Đánh giá mối đe dọa từ phía cực hữu của Mỹ.

Nỗi lo thực sự có thể không phải là bạo lực quy mô lớn mà là "sự lồng ghép của chủ nghĩa cực đoan".

Ảnh của The Economist

Sách & nghệ thuật, Ấn bản ngày 12 tháng 12 năm 2020….Theo The Economist

Trần H Sa lược dịch.

Có ai đó hiểu là Stewart Rhodes và những người như anh ta nghiêm túc như thế nào hay không? Phát biểu trực tuyến ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông cho biết đội hình sát cánh gồm các đồng đội vũ trang của ông đang đợi ở bên ngoài Washington. Nếu Donald Trump bị hất cẳng, họ đã sẵn sàng cho một "cuộc chiến đẫm máu".

Ông Rhodes thích loại ngôn ngữ đe dọa. Vào năm 2016, nhóm của ông đã tiên liệu, tình trạng gian lận cử tri lan rộng sẽ được theo sau bởi “hậu quả thảm khốc”. Nó đã kêu gọi các thành viên của mình, bao gồm cả các cựu binh sĩ, giúp tuần tra biên giới Mexico để ngăn chặn và quấy rối những người muốn nhập cư.

Trong nghiên cứu của Sam Jackson của Đại học Albany qua tác phẩm "Những người giữ lời thề" (Oath Keepers), vì đơn vị này đã được biết đến, ông ta ước tính rằng khoảng 5.000 người có thể đã đăng ký, trong khi nhiều người khác là những cảm tình viên. Những gả này dự đoán một cuộc cách mạng Mỹ lần thứ hai, và tuyên bố bạo lực là hợp pháp để chống lại cái mà họ gọi là chính thể chuyên chế. Trong bối cảnh cực hửu của nước Mỹ, họ phù hợp với danh mục là các nhóm yêu nước hoặc các nhóm dân quân, được xác định bởi thái độ thù địch của họ với chính phủ (ngoài ông Trump). Trong các kiểu từ ngữ được các nhà phân tích sử dụng, với những loại danh xưng khác, thường thu hút nhiều sự chú ý hơn, họ được gọi là những người phân biệt chủng tộc triệt để và theo chủ nghĩa bản địa xem thường người nhập cư, những người phản đối ảnh hưởng của nước ngoài và các tôn giáo khác với Cơ đốc giáo.

Tác phẩm của ông Jackson là một trong số những cuốn sách mới, cảnh báo rằng cực hữu của Mỹ hiện đang hoạt động tích cực hơn bất kỳ lúc nào kể từ đầu những năm 1990. Bộ An ninh Nội địa đồng ý, và trong lời khai trước Quốc hội vào mùa thu này, giám đốc FBI, Christopher Wray, đã gọi là cực hữu — và đặc biệt những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng — là mối đe dọa khủng bố trong nước nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ. Năm ngoái, khi 48 người bị thiệt mạng trong 16 vụ tấn công, là mức gây chết người nhiều nhất trong một thế hệ của họ. Một đợt bạo lực như vậy trước đó chỉ dịu đi, sau khi một người cuồng tín chống chính phủ, Timothy McVeigh, đánh bom một tòa nhà liên bang ở thành phố Oklahoma vào năm 1995, giết chết 168 người.

Đời sống chính trị tồi tệ, sự tức giận về các vụ đóng cửa và sự khích lệ nâng niu của ông Trump đối với các nhóm như Proud Boys cũng khiến năm 2020 trở nên đáng lo ngại. Các cuộc biểu tình thường là ôn hòa của Black Lives Matter đã bị bao phủ bởi cả những người cảnh giác có vũ trang và một số người theo chủ thuyết "tăng tốc chủ nghĩa tư bản để thay đổi xã hội triệt để", những người hy vọng các cuộc tấn công vào cảnh sát sẽ thúc đẩy một cuộc nội chiến. FBI tường trình rằng trong bối cảnh các cuộc biểu tình ở Minneapolis sau cái chết của George Floyd, một thành viên của Boogaloo Bois, một nhóm cực hữu, đã sử dụng súng AK-47 bắn vào một đồn cảnh sát, mà sau đó anh ta đã thiêu rụi. “Cờ Boog đang bay trong bầu trời”, anh ta khoe khoang. Cũng chính người đàn ông đó đã nhận tiền từ một đồng nghiệp, người của Boogaloo, người mà gần như cùng lúc đã bắn chết một cảnh sát ở California.

Sự phối hợp như vậy là tương đối — và rất may — rất hiếm. Như Arie Perliger của Đại học Massachusetts, Lowell, nói, một điểm yếu lớn của các phần tử cực đoan cánh hữu là họ bị phân mảnh thành nhiều tổ chức, hoặc hành động hoàn toàn đơn lẻ, dẫn đến một “sự phản kháng không có lãnh đạo”. Trong cuốn " Những người Mỹ quá khích" (American Zealots), một lịch sử bạo lực cực hữu trải qua hơn 150 năm, ông Perliger phát hiện ra rằng những kẻ tấn công đơn độc thường ít gây chết người hơn, so với những kẻ âm mưu và hành động đồng loạt. Điều đó giúp giải thích tại sao, mặc dù có tổng cộng khoảng 12 triệu người theo hoặc đồng tình ở Mỹ, tác động tổng thể của chúng vẫn bị hạn chế.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ nghiệt ngã, chẳng hạn như người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã sát hại 11 người tại một giáo đường Do Thái ở Pittsburgh vào năm 2018, hoặc kẻ cuồng tín đã giết 23 người mua sắm ở El Paso vào năm sau. Công nghệ, chẳng hạn như vũ khí hủy diệt ngày càng nhiều, đang thay đổi phép tính. Và như trong trường hợp của cuốn sách "Những người giữ lời thề" (Oath Keepers) - những kẻ không thích người Hồi giáo và người nước ngoài cũng như chính phủ - ngay cả khi không có sự phối hợp chính thức, các ý tưởng (và đôi khi là nhân sự) cũng được chia sẻ trên phạm vi cực hữu.

Ví dụ, trong số các nhóm đã công khai thừa nhận có trọng tâm nằm ở nơi khác, phân biệt chủng tộc vẫn có xu hướng là một yếu tố. Những kẻ phá bĩnh thường bày tỏ không hài lòng về sự thay đổi xã hội, thường nổi giận chống lại những người thuộc chủng tộc khác, hoặc đôi khi là một tôn giáo khác hoặc bản năng giới tính khác. Hầu hết tất cả đều là đàn ông da trắng, thường là người nghèo và học hành kém. Trong khi miền Nam có lịch sử là tâm điểm của những tội ác này, thì giờ đây chúng xảy ra ở bất cứ nơi nào có số lượng lớn người Mỹ gốc Phi, người Tây Ban Nha và người châu Á sinh sống. (Nói một cách rõ ràng, Những người giữ lời thề, Ba phần trăm và các nhóm chống chính phủ khác được thành lập khi Barack Obama trở thành tổng thống.)

Từ thịt đến giết người.

Những lo lắng về nhân khẩu học giống các yếu tố khác vẫn luôn tái diễn, nhưng đặc biệt nghiêm trọng tại thời điểm này. Kathleen Belew của Đại học Chicago đã theo dõi cách các nhóm dân quân phát triển khi những người lính trở về nhà. Cô lưu ý, Ku Klux Klan ( KKK) phát triển mạnh mẽ sau các cuộc chiến tranh trước đây. Việc triển khai một số lượng lớn quân đội tới Iraq, Afghanistan và các nơi khác trong hơn hai thập kỷ, đã góp phần làm gia tăng hoạt động bạo lực hiện nay. Cô Belew cho thấy rằng Mỹ đang “hướng tới một đỉnh cao khó khăn” trong các câu chuyện gay cấn từ cực hửu.

Các vấn đề về hùng biện cũng vậy, đặc biệt là khi nó lan truyền trực tuyến. Trong cuốn "Lời nói thành vũ khí" (Weaponised Words) , Kurt Braddock của Đại học Mỹ đã theo dõi cách mà ngôn ngữ của những kẻ cực đoan lôi cuốn người mới. Tuy nhiên, ông nói, lời nói của các chính trị gia có thể nguy hiểm y như vậy. Ông Braddock cảnh báo rằng ông Trump và các đồng minh của ông đã khuấy động cuộc nói chuyện về sự phản kháng đối với một "nhà nước ngầm"; Braddock đã rất thất vọng khi Steve Bannon, cựu cố vấn của tổng thống, nói trên Twitter về việc chặt đầu ông Wray. Một số người theo "chủ nghĩa tưởng tượng, hành động tùy hứng" có thể sẽ hành động theo những lời nói như vậy. Vào tháng 10, FBI đã bắt giữ một nhóm ở Michigan, những người đã dành nhiều tháng để lên kế hoạch bắt cóc (và có thể giết) thống đốc của Michigan, bà Gretchen Whitmer, và những người khác. Họ có thể đã được khuyến khích bởi những lời chê bai của ông Trump đối với bà thống đốc, và lời kêu gọi "giải phóng" tiểu bang.

Tương tự, trong cuốn "Căm ghét quê hương" (Hate in the Homeland) , Cynthia Miller-Idriss mô tả cách mà những ý tưởng từng bị giới hạn trong giới cực đoan, chẳng hạn như ý tưởng “thay thế nhân khẩu học” — theo đó công dân gốc Mỹ sẽ bị lấn át — giờ đây được thúc đẩy bởi những nhân vật chính thống như Tucker Carlson và Laura Ingraham của Fox News. Cô tập trung vào khoảng 75.000 người theo chủ nghĩa da trắng tối cao đang hoạt động, những người có khuynh hướng đe dọa nhất trong cực hữu. Họ thường có các liên kết quốc tế, được minh họa bởi khoảng 17.000 người phương Tây đã tham chiến trong cuộc xung đột ở Ukraine. Hầu hết đều hào hứng chia sẻ các thuyết âm mưu, đặc biệt là thuyết bài Do Thái, ví dụ như phỉ báng George Soros, một nhà tài chính.

Cô Miller-Idriss quan tâm nhất đến cách thu hút những người mới, bao gồm thông qua âm nhạc sức mạnh da trắng hoặc võ thuật tổng hợp, đặc biệt là “Liên đoàn các Câu lạc bộ Chiến đấu Phát xít” (Confederation of Volkisch Fight Clubs). Một số bị thống trị bởi một nhóm vận động chính trị đẩy mạnh việc ăn thịt và tuyên bố cánh tả “muốn lấy đi bánh mì kẹp thịt của bạn”. Một số cậu bé tuổi teen thích sự hài hước đen tối và các trào lưu trên internet, thường liên quan đến Đức Quốc xã ("nướng bánh pizza" là một cách nói thô tục được ưa thích đối với sự diệt chủng của Đức quốc xã ). Đối với nhiều người, việc chia sẻ tài liệu cấm kỵ là khởi đầu của con đường hướng tới chủ nghĩa cực đoan.

Cô Miller-Idriss bị ấn tượng bởi chiếc quần tây được ép gọn gàng và áo sơ mi polo trắng của những người đàn ông trẻ tuổi đã diễu hành ở Charlottesville vào năm 2017, họ hô vang “Người Do Thái sẽ không thay thế chúng ta”. Những người khác, mà cô gọi là "Nipsters", hay là những kẻ hippy Đức Quốc xã, bán và mặc những bộ quần áo đắt tiền có thêu biểu tượng người da trắng ưu việt và các biểu tượng khác. Cô Miller-Idriss nói rằng “những bộ quần áo đáng ghét” như vậy khiến phong trào trở nên có thể chấp nhận được và hấp dẫn hơn so với những kẻ đầu trọc và tân phát xít Đức trước đây.

Nghiên cứu của cô cho thấy mối đe dọa thực sự từ cực hửu không phải là các nhóm như 'Những người giữ lời thề' sẽ phát động bạo lực chính trị quy mô lớn, huống hồ là một cuộc nội chiến mới. Nỗi lo lớn hơn là “sự lồng ghép của chủ nghĩa cực đoan”: sự lan rộng của các thái độ thù hận và bạo lực đến nổi ngày càng có nhiều người chia sẻ và thúc đẩy chúng.


Tham khảo từ 4 cuốn sách :

1/ Lời nói thành vũ khí (Weaponised Words) . Của Kurt Braddock. Nhà xuất bản Đại học Cambridge; 302 trang; $ 29,99 và £ 22,99.

2/ Những người giữ lời thề (Oath Keepers). Của Sam Jackson. Nhà xuất bản Đại học Columbia; 240 trang; $ 35 và £ 27.

3/ Căm ghét quê hương (Hate in the Homeland) . Bởi Cynthia Miller-Idriss. Nhà xuất bản Đại học Princeton; 272 trang; $ 29,95 và £ 25.

4/ Những người Mỹ quá khích" (American Zealots). Của Arie Perliger. Nhà xuất bản Đại học Columbia; 232 trang; 28 đô la và 22 bảng Anh.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.