Đức Giáo hoàng Francis.....CHÚNG TA HÃY MƠ ƯỚC...---... Con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Dưới đây là phần giới thiệu cuốn sách "Let us dream …the path to a better future" của Đức Giáo Hoàng.

Ảnh bìa cuốn sách "Let us dream….the path to a better future".

Về cuốn sách "Let us dream …the path to a better future" ….( "Chúng ta hãy mơ ước…con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn" )

Trong cuốn sách nâng cao đạo đức và thiết thực này, được viết với sự cộng tác của Austen Ivereigh, người viết tiểu sử Đức Thánh Cha PHANXICÔ, nhà lãnh đạo tinh thần ưu việt giải thích tại sao chúng ta phải - và cách chúng ta có thể - làm cho thế giới an toàn hơn, công bằng hơn và lành mạnh hơn cho tất cả mọi người hiện nay.

Trong cuộc khủng hoảng COVID, người chủ chiên yêu dấu của hơn một tỷ người Công giáo đã thấy sự tàn ác và bất công của xã hội chúng ta được phơi bày sinh động hơn bao giờ hết. Ngài cũng đã nhìn thấy, với sự kiên cường, lòng cao thượng và sự sáng tạo của rất nhiều người, nhiều biện pháp đã giải cứu xã hội, nền kinh tế và hành tinh của chúng ta. Bằng văn xuôi trực tiếp, mạnh mẽ, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chúng ta đừng để nỗi đau bị vô ích.

Ngài bắt đầu "Let Us Dream" bằng cách khám phá cuộc khủng hoảng này có thể dạy chúng ta những gì để đối phó với bất kỳ biến động nào dấy lên trong cuộc sống của riêng chúng ta và trong hầu hết thế giới. Với sự bộc trực chưa từng thấy, đức Thánh Cha tiết lộ ba cuộc khủng hoảng trong cuộc sống của chính mình mà đã thay đổi Ngài được tốt đẹp hơn một cách đáng kể. Ngài cho thấy, về bản chất, khủng hoảng cho chúng ta một sự lựa chọn : chúng ta tạo ra một sai lầm tai hại nếu chúng ta cố gắng trở lại trạng thái trước khủng hoảng. Nhưng nếu chúng ta có can đảm thay đổi, chúng ta có thể thoát khỏi khủng hoảng và tốt đẹp hơn so với trước.

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra một lời phê bình gay gắt, xuất sắc đối với các hệ thống và hệ tư tưởng mà đã cùng nhau tạo ra cuộc khủng hoảng hiện tại, từ một nền kinh tế toàn cầu bị ám ảnh bởi lợi nhuận và không chú ý đến con người cùng môi trường mà nó gây hại, đến các chính trị gia gây rắc rối để làm tăng sự sợ hãi của người dân, và xử dụng nó để gia tăng quyền lực của họ với cái giá phải trả bởi nhân dân của họ. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng bổn phận đầu tiên của Cơ đốc nhân là phục vụ người khác, đặc biệt là người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, giống như Chúa Giê-su đã làm.

Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng đưa ra một kế hoạch chi tiết đầy cảm hứng và có thể hiện thực hóa, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại, bằng cách đặt người nghèo và hành tinh này tại trung tâm của tư duy mới. Với kế hoạch này, Ngài không chỉ dựa trên các nguồn lực thiêng liêng, mà còn dựa trên những phát hiện mới nhất từ ​​các nhà khoa học nổi tiếng, các nhà kinh tế, các nhà hoạt động và các nhà tư tưởng khác. Tuy nhiên, thay vì chỉ đưa ra những quy định, ngài còn chỉ cho thấy cách thức mà những người bình thường hành động cùng nhau bất chấp sự khác biệt của họ, để có thể khám phá ra những khả năng không thể dự kiến được.

Trên con đường giải quyết vấn đề, ngài đưa ra hàng tá quan sát khôn ngoan và đáng ngạc nhiên về giá trị của tư duy độc đáo, về lý do tại sao chúng ta phải tăng cường đáng kể vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong Giáo hội và trong toàn xã hội, về những gì ngài đã học được trong khi sục sạo trên đường phố Buenos Aires cùng với những người nhặt rác, và nhiều việc hơn nữa.

Chúng ta hãy mơ ước (Let Us Dream) là một sự hiển linh, một lời kêu gọi tay trong tay, và một niềm vui để đọc. Cuốn sách là những gì thiết tha nhất, uyên thâm nhất và riêng tư nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô. Với cuốn sách này và với những con tim rộng mở, chúng ta có thể thay đổi thế giới.

( Nguồn : https://www.simonandschuster.com/books/Let-Us-Dream/Pope-Francis/9781982171865 )


_ (Bài tiểu luận dưới đây được chuyển thể từ cuốn sách mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Chúng ta hãy mơ ước : Con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn ,” được viết với Austen Ivereigh. NYT)

Minh họa bởi Najeebah Al-Ghadban; ảnh của Getty Images

Đức Thánh Cha Phanxicô: Cuộc khủng hoảng tiết lộ điều gì trong con tim của chúng ta.

Để thoát khỏi đại dịch này tốt hơn so với chúng ta đã trải qua, chúng ta phải biết xúc động trước nỗi đau của người khác.

New York Times……Ngày 26 tháng 11 năm 2020. Theo New York Times

Trong một năm thay đổi vừa qua, tâm trí và con tim tôi đã tràn ngập, chan chứa xúc cảm cùng mọi người. Những người tôi nghĩ đến và cầu nguyện, và đôi khi tôi khóc, những con người với những cái tên và những khuôn mặt, những con người đã chết mà không có được lời từ biệt của những người mà họ yêu thương, những gia đình khó khăn, thậm chí đói khát, vì không có việc làm.

Thỉnh thoảng, khi anh / chị nghĩ về toàn cầu, anh / chị có thể sửng sốt : Có rất nhiều nơi dường như không ngừng xảy ra xung đột; có quá nhiều đau khổ và thiếu thốn. Tôi thấy việc giúp đở tập trung vào các tình huống cụ thể sẽ rất hữu ích: trong thực tế của mỗi con người, của từng mỗi con người, anh / chị nhìn thấy những khuôn mặt đang tìm kiếm cuộc sống và tình thương. Anh / chị thấy niềm hy vọng được viết trong câu chuyện của mọi quốc gia, đáng chú ý vì đó là những câu chuyện về các cuộc đấu tranh hàng ngày, về những mảnh đời bị đổ vỡ trong sự hy sinh. Vì vậy, thay vì anh / chị bị choáng ngợp, nó mời anh / chị suy ngẫm và trả lời với niềm hy vọng.

Đây là những khoảnh khắc trong cuộc sống mà có thể chín muồi để thay đổi và cải tỉnh. Mỗi người trong chúng ta đều có “điểm dừng” của riêng mình, hoặc nếu chưa có, thì một ngày nào đó chúng ta sẽ : bệnh tật, thất bại trong hôn nhân hoặc kinh doanh, một vài thất vọng to lớn hoặc bị phản bội. Như trong vụ phong tỏa do Covid-19, những khoảnh khắc đó tạo ra một sự căng thẳng, một cuộc khủng hoảng bộc lộ những gì trong con tim của chúng ta.

Có thể nói, trong “Covid” của mỗi cá nhân, trong mỗi “điểm dừng”, những gì được bộc lộ là những gì cần phải thay đổi : sự thiếu tự do nội tại của chúng ta, những thần tượng mà chúng ta đang cung phụng, những hệ tư tưởng mà chúng ta đã cố gắng sống cùng, những mối quan hệ mà chúng ta đã thờ ơ.

Khi tôi thực sự bị bệnh ở tuổi 21, tôi đã có kinh nghiệm đầu tiên về sự hữu hạn, về nỗi đau và về sự cô đơn. Nó đã thay đổi cách tôi nhìn cuộc sống. Trong nhiều tháng, tôi không biết mình là ai, còn sống hay đã chết. Các bác sĩ không biết liệu tôi có sống được hay không. Tôi nhớ tôi đã ôm mẹ và nói, "Chỉ cần nói với con nếu con gần chết". Lúc ấy, tôi đang học năm thứ hai trong chương trình đào tạo linh mục tại chủng viện giáo phận Buenos Aires.

Tôi nhớ ngày đó: ngày 13 tháng 8 năm 1957. Tôi được đưa đến bệnh viện bởi một cảnh sát trưởng, người mà đã nhận ra rằng bệnh của tôi không phải là loại cảm cúm mà người ta điều trị được bằng aspirin. Ngay lập tức, họ rút lấy một lít rưỡi nước ra khỏi phổi của tôi, và tôi vẫn ở đó chiến đấu cho sự sống của mình. Tháng 11 năm sau, họ phẫu thuật để loại bỏ thùy trên bên phải của một trong hai lá phổi của tôi. Tôi có một số cảm nhận về cảm giác của những người bị Covid-19, khi họ phải vật lộn để thở bằng máy thở.

Đặc biệt, tôi nhớ hai y tá ở thời gian này. Một người là nữ y tá điều dưỡng cao cấp, một nữ tu dòng Đa Minh từng là giáo viên ở Athens trước khi được gửi đến Buenos Aires. Sau đó, tôi biết được rằng sau lần khám đầu tiên của bác sĩ, sau khi ông ta rời đi, người nữ tu y tá điều dưỡng cao cấp đã nói với các y tá tăng gấp đôi liều lượng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn cho tôi - cơ bản là penicillin và streptomycin - vì cô ấy biết từ kinh nghiệm, rằng tôi sắp chết. Chị nữ tu dòng Đa Minh, Cornelia Caraglio đã cứu mạng tôi. Vì thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, nên cô hiểu hơn bác sĩ những gì bệnh nhân cần, và cô có can đảm để hành động theo hiểu biết của mình.

Một cô y tá khác, Micaela, cũng làm như vậy khi tôi bị đau dữ dội, bí mật kê cho tôi những liều thuốc giảm đau bổ sung, ngoài liệu trình điều trị của tôi. Cornelia và Micaela hiện đang ở trên thiên đường, nhưng tôi mãi luôn nợ họ rất nhiều. Họ đã chiến đấu vì tôi đến cùng, cho đến khi tôi bình phục. Họ đã dạy tôi những gì là sử dụng khoa học nhưng cũng phải biết khi nào nên vượt khỏi nó để đáp ứng những nhu cầu cụ thể. Và căn bệnh hiểm nghèo tôi trải qua, đã dạy tôi phải phụ thuộc vào lòng tốt và sự khôn ngoan của người khác.

Chủ đề giúp người này, đã ở lại với tôi trong những tháng qua. Khi bị phong tỏa, tôi thường cầu nguyện cho những người đã tìm mọi cách để cứu sống người khác. Có quá nhiều y tá, bác sĩ và người chăm sóc đã phải trả giá cho tình thương đó, cùng với các linh mục, những tu sĩ và những người bình thường có ơn gọi phụng sự. Chúng ta đáp lại tình thương của họ bằng cách tiếc thương họ và tôn vinh họ.

Cho dù họ có ý thức về điều đó hay không, sự lựa chọn của họ đã minh chứng cho một niềm tin: rằng, tốt hơn là sống một cuộc đời ngắn hơn mà biết phục vụ người khác, còn hơn là một cuộc sống lâu hơn mà chống lại sự kêu gọi đó. Đó là lý do tại sao, ở nhiều quốc gia, mọi người đứng ở cửa sổ hoặc bậc cửa của họ để vỗ tay tỏ lòng biết ơn và kính trọng. Họ là những vị thánh ở ngay bên cạnh, những người đã đánh thức một điều gì đó quan trọng trong trái tim của chúng ta, một lần nữa làm cho những gì chúng ta mơ ước việc thâu nhận lời rao giảng của mình được thấm nhuần, trở nên đáng tin cậy.

Họ là những kháng thể chống lại virus thờ ơ. Họ nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta là một món quà và chúng ta phát triển nó bằng cách cho đi cái của chính mình, không khư khư với bản thân mà hãy quên đi bản thân để phục vụ.

Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, các chính phủ đã rất nỗ lực đặt hạnh phúc của người dân lên hàng đầu, hành động dứt khoát để bảo vệ sức khỏe và cứu vãn sự sống. Các trường hợp ngoại lệ là một số chính phủ đã phủ nhận bằng chứng đau đớn của những cái chết càng lúc càng tăng, đi liền với những hậu quả đau buồn không thể tránh khỏi. Nhưng hầu hết các chính phủ đã hành động có trách nhiệm, áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự bùng phát.

Tuy nhiên, một số nhóm đã phản đối, từ chối giữ khoảng cách của họ, tuần hành chống lại các hạn chế đi lại - như thể các biện pháp mà các chính phủ phải áp dụng vì lợi ích của người dân lại trở thành hành động tạo nên một loại tấn công chính trị, đối với quyền tự chủ hoặc tự do cá nhân ! Hướng đến lợi ích chung thì tốt hơn nhiều so với việc gom lấy những gì là tốt cho cá nhân. Nó có nghĩa là quan tâm đến mọi công dân và tìm cách đáp ứng một cách hiệu quả những nhu cầu của những người kém may mắn nhất.

Tất cả đều quá dễ dàng đối với một số người để họ đưa ra một ý tưởng - trong trường hợp này, ví dụ, như quyền tự do cá nhân - và biến nó thành một hệ tư tưởng, tạo ra một lăng kính mà qua đó họ đánh giá mọi thứ.

Cuộc khủng hoảng coronavirus có vẻ đặc biệt vì nó ảnh hưởng đến hầu hết nhân loại. Nhưng nó duy nhất đặc biệt ở cách nó có thể được nhìn thấy như thế nào. Có hàng ngàn cuộc khủng hoảng khác cũng thảm khốc như vậy, nhưng chúng cách xa vừa đủ với một số người trong chúng ta, khiến chúng ta có thể hành động như thể chúng không tồn tại. Ví dụ, hãy nghĩ về các cuộc chiến tranh rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới; hãy nghĩ đến việc sản xuất và buôn bán vũ khí; hãy nghĩ đến hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn nghèo đói, thiếu cơ hội; hãy nghĩ đến biến đổi khí hậu. Những bi kịch này có vẻ xa vời với chúng ta, chúng là một phần của tin tức hàng ngày, mà đáng buồn thay, không thể thúc đẩy chúng ta thay đổi các chương trình nghị sự và ưu tiên của mình. Nhưng giống như cuộc khủng hoảng Covid-19, chúng ảnh hưởng đến toàn bộ nhân loại.

Hãy nhìn vào chúng ta bây giờ: Chúng ta đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân và những người khác tránh khỏi một loại virus mà chúng ta không thể nhìn thấy. Nhưng còn tất cả những loại virus vô hình khác mà chúng ta cần bảo vệ mình tránh khỏi thì sao? Chúng ta sẽ đối phó như thế nào với những đại dịch tiềm ẩn của thế giới này, những đại dịch do đói nghèo và bạo lực, và biến đổi khí hậu ?

Nếu chúng ta muốn thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này thì cần phải ít ích kỷ hơn khi chúng ta bước vào, chúng ta phải để cho mình biết xúc động trước nỗi đau của người khác. Có một câu trong cuốn “Hyperion” của Friedrich Hölderlin, câu đó nói với tôi, cách mà sự nguy hiểm đe dọa trong một cuộc khủng hoảng không bao giờ là tuyệt đối; luôn có một lối thoát: "Nơi nào nguy hiểm hiện diện, thì ở đó cũng nảy sinh sức mạnh bảo vệ". Đó là thần hộ mệnh trong câu chuyện của nhân loại : Luôn có cách để thoát khỏi sự hủy diệt. Ở đâu mà nhân loại phải hành động thì chính xác ở đó, trong chính mối đe dọa; đó là nơi mà cánh cửa mở ra.

Đây là thời điểm để ước mơ lớn, để suy nghĩ lại về các ưu tiên của chúng ta - chúng ta coi trọng điều gì, chúng ta muốn gì, chúng ta tìm kiếm điều gì - và cam kết thực hiện trong cuộc sống hàng ngày theo những gì mà chúng ta mơ ước.

Chúa yêu cầu chúng ta can đảm tạo ra một cái gì đó mới mẻ. Chúng ta không thể quay trở lại những an toàn sai lầm của hệ thống kinh tế và chính trị mà chúng ta đã có trước cuộc khủng hoảng. Chúng ta cần những nền kinh tế cho phép mọi người tiếp cận với thành quả của tạo hóa, những nhu cầu cơ bản của cuộc sống : đất đai, chỗ ở và lao động. Chúng ta cần một nền chính trị mà nó có thể hòa nhập và đối thoại với người nghèo, những người bị loại trừ và dễ bị tổn thương, qua đó giúp mọi người có tiếng nói trong các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Chúng ta cần phải sống chậm lại, cân nhắc và thiết kế những cách tốt hơn để sống chung sống cùng trên trái đất này.

Đại dịch đã phơi bày một nghịch lý rằng trong khi chúng ta kết nối nhiều hơn, chúng ta cũng chia rẽ nhiều hơn. Chủ nghĩa tiêu dùng cuồng nhiệt phá vỡ mối ràng buộc mà nó vốn thuộc về. Nó khiến chúng ta tập trung vào việc bảo vệ bản thân và khiến chúng ta lo lắng. Nỗi sợ hãi của chúng ta càng trở nên trầm trọng và bị lợi dụng bởi một loại chính trị dân túy tìm kiếm quyền lực trên khắp xã hội. Thật khó để xây dựng một nền văn hóa gặp gỡ, trong đó chúng ta gặp nhau như là những con người có phẩm giá chung, trong một nền văn hóa xem hạnh phúc của người già, người thất nghiệp, người tàn tật và trẻ sơ sinh như là đi liền với hạnh phúc của chúng ta.

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này tốt hơn, chúng ta phải khôi phục sự hiểu biết rằng, với tư cách là con người, chúng ta có chung một mục đích. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta rằng không ai được bảo vệ một cách riêng lẻ. Những gì ràng buộc chúng ta với nhau là cái mà chúng ta thường gọi là đoàn kết. Tình đoàn kết không chỉ là những hành động hào hiệp, quan trọng là ; đó là lời kêu gọi để nắm lấy thực tế rằng chúng ta bị ràng buộc với nhau bởi những ràng buộc nhân nhượng lẫn nhau. Trên nền tảng vững chắc này, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nhân loại khác biệt, tốt đẹp hơn.

_ Đức Giáo hoàng Francis là người đứng đầu Giáo hội Công giáo và là giám mục ở Rome.

Trần H Sa lược dịch....28/11/2020.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.