Làm cho nước Mỹ tử tế trở lại : Biden và tương lai của chính sách nhân quyền của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ chỉ có thể thúc đẩy nhân quyền ở nước ngoài nếu nó bắt đầu từ một thái độ khiêm tốn, thừa nhận rằng cuộc đấu tranh để biến nước Mỹ thành một liên bang hoàn hảo hơn đang diễn ra.

Tổng thống Mỹ Donald J. Trump gặp nhà lãnh đạo bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên, ở Panmunjom, Hàn Quốc vào ngày 30 tháng 6 năm 2019. REUTERS / Kevin Lamarque

Stewart M. Patrick…Ngày 23 tháng 11 năm 2020…Theo CFR (Hội đồng Quan hệ Đối ngoại )

Trần H Sa lược dịch.

Không phải ngẫu nhiên mà trong khi những lời chúc mừng cho chiến thắng của Joe Biden trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ đã đến nhanh chóng từ các nền dân chủ phương Tây, nhiều chế độ côn đồ vẫn im lặng một cách rõ ràng. Nhiều bạo chúa chuyên chế hoan nghênh sự thờ ơ thô bỉ của Donald Trump đối với vận mệnh của nền tự do, bọn họ có quyền thận trọng cảnh giác với Biden. Tổng thống đắc cử có ý định làm cho nước Mỹ tử tế trở lại, không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, bằng cách khôi phục việc thúc đẩy tự do và bảo vệ nền dân chủ như những trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, việc xây dựng lại uy tín của Hoa Kỳ về nhân quyền sẽ mất nhiều thời gian.

Mối quan hệ của Trump với những kẻ chuyên quyền độc đoán đã được ghi nhận rõ ràng. Trump trầm ngâm nói với Bob Woodward của The Washington Post “Thật buồn cười, các mối quan hệ mà tôi có, chúng càng khó khăn và càng bần tiện thì tôi càng có quan hệ tốt hơn với chúng. Bạn biết chứ ? Hãy giải thích điều đó cho tôi vào một ngày nào đó, được không? ”. Thích thú hay không thì ít nhất Trump cũng tự nhận thức được. Những người tiền nhiệm của ông đã sử dụng bục giảng hăm dọa của họ, để đấu tranh cho các quyền tự do phổ quát mà đã được cất giữ một cách thiêng liêng trong các tài liệu thành lập nước Mỹ. Trump chỉ là một kẻ bắt nạt, bị lôi kéo bởi những kẻ bắt nạt khác.

Sự ngưỡng mộ nịnh hót của Trump dành cho các nhà độc tài và những chính trị gia thiên về bạo lực được bầu chọn, là chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Ông ta thể hiện sự thân thiện, đặc biệt ca ngợi Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên, Vladimir Putin của Nga, Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, Tập Cận Bình của Trung Quốc, Abdel Fattah el-Sisi của Ai Cập, Jair Bolsonaro của Brazil, Rodrigo Duterte của Philippines và Mohammed bin Salman của Ả Rập Saudi, cùng những người khác. Chúc mừng Tập đã củng cố quyền lực như là chủ tịch trọn đời, Trump gợi ý, "Có lẽ chúng tôi sẽ làm thử điều đó". Ông ấy công khai nói đùa với Putin về việc "thoát khỏi sự phiền phức" của các nhà báo. Trong khi đó, ông miệt thị các nhà lãnh đạo được cử tri chịu ơn, như Justin Trudeau của Canada và Angela Merkel của Đức, là “yếu đuối” và là những “kẻ thất bại”.

Tác động của Trump là ngấm ngầm, khiến nền tự do thiếu vắng nhà quán quân toàn cầu. Tháng trước, Jay Nordlinger đã phơi bày tâm can của tổng thống khi chống lại các quyền lợi chính trị của người Mỹ, Nordlinger viết trong một bài tiểu luận thậm chí còn tàn khốc hơn vì nó cho thấy chủ nghĩa bảo thủ của người Mỹ xuất hiện trong kinh thánh, đăng trên National Review.

Trump đã để lộ kế hoạch của mình trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông, đến nhiều nơi ở Ả Rập Saudi ông ta tuyên bố “Chúng tôi không ở đây để thuyết trình. Chúng tôi ở đây không phải để nói với người khác về cách sống, phải làm gì, trở thành ai đó hoặc thờ phượng thế nào". Thông điệp rõ ràng là : Các nhà cầm quyền Ả Rập Xê Út có thể đàn áp công dân của họ mà không bị trừng phạt. Đó là tiếng nhạc đến tai chủ nhà của ông ấy. Chính quyền Trump thậm chí đã không thốt ra được một lời nào, sau khi Mohammed bin Salman sắp đặt vụ giết chết và chặt xác nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post, trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul. “Tôi đã cứu cái ngu ngốc của anh ta,” Trump nói với Woodward về tên thái tử đầy quyền lực. "Tôi đã có thể yêu cầu Quốc hội để cho anh ta yên."

Đúng vậy, các nhà ngoại giao của Bộ Ngoại giao tiếp tục biên soạn Báo cáo Quốc gia hàng năm của họ về Thực tiễn Nhân quyền, được ủy quyền bởi Quốc hội. Tuy nhiên, tổng thống hiếm khi nêu ra những quan tâm về nhân quyền trong các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo nước ngoài, ông dành những lời chỉ trích hiếm hoi cho những đối thủ của Mỹ được lựa chọn như Cuba, Iran và Venezuela. Vào tháng 6 năm 2018, chính quyền Trump đã rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc "thiên vị", với lý do rằng nó đã bị giảm giá trị một cách vô vọng, bởi chính những kẻ xấu y như những kẻ mà Trump đang bận rộn chiều chuộng.

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã bất cần đạo lý cố đẻo chân cho vừa giày, giữa học thuyết “Nước Mỹ trên hết” của Trump và những lo ngại về nhân quyền. Pompeo đã tìm cách “quốc hữu hóa” việc thúc đẩy quyền của Hoa Kỳ, bằng cách tập trung vào các quyền tự do dân sự và tự do chính trị, mà ông tuyên bố là cốt lõi trong kinh nghiệm lịch sử Hoa Kỳ, đồng thời hạ thấp các phương diện kinh tế và xã hội rộng lớn hơn trong phẩm giá con người. Để cung cấp sự chín chắn trí tuệ cho chiến lược này, Pompeo đã chỉ định một Ủy ban về Quyền không thể chuyển nhượng, do các học giả luật bảo thủ thống trị. Báo cáo dự thảo của nó, được phát hành vào tháng Bảy, mất chất lượng vì hai sai lầm. Nó khăng khăng trong việc giải thích và xếp hạng các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế theo nhãn quan phù hợp với chủ quyền của Hoa Kỳ, và xem chủ quyền đó là một đặc quyền đứng trước mọi đặc quyền của nhân quyền, điều này đã mở ra cánh cửa cho các chế độ chuyên chế thực hiện tương tự, làm suy yếu các nguyên tắc phổ quát. Thậm chí quan trọng hơn, tài liệu không có mối liên hệ nào với các chính sách thực tế của Nhà Trắng, vốn không theo đuổi bất kỳ hoạt động thúc đẩy nhân quyền nào.

Biden sẽ phải giảm bớt công việc của mình để xây dựng lại uy tín của Hoa Kỳ nhằm dẫn đầu về nhân quyền. Freedom House gần đây đã xếp Hoa Kỳ đứng thứ 33 trong số tất cả các quốc gia, dựa trên chất lượng của nền dân chủ Mỹ, ở giữa Slovakia và Argentina — không phải là vị thứ tốt đẹp.

Việc khôi phục quyền lực đạo đức của Hoa Kỳ để bảo vệ tự do, dân chủ và pháp quyền phải bắt đầu ở ngay nước Mỹ. Nó yêu cầu các bước cụ thể để bảo vệ các quyền dân sự và chính trị, bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp, các phương tiện truyền thông độc lập và những cơ quan thực thi pháp luật có trách nhiệm, cũng như những nỗ lực kiên quyết để cắt giảm nạn phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc. Hoa Kỳ chỉ có thể thúc đẩy nhân quyền ở nước ngoài nếu họ bắt đầu từ một thái độ khiêm tốn, thừa nhận rằng cuộc đấu tranh để làm cho nước Mỹ thành một liên bang hoàn hảo hơn đang diễn ra.

Tuy nhiên, thừa nhận những thiếu sót trong nước Mỹ không có nghĩa là từ bỏ vị thế nước lớn trong việc bảo vệ tự do và dân chủ. Điều đó lại là chính xác những gì Trump đã làm. Vào tháng 2 năm 2017, khi Bill O'Reilly của Fox News gọi Putin là "kẻ giết người", vị tổng thống mới nhậm chức đã đáp trả một cách 'trứ danh', "Chà, bạn nghĩ đất nước chúng ta vô tội sao?" Cuộc đấu tranh cho tự do toàn cầu không thể chấp nhận có một đạo đức tương đương với sự ghê tỡm như vậy. Mỹ phải khẳng định và bảo vệ các nguyên tắc nhân quyền phổ quát dưới sự tấn công từ các cường quốc độc tài, đặc biệt là Trung Quốc và Nga. Tất cả những nỗ lực này sẽ mạnh mẽ hơn nếu chúng mang tính đa phương, chứ không phải là chỉ được thực hiện hoàn toàn ở Mỹ.

Không cần phải nói, điều này không có nghĩa là việc đòi hỏi chú ý đền nhân quyền phụ thuộc vào mọi mục tiêu khác trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden sẽ cần cân nhắc những mối quan tâm này cùng với đầy đủ các lợi ích chiến lược, ngoại giao và kinh tế. Đôi khi, Hoa Kỳ sẽ cần phải chúi mũi làm việc với các chế độ trái đạo đức. Nhưng nó không bao giờ cần phải im lặng. Ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, như Nordlinger đã chỉ ra, Ronald Reagan nhiều lần trao cho người đứng đầu Liên Xô, Mikhail Gorbachev, danh sách những người bất đồng chính kiến ​​mà Mỹ muốn được trả tự do. Không quốc gia nào được vé vào cửa mà không mất tiền.

Biden có thể được mong đợi sẽ khôi phục lại truyền thống cao quý này. Ông nói với The New York Times trong chiến dịch tranh cử “Khi tôi là tổng thống, nhân quyền sẽ là cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”. Với tư cách là một ứng cử viên, ông đã có dấu hiệu có ý định hạ cấp quan hệ của Mỹ với Ả Rập Xê-út, và có khả năng đặt các chế độ chuyên quyền khác vào sự chú ý. Ở cấp độ đa phương, Biden đã cam kết “thành lập và tổ chức Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Dân chủ để đổi mới tinh thần và mục đích chung của các quốc gia trong Thế giới Tự do”. Biden cũng đã báo hiệu mong muốn tái gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào năm 2022, khi Hoa Kỳ có đủ tư cách cho cuộc bầu cử vào cơ quan đó, và quyết tâm cải tổ cơ quan đó để buộc những kẻ lạm dụng tồi tệ nhất thế giới phải chịu trách nhiệm.

Sẽ cần nhiều thời gian để khôi phục tên tuổi của Mỹ trên toàn thế giới. Nhưng những người ủng hộ nhân quyền ở khắp mọi nơi đang nóng lòng chờ đợi Biden khởi động công việc khó khăn là làm cho nước Mỹ - và thế giới - tử tế trở lại.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.