốc lại cảm thấy thoải mái coi thường những yêu cầu của Mỹ trong những năm sau đó?

Thực tế không thể chối cải được là Bắc Kinh đã thể hiện sự coi thường trước những phản đối của Mỹ đối với các hành động của Trung quốc ở Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, Biển Đông và dọc theo biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Trên thực tế, Bắc Kinh đã trở nên thoải mái hơn khi phớt lờ sự phản đối của Mỹ đối với các hành động của họ trong từng mỗi năm qua của chính quyền Trump.

Xu hướng này nói lên một sự thật rộng lớn hơn - khi tính toán quyết tâm của Mỹ, Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc nhiều hơn vào việc, liệu một nhà lãnh đạo Mỹ có sẵn sàng bắn một tên lửa vô vị vào một đối thủ kém hơn hay không. Tương tự, ông Trump sẽ rời nhiệm sở sau khi thất bại trong việc kềm chế các chương trình hạt nhân hoặc tên lửa của Triều Tiên.

Và thứ ba, gợi ý rằng chính sách Trung Quốc của Biden sẽ là một bản sao của Obama là phân tích không có cơ sở. Nhóm Biden hiểu rõ rằng trong bốn năm qua Trung Quốc đã thay đổi, Mỹ đã thay đổi, thế giới đã thay đổi, và chính sách của Mỹ phải thích nghi để đối phó với tình hình như hiện nay. Không ai trong chiến dịch tranh cử của Biden lập luận về việc học lại cuốn sách chính sách cũ để đối phó với những thách thức hiện tại do Trung Quốc đặt ra.

Quan điểm của ông Biden về Trung Quốc là phản ứng với bản chất cạnh tranh ngày càng tăng trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Điều này đã được thể hiện rõ trong ngôn ngữ trực tiếp mà Biden sử dụng để nói về Trung Quốc, trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020. Biden đã tuyên bố rằng những diễn biến ở Tân Cương tương ứng với các hành vi diệt chủng. Ông đã nói rõ ràng về tính đạo đức ở Hồng Kông. Ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Đài Loan. Và ông đã thề sẽ tiếp tục các cuộc họp thông lệ của tổng thống với đức Đạt Lai Lạt Ma như đã từng xảy ra trong quá khứ. Mỗi sự kiện này cung cấp một điểm tương phản với Trump.

Hầu hết các cố vấn hàng đầu của Biden đều hoài nghi về tham vọng của Trung Quốc. Họ cam kết tăng cường mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh và đối tác; và khôi phục việc thúc đẩy các giá trị dân chủ vào trọng tâm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Biden và nhóm của ông ưu tiên những vấn đề này, một phần vì họ tin rằng làm như vậy sẽ tăng cường năng lực của Mỹ để cạnh tranh với Trung Quốc.

Tóm lại, những thách thức mà chính quyền Biden có thể sẽ phải đối mặt ở châu Á là nghiêm trọng chết người. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế liên tục của châu Á đòi hỏi một nước Mỹ hội nhập với khu vực, và mạnh mẽ cung cấp sự cân bằng khi đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Câu hỏi quan trọng bây giờ là bằng cách nào Mỹ có thể thực hiện tốt nhất quyền lực và ngoại giao của Mỹ, để giúp mang lại một khu vực hòa bình và thịnh vượng. Các cuộc thảo luận càng sớm vượt khỏi những chủ đề cố chấp - vốn chỉ như chiếc kẹo tơ của trẻ em đã chảy nước - thì càng tốt. Không có thời gian để lãng phí.

_ Ryan Hass là một thành viên và là Chủ tịch Michael H. Armacost ở chương trình chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, nơi mà ông đã tổ chức một cuộc gặp chung với Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á.


 

 

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.