Nổ lực của Trung Quốc sản xuất chip bán dẫn bị thất bại.

Thành công tuyệt vời từ những nỗ lực của Mỹ trói tay Huawei, cho thấy sự yếu ớt của lĩnh vực công nghệ cao tập trung của Bắc Kinh.

Công nhân sản xuất chip LED tại một nhà máy ở Huaian, tỉnh Giang Tô phía đông của Trung Quốc, ngày 16/6. STR / AFP QUA GETTY IMAGES

SALVATORE BABONES | NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2020….Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Thâm Quyến, một thành phố của chừng 12 triệu người ở phía đông nam tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, là thủ đô của hàng điện tử tiêu dùng của thế giới. Trực tiếp tiếp giáp với Hồng Kông, hiện nó trội hơn Hồng Kông về dân số, tòa nhà chọc trời, và thậm chí ở một số tính toán về tổng sản phẩm quốc nội. Đây cũng là quê hương của Huawei, công ty viễn thông Trung Quốc thống trị cơ sở hạ tầng không dây 5G toàn cầu, và là trung tâm của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung.

Ao ước một trung tâm lắp ráp điện thoại di động, thành phố Thâm Quyến bắt đầu quan tâm vào việc kinh doanh sản xuất điện thoại cho chính nó. Vào tháng 11, một tập đoàn do chính quyền thành phố Thâm Quyến dẫn đầu, đã đạt được một thỏa thuận bất thường trả cho Huawei 15 tỷ USD, và tiếp quản thương hiệu điện thoại thông minh rẻ tiền Honor của công ty. Huawei đang chiến đấu cho sự sống còn của mình kể từ khi nó bị bổ sung vào trong cả hai danh sách thực thể cấp phép xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹ và danh sách đen đầu tư nước ngoài của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Cảnh tượng kỳ lạ của một chính quyền thành phố rót tiền vào một gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, và kết thúc với một nhà sản xuất điện thoại rẻ tiền là biểu tượng của các vấn đề của Trung Quốc, trong việc phát triển công nghệ của riêng nó. Trung Quốc có tham vọng, và nó có thể làm mọi thứ ở quy mô lớn. Nó cũng có thể quyên tiền, ngay cả (khi cần thiết) từ các nguồn không có khả năng. Nhưng nó thiếu hệ sinh thái rộng lớn của hợp tác thương mại, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và đầu tư mạo hiểm thông minh, những thứ làm cho sự hợp tác công nghệ có thể sâu sắc. Nền kinh tế chỉ huy của Trung Quốc là một nền kinh tế gò bó khuôn khổ, nhưng công nghệ cao là một trò chơi của mạng internet.

Việc chính phủ Mỹ có thể dễ dàng trói tay nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng 5G trong vòng chưa đầy một năm, là dấu hiệu cho thấy sự yếu ớt của lĩnh vực công nghệ cao tập trung của Trung Quốc. Ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc dựa vào các nhà cung cấp Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản cho nhiều thành phần chính, nhưng chiến lược nhất trong công nghệ chiến lược là bộ vi xử lý. Và cho dù với nhiều năm đầu tư chiến lược, Trung Quốc (cho đến nay) đã không thể làm chủ việc sản xuất các chip máy tính chuyên dụng cao, nhưng hoàn toàn phổ biến này.

Chất bán dẫn dựa trên silicon được sử dụng trong tất cả các loại chip máy tính, bao gồm chip bộ nhớ, chip cảm biến và một loạt các chip vi xử lý khác. Hầu hết mọi người đã quen thuộc với các bộ vi xử lý đa năng được gọi là đơn vị xử lý trung tâm (CPU), vốn cung cấp năng lượng cho hệ điều hành máy tính và điện thoại thông minh, nhưng hiệu suất của thiết bị ngày càng phụ thuộc vào các bộ vi xử lý chuyên dụng hơn, chẳng hạn như bộ xử lý đồ họa (GPU) và máy gia tốc trí tuệ nhân tạo (AI). Các CPU tiên tiến nhất hiện nay sắp ra mắt thị trường, chẳng hạn như Apple A14 Bionic, Qualcomm Snapdragon 888 và Samsung Exynos 1080, bao gồm GPU và bộ tăng tốc AI được tích hợp ngay trên con chip - và tích hợp 5G không dây để khởi động.

Đối thủ quan trọng đối với các con chip tiên tiến này của Mỹ ở Trung Quốc, chỉ có HiSilicon Kirin 9000, được thiết kế bởi công ty con thiết kế chip "lý thuyết" (fabless) thuộc nội bộ của Huawei. Trong ngôn ngữ phức tạp của việc sản xuất chất bán dẫn, một nhà sản xuất chip fabless là một nhà sản xuất thiếu các cơ sở chế tạo riêng của mình, được gọi là "fabs" hoặc "lò đúc". Cho đến năm nay, chip HiSilicon của Huawei thực sự được sản xuất bởi Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan, nhưng việc thắt chặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đã chấm dứt điều đó. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu rộng hơn của Mỹ đối với phần mềm thiết kế chip và những công cụ của máy đúc, có nghĩa là Huawei hiện có rất ít cơ hội phát triển khả năng chế tạo tiên tiến của riêng mình. Kết quả là, Kirin 9000 thực sự chết non.

Nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất của Trung Quốc là 'Tập đoàn quốc tế sản xuất chất bán dẫn' ( Semiconductor Manufacturing International Corporation - SMIC), có trụ sở tại Thượng Hải. Giống như Huawei, SMIC nằm trong danh sách theo dõi của cả Bộ Thương mại và Quốc phòng Mỹ, bị hạn chế nghiêm trọng quyền truy cập vào công nghệ và tài chính của Mỹ. Nếu không có sự giúp đỡ của nước ngoài, SMIC còn lâu mới có thể sản xuất một con chip như của Kirin 9000. Giống như tất cả các CPU tốt nhất hiện nay, Kirin 9000 được thiết kế cho các vi mạch silicon 5 nanomet (một nanomet bằng một phần tỉ mét ). Khi nói đến chất bán dẫn, càng mõng hơn thì càng tốt hơn, và chip của SMIC tốt nhất hiện có thể xoay sở được là 14 nanomet. Nó đã công bố kế hoạch sản xuất chip 7 nanomet, nhưng thiếu các công cụ máy móc để sản xuất chúng.

Nếu Trung Quốc đã và đang không thể chọi được với các đối thủ cạnh tranh quốc tế của nó về bộ vi xử lý, không phải vì nó gặp khó khăn hoặc vì chi dùng. Trung Quốc đã thành lập một 'Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp quốc gia' trị giá 22 tỷ đô la vào năm 2014 (được gọi là Quỹ Lớn) trong nỗ lực làm giảm sự phụ thuộc vào chip nhập khẩu, nhưng ít có kết quả. Ngày nay, chỉ có 16 phần trăm chất bán dẫn của Trung Quốc được sản xuất tại địa phương, và chúng có xu hướng ít tinh vi nhất trong mọi danh mục. Năm ngoái, Trung Quốc đã công bố Một Quỹ Lớn thứ hai, đầu tư thêm 29 tỷ USD vào việc phát triển chất bán dẫn. Liệu nó vẫn còn được nhìn thấy hay không là do Trung Quốc có thể sản xuất thành công hay không ở vòng thứ nhì, lần này thì đang đối mặt với các lệnh trừng phạt quyết đoán của Mỹ.

Mặc dù có tất cả các khoản đầu tư hứa hẹn, các nhà sản xuất và các nhà thiết kế chip của Trung Quốc bây giờ dường như lại thiếu tiền mặt. Việc Huawei khúm núm với chính quyền Thâm Quyến không có gì bất ngờ, trước sự tiếp xúc nhiều với thị trường Mỹ và Ấn Độ. Nhưng các nhà sản xuất chip khác của Trung Quốc có ít kết nối với Hoa Kỳ cũng đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Công ty sản xuất chất bán dẫn Hongxin của Vũ Hán đã hứa sẽ xây dựng nhà thiết kế chip 7 nanomet đầu tiên của Trung Quốc, nhưng đã hết tiền vào tháng 8. Nó đã được tiếp quản bởi chính quyền quận thành phố - một giải cứu thực sự.

Cũng có trụ sở tại Vũ Hán vướng coronavirus, nhà sản xuất chip bộ nhớ 'Công nghệ Bộ Nhớ Dương Tử' ( Yangtze Memory Technologies ) đã công bố kế hoạch vào tháng 9 xây dựng một nhà máy chế tạo chip nhớ flash đẳng cấp thế giới, trị giá 22 tỷ USD . Hai tháng sau, công ty mẹ của nó, Thanh Hoa Unigroup, vỡ nợ trái phiếu trị giá 198 triệu đô la. Ngoài dự án chip bộ nhớ hiện đang bị đình trệ, Thanh Hoa Unigroup còn sở hữu một công ty thiết kế chip và nền tảng điện toán đám mây, cùng các công ty con khác. Một công ty được phát sinh từ Đại học Thanh Hoa có uy tín (trường cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) như Thanh Hoa Unigroup thường được cho là bất bại nhờ yếu tố chính trị !

Tuy nhiên, nó không phải là một công ty con liên kết với trường đại học có uy tín đầu tiên bị vỡ nợ. Tập đoàn sáng lập Đại học Bắc Kinh, một tập đoàn đa dạng, đã mất một khoản thanh toán trái phiếu vào tháng 12 năm ngoái, ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng coronavirus xảy ra. Nếu Trung Quốc cho phép các công ty kết nối tốt như các nhà máy bán dẫn và các nhóm nghiên cứu đại học bị phá sản, điều kiện tài chính ở nước này phải thảm khốc hơn nhiều so với thông báo của các quỹ đầu tư hàng tỷ đô la, như đã cho thấy. Vì thảm khốc, trên thực tế, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Yi Gang, vào tuần trước cảm thấy bắt buộc phải công khai cảnh báo các chính quyền địa phương không mong đợi các cứu trợ tài chính cho các quyết định kinh doanh tồi - chẳng hạn như tiếp nhận các công ty đang gặp khó khăn hoặc các công ty con với tương lai không chắc chắn.

Trung Quốc đã thực hiện việc sản xuất chip như là ưu tiên công nghệ dân sự hàng đầu trong thập kỷ qua, nhưng nó chẳng cho thấy có được bao nhiêu. Ngay cả trước khi nhiều công ty hàng đầu của nó bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và tài chính của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã chứng minh bản thân nó không thể thiết lập sự hiện diện cạnh tranh trên thị trường chỉ với chip bộ nhớ tương đối đơn giản - đừng nghĩ đến các bộ vi xử lý phức tạp. Khi sự vượt trội về thiết kế chip thậm chí đi xa hơn vào con đường tích hợp nhiều thứ, với CPU, GPU, máy gia tốc AI, và modem không dây, tất cả đều được in trên một vi mạch duy nhất có bề rộng chỉ vài phân tử, Trung Quốc sẽ tìm thấy nó mãi mãi khó khăn để bắt kịp.


_ Salvatore Babones là một cây viết cho chuyên mục chính sách đối ngoại và là học giả phụ trợ tại Trung tâm Nghiên cứu Độc lập ở Sydney.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.