Phòng thủ theo chiều sâu.

Tại sao An ninh Hoa Kỳ phụ thuộc vào các Liên minh — Đây là lúc hơn bao giờ hết.


Một người lính Mỹ với một thông dịch viên người Afghanistan ở tỉnh Laghman, Afghanistan, tháng 12 năm 2014…/Lucas Jackson / Reuters


Kori Schake, Jim Mattis, Jim Ellis và Joe Felter…ngày 23 tháng 11 năm 2020….Theo Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch.

Thế giới đang không trở nên an toàn hơn, cho Hoa Kỳ hay cho các lợi ích của Hoa Kỳ. Ngay cả trước đại dịch coronavirus, chiến lược Quốc phòng năm 2017 đã mô tả một môi trường quốc tế với sự rối loạn toàn cầu gia tăng, cạnh tranh chiến lược dài hạn, công nghệ phân tán nhanh chóng, và làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ. Việc bảo vệ Hoa Kỳ đòi hỏi một chiến lược phòng thủ theo chiều sâu - nghĩa là, xác định và đối phó với các vấn đề toàn cầu ở nơi chúng xảy ra, thay vì chờ đợi các mối đe dọa ập đến các bờ biển của Mỹ.

 

Để đạt được quốc phòng theo chiều sâu, nếu chỉ đơn thuần tăng cường quân sự của Hoa Kỳ là không đủ; thậm chí nhiệm vụ cấp bách hơn cũng không phải là việc tăng cường ngoại giao của Hoa Kỳ và các yếu tố dân sự khác của sức mạnh quốc gia. Tăng cường an ninh quốc gia phải bắt đầu từ sự thật căn bản rằng, Hoa Kỳ không thể tự bảo vệ mình hoặc lợi ích của mình nếu không có sự giúp đỡ của người khác. Sự ràng buộc với quốc tế cho phép Hoa Kỳ nhìn thấy và hành động ở khoảng cách xa, khi các mối đe dọa đang tụ tập, thay vì chờ đợi chúng đạt tới những quy mô mà cuối cùng khiến chúng tốn kém hơn nhiều và nguy hiểm hơn nhiều để đánh bại. Đặc biệt, việc đánh bại các mối đe dọa đang nổi lên đặt ra ưu tiên cho việc có tầm nhìn xa hơn nhiều, để cho phép có cảnh báo sớm và thích ứng nhanh với những diễn biến không lường trước được.

Với khả năng của quân đội Hoa Kỳ thì, các đối thủ chính của Mỹ bị ngăn chặn bởi mạng lưới liên minh của Mỹ, hơn là bởi sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Nhưng việc tiếp tục không đầu tư thỏa đáng vào các mối quan hệ với các đồng minh và đối tác, cũng như không hợp tác với họ để định hình môi trường quốc tế, có nguy cơ làm xói mòn mạng lưới này - khiến cho khu vườn được chăm sóc từ lâu trở nên bị nghẹt thở vì cỏ dại. Thậm chí tệ hơn, nó có thể dẫn đến sự trổi dậy của các mạng lưới cạnh tranh khác, đặt ra một trật tự quốc tế mà từ đó Hoa Kỳ bị loại trừ, không thể gây ảnh hưởng đến các kết quả, bởi vì đơn giản là Mỹ không có mặt.

Hoa Kỳ ngày nay đang phá hoại nền tảng của một trật tự quốc tế rõ ràng là có lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ, phản ánh sự thiếu hiểu biết cơ bản về quy mô mà qua đó cả các liên minh mạnh mẽ và các thể chế quốc tế cung cấp chiều sâu chiến lược quan trọng. Trên thực tế, "Nước Mỹ trên hết" có nghĩa là "Nước Mỹ đơn độc." Điều đó đã làm tổn hại đến khả năng giải quyết các vấn đề của đất nước, trước khi chúng ập đến lãnh thổ Hoa Kỳ và do đó làm tồi tệ thêm sự nổi lên của các mối đe dọa nguy hiểm hơn .

NHỮNG NGUY HIỂM CỦA NƯỚC MỸ ĐƠN ĐỘC.

Những người ủng hộ cách tiếp cận của chính quyền hiện tại dường như tin rằng, các quốc gia khác sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo ý muốn của Hoa Kỳ và hợp tác theo các điều kiện của Mỹ. Đây là ảo tưởng. Các quốc gia có chủ quyền luôn có các lựa chọn : thỏa hiệp với kẻ xâm lược, thực hiện các hành động trái ngược với lợi ích của Hoa Kỳ, từ chối hỗ trợ khi Hoa Kỳ cần, hoặc hợp tác với một nước khác trong các hoạt động mà Hoa Kỳ bị loại trừ. Nếu không thì, có thể sẽ có kết quả là làm cho kẻ thù táo bạo, và khuyến khích các thử thách đối với sức mạnh cam kết của Hoa Kỳ.

Ngay cả Hoa Kỳ cũng không đủ mạnh để tự bảo vệ mình. Về cơ bản, nó cần được giúp đỡ để bảo toàn đời sống của Mỹ. Hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng để duy trì một trật tự quốc tế về an ninh và thịnh vượng chung, là một cách vốn ít lãi nhiều để bảo đảm sự trợ giúp đó. Nhưng làm như vậy có nghĩa là, phải chống lại sự cám dỗ tối đa hóa lợi ích của Hoa Kỳ bằng cái giá phải trả của các nước có chung mục tiêu, và thay vào đó, tận dụng sức mạnh ảnh hưởng và nguồn cảm hứng để mở rộng nhóm các nước làm việc với Hoa Kỳ vì mục đích chung.

Những mối quan hệ đồng minh đó cũng đòi hỏi một chiến lược tiến bộ — sự hiện diện của các nhà ngoại giao và lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở châu Á, châu Âu và Trung Đông — tạo nên sự tin cậy cho các cam kết của Hoa Kỳ. Cùng với nhau, sự hiện diện đó và các mối quan hệ mà nó bảo đảm, tạo ra một bức tường thành chống lại các mối đe dọa, một hệ thống giảm sốc và một hệ thống cảnh báo sớm, cung cấp thời gian và không gian để đối mặt với những nguy hiểm khi chúng xuất hiện. Không thừa nhận sự can dự của Hoa Kỳ ngày nay ở Afghanistan, Iraq và những nơi khác như là các cuộc chiến tranh “bất tận” hoặc “mãi mãi” — như cả Tổng thống Donald Trump và Tổng thống đắc cử Joe Biden đều làm — thay vì ủng hộ các chính phủ thân thiện đấu tranh để họ cố sức mở rộng kiểm soát lãnh thổ của chính họ. Lợi ích của Hoa Kỳ là xây dựng năng lực của các chính phủ như vậy để đối phó với các mối đe dọa mà người Mỹ lo ngại; công việc đó không nhanh chóng hoặc đơn giản như kẻ một hàng dọc trên giấy, mà đó là một khoản đầu tư vào cả an ninh to lớn hơn và các mối quan hệ mạnh mẽ hơn, và thích hợp hơn để cho Hoa Kỳ xử lý các mối đe dọa không bao giờ dứt của mình.

Đồng minh cũng bổ sung cho sức mạnh quân sự của Mỹ. Chiến lược Quốc phòng năm 2017 được xây dựng trên cơ sở giả định gia tăng chi tiêu quốc phòng thực tế hàng năm từ 3-5%. Giả định này không được hình thành bởi những thực tế chính trị, nhưng sự tập trung làm mới lại các quan hệ đối tác — tập trung vào cách tiếp cận an ninh như một môn thể thao đồng đội — có thể làm giảm những gì yêu cầu ở lực lượng Hoa Kỳ. Điều đó đòi hỏi đầu tư đáng kể để giúp xây dựng các đồng minh có năng lực và sẵn sàng, đàm phán và thực thi tập thể các quy tắc và thông lệ quốc tế nhằm kiềm chế kẻ thù, và duy trì một cơ sở công nghiệp, qua đó có thể cung cấp cho các nhu cầu quốc phòng của Hoa Kỳ và giúp đáp ứng những thứ đó cho các đồng minh thiết yếu nhất của Mỹ. Theo thời gian, các khoản đầu tư như vậy sẽ được đền đáp nhiều hơn, vì nó cho phép các đồng minh chia sẻ gánh nặng nhiều hơn.

Các nguồn lực quốc phòng không thể thay thế cho nhiều yếu tố phi quân sự, vốn đi vào an ninh quốc gia : các nhà ngoại giao tại Bộ Ngoại giao, các nhà kinh tế tại Bộ Ngân khố và Cục Dự trữ Liên bang, các nhà đàm phán thương mại tại Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, các chuyên gia y tế công cộng tại Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, các luật sư tại Tòa án Trọng tài Quốc tế, các chuyên gia tài chính phát triển tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, và các nhà công nghệ tại Ủy ban Truyền thông Liên bang.

Có nhiều lý do chính đáng để đầu tư vào các công cụ như vậy. Quân đội vừa trở nên kém năng lực hơn vừa kém hợp pháp hơn khi nó di chuyển ra ngoài các chức năng thiết yếu của nó. Bộ Quốc phòng có thể phục vụ để tăng cường các nhà ngoại giao ở nước ngoài, và hỗ trợ các cơ quan dân sự trong nước bằng cách cung cấp hỗ trợ trong các lĩnh vực như hậu cần, xử lý các hóa chất sinh học độc hại hoặc ký hợp đồng khẩn cấp, nhưng nó nên vẫn là tổ chức hỗ trợ chứ không phải là tổ chức được hỗ trợ — và nó phải tích cực tránh quan điểm bị chính trị hóa, như trường hợp trong sự cố ở Quảng trường Lafayette với Trump hồi tháng 6 vừa qua. Việc cân bằng danh mục đầu tư an ninh của Mỹ theo cách này, sẽ tự nhiên làm giảm sự nổi bật của các yếu tố quân sự mà không làm suy yếu nền quốc phòng của Mỹ, bằng cách cung cấp những đóng góp đa dạng và hiệu quả hơn từ các nguồn phi quân sự. Nó cũng sẽ ngăn chặn sự phụ thuộc quá nhiều vào quân đội, tránh làm xói mòn truyền thống quản trị công dân của Hoa Kỳ và những lợi thế của một xã hội tự do.

Tuy nhiên, việc tái cân bằng cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với an ninh quốc gia như vậy, cũng sẽ là cần thiết khi nói đến việc duy trì các mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác của đất nước. Việc quân sự hóa an ninh quốc gia của Mỹ có thể làm lu mờ sức hấp dẫn của mô hình Mỹ, sự hấp dẫn của mô hình này khiến các nước khác dễ dàng ủng hộ các chính sách của Mỹ hơn. Quân sự hóa an ninh quốc gia cũng thúc đẩy sự phân công lao động không lành mạnh giữa các đồng minh, với việc Hoa Kỳ phải gánh chịu một phần rủi ro không tương xứng đối với các kết quả quân sự, trong khi các đồng minh phải mất sức tập trung đóng góp vào hỗ trợ phát triển hoặc quản trị.

SỰ KẾT THÚC CỦA NƯỚC MỸ TRƯỚC TIÊN.

Mối đe dọa chủ chốt ở bên ngoài mà Hoa Kỳ phải đối mặt ngày nay, là một Trung Quốc hiếu chiến và chủ nghĩa xét lại — kẻ thách thức duy nhất có khả năng làm suy yếu đời sống của người Mỹ. Tuy nhiên, mục tiêu của Hoa Kỳ không chỉ là ngăn chặn chiến tranh giữa các siêu cường mà còn là tìm kiếm hòa bình và hợp tác giữa các siêu cường trong việc thúc đẩy các lợi ích chung. Vì vậy, các liên minh và đối tác của Hoa Kỳ là đặc biệt quan trọng.

Việc duy trì một cách đáng tin cậy chiến lược quân sự tiến bộ của Hoa Kỳ ở châu Á, sẽ đòi hỏi những thay đổi và cải tiến trên một số mặt trận : răn đe hạt nhân hiệu quả hơn, nâng cao năng lực trong không gian và không gian mạng, những cải tiến đáng kể trong khả năng phóng chiếu sức mạnh quân sự, và sự sẵn sàng đổi mới để chuyển các nguồn lực từ các ưu tiên ít hơn. Vì Trung Quốc đang sử dụng các chiến lược bất đối xứng và đổi mới công nghệ, Hoa Kỳ cũng cần một cách tiếp cận toàn diện để khôi phục những gì đáng lẽ phải có, và thường là, các lợi thế so sánh của mình. Bản chất của sự cạnh tranh đã thay đổi đáng kể, từ sau Chiến tranh Lạnh : các cuộc đấu tranh giành quyền thống trị công nghệ trước đó diễn ra trong các phòng thí nghiệm quốc gia bí mật, và các lĩnh vực khác được coi là mật do chính phủ bảo trợ, nhưng ngày nay, công nghệ hiện đại với các ứng dụng quân sự đang được phát triển, phần lớn. trong lĩnh vực thương mại với những tiến bộ được thúc đẩy bởi nhu cầu của người tiêu dùng, chứ không phải là chỉ thị của chính phủ. Các công nghệ này phải được tích hợp nhanh chóng vào các hệ thống vũ khí, và các nền tảng quốc phòng khác để truyền sự tự tin cho các khái niệm và học thuyết hoạt động mới.

Cũng sẽ là cấp thiết để duy trì các liên minh mạnh mẽ ở châu Á , đặc biệt là với Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc; tăng cường quan hệ với các đối tác như Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam vốn có chung lợi ích trong việc duy trì một khu vực tự do và rộng mở; và chủ động tham gia đầy đủ hơn, và hoạt động để cải thiện các tổ chức quốc tế đến mức Trung Quốc không thể thao túng các tổ chức đó để gây bất lợi cho Hoa Kỳ. Những mối quan hệ đối tác đó cũng rất quan trọng khi nói đến việc củng cố và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng quan trọng, và giảm sự phụ thuộc của đất nước vào Trung Quốc đối với hàng hóa và nguyên liệu quan trọng (đặc biệt là nguyên liệu đất hiếm), những thứ mà đại dịch đã làm nổi bật một cách đáng báo động.

Điều quan trọng, Hoa Kỳ không nên thúc ép các quốc gia phải lựa chọn dứt khoát giữa hai cường quốc. Cách tiếp cận “với chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi” là làm lợi cho Trung Quốc, bởi vì sự thịnh vượng kinh tế của các đồng minh và đối tác của Mỹ phụ thuộc hoàn toàn vào mối quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ với Bắc Kinh. Thay vì coi các quốc gia là những con tốt trong cạnh tranh giữa các siêu cường, một cách tiếp cận tốt hơn sẽ nhấn mạnh các hành vi ứng xử chung, và khuyến khích các quốc gia công khai công bố tầm nhìn về tương lai chủ quyền của đất nước họ, cùng các loại quan hệ đối tác mà họ cần theo đuổi. Nó cũng sẽ mở rộng không gian hợp tác mà trong đó tất cả các quốc gia ủng hộ trật tự dựa trên quy tắc có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy các lợi ích chung. Hợp tác giữa các hệ thống ý thức hệ khác nhau là khó nhưng cần thiết, và cần có những cơ hội hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực có lợi ích chồng chéo, chẳng hạn như ứng phó với đại dịch, biến đổi khí hậu và an ninh hạt nhân.

Vào tháng Giêng, khi Tổng thống Joe Biden và nhóm an ninh quốc gia của ông bắt đầu đánh giá lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, chúng tôi hy vọng họ sẽ nhanh chóng sửa đổi chiến lược an ninh quốc gia để loại bỏ “Nước Mỹ trên hết” ra khỏi nội dung của nó, khôi phục lại cương vị cam kết về an ninh hợp tác mà đã phục vụ Hoa Kỳ rất tốt trong nhiều thập kỷ. Chiến lược tốt nhất để bảo đảm an toàn và thịnh vượng là củng cố sức mạnh quân sự của Mỹ, bằng các công cụ dân sự được nâng cao và khôi phục một mạng lưới liên minh vững chắc — cả hai đều cần thiết để đạt được quốc phòng về chiều sâu. Đại dịch phải như một lời nhắc nhở về những gì đau buồn xảy ra theo sau nó, khi chúng ta ngồi chờ những vấn đề đến với mình.


Các tác giả bài viết.

_ KORI SCHAKE là Giám đốc Nghiên cứu Chính sách Quốc phòng và Đối ngoại tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.
_ JIM MATTIS là Thành viên tại Viện Hoover và từng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ.
_ JIM ELLIS là Thành viên của Học viện Hoover và từng là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ.
_ JOE FELTER là Thành viên tại Học viện Hoover
.


 

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.