Nước Mỹ vượt qua sự sát hạch căng thẳng của Trump.

Sau 4 năm Tổng thống Donald Trump coi thường các chuẩn mực chính trị đã được thiết lập, thật hấp dẫn để nói nền dân chủ hợp hiến của Mỹ đã bị thiệt hại lâu dài. Nhưng, như cuộc bầu cử năm 2020 cho thấy, các thể chế của nền dân chủ Mỹ đã nổi bật lên, thậm chí còn mạnh hơn.

Ảnh : Brendan Smialowski / AFP qua Getty Images.

ERIC POSNER…Ngày 7 tháng 12 năm 2020…Theo Project Syndicate

Trần H Sa lược dịch.

CHICAGO - Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gần như hoàn thành, đã bị đảo lộn bởi một loạt các lời tiên tri gây sốc. Chúng ta được thông báo rằng các lá phiếu sẽ không được đếm, máy bỏ phiếu sẽ bị tấn công, các cơ quan lập pháp tiểu bang sẽ sắp xếp các đại cử tri bất chấp ý chí của người dân, những kẻ côn đồ có vũ trang sẽ đe dọa các cử tri, và bạo loạn sẽ nổ ra - với cảnh sát đứng về phía tổng thống “luật và lệnh ”. Tổng thống Donald Trump, đúng như dự đoán, đã thực sự từ chối nhượng bộ, cáo buộc đảng Dân chủ gian lận và thách thức cuộc bầu cử tại tòa án. Nhưng ông không có triển vọng thực sự nào về việc tiếp tục tại vị sau Ngày lễ nhậm chức.

Bạn bè và đồng minh của Mỹ đã không còn tin tưởng vào điều đó ngay sau nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump. Joe Biden sẽ làm tất cả những gì có thể để sửa chữa thiệt hại, nhưng vấn đề sâu xa hơn là nhiều người đang đặt câu hỏi, liệu Trump có đơn thuần là một triệu chứng cho thấy sự suy tàn của nền dân chủ Mỹ hay không.

Những người cho rằng ý nghĩa hành vi sau bầu cử của Trump tương đương với một âm mưu đảo chính là đang hiểu sai tình hình. Việc Trump từ chối nhượng bộ chẳng có nghĩa lý gì cả. Các thách thức pháp lý của ông ta là phù phiếm và đã bị hủy bỏ bởi các tòa án. Ông ấy đã thua.

Trong khi nhiều cử tri Đảng Cộng hòa nói với những người thăm dò rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp, hầu như không ai trong số họ xuống đường hoặc theo đuổi các chiến thuật làm cho người ta thực sự tin rằng nền dân chủ đã bị phá vỡ. Không có cuộc nổi dậy kiểu Hồng Kông. Các cuộc tấn công của Trump vào các thể chế của người Mỹ phần lớn là một hình thức nghệ thuật trình diễn chính trị.

Đúng là hấp dẫn khi nói rằng dù sao Trump cũng đã làm hỏng hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ, và nói chung làm hỏng nền dân chủ hợp hiến của Hoa Kỳ. Tuyên bố cơ bản - được lặp đi lặp lại với tần suất khác thường trong bốn năm qua - là Trump đã phá hoại một số "chuẩn mực" quan trọng đối với hoạt động của nền dân chủ. Những quy tắc bất thành văn này bảo đảm rằng hai chính đảng vẫn hợp tác, ý chí của người dân vẫn được tôn trọng và chính trị không bị biến thành bạo lực. Nếu một tổng thống thả nổi hoặc tấn công các chuẩn mực này, chúng sẽ tan rã, khiến dân chủ không thể thực hiện được.

Lo lắng này chắc chắn là chính đáng. Tuy nhiên, nghịch lý là các cuộc tấn công của Trump vào nền dân chủ Mỹ dường như đã củng cố chứ không phải là làm suy yếu nền dân chủ Mỹ. Hãy xem xét cuộc bầu cử. Các nhà khoa học chính trị đã than thở trong nhiều thập kỷ rằng có quá ít người Mỹ đi bỏ phiếu hoặc không quan tâm đến chính trị. Tuy nhiên, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm nay với tỷ lệ phần trăm dân số đủ điều kiện đi bầu, là cao nhất kể từ năm 1900. Bất chấp những khó khăn và hạn chế của cuộc khủng hoảng sức khỏe tồi tệ nhất trong một thế kỷ, mọi người đã quyên góp tiền bạc cho các ứng cử viên, tranh luận với nhau trên mạng, và được tổ chức trên quy mô lớn. Bất chấp lý thuyết âm mưu, sự phân cực và cảm giác hỗn loạn dai dẳng, đây là những dấu hiệu của một nền dân chủ lành mạnh.

Tương tự, trong khi Trump công kích báo chí là “kẻ thù của nhân dân”, thường chỉ trích nhiều nhà báo bằng cách nêu đích danh, các hãng truyền thông lớn vẫn phát triển mạnh mẽ . Số người đăng ký báo in và báo kỹ thuật số của The New York Times, một trong những “kẻ thù” chính của Trump, đã tăng vọt, từ ba triệu vào năm 2017 lên bảy triệu vào năm 2020. CNN, MSNBC và Fox News đều đạt xếp hạng kỷ lục vào năm 2020 . Cũng không có bằng chứng nào cho thấy các nhà báo hoặc các nhà bình luận phải tự kiểm duyệt các câu chuyện hoặc ý kiến ​​của họ vì sợ chính phủ trả thù.

Cơ quan tư pháp, một mục tiêu thường xuyên khác bị Trump chỉ trích, cũng đã duy trì sự độc lập của họ. Ngoài việc bác bỏ những thách thức bầu cử vô căn cứ của Trump, các thẩm phán đã xử chính quyền của ông đi từ thất bại này đến thất bại khác. Những nỗ lực của Trump nhằm bãi bỏ các quy định của nền kinh tế, trong khi được những người bảo thủ hoan nghênh, đã bị các tòa án ngăn chặn trong phần lớn các vụ việc được đưa ra trước họ - và thường xuyên hơn nhiều so với các chính quyền trước đây. Các tòa án cũng đã can thiệp vào nhiều nỗ lực có chữ ký của Trump nhằm hạn chế nhập cư bất hợp pháp, trong một số trường hợp mạnh mẽ chỉ trích chính quyền. Và trong khi Trump đã chuyển cơ quan tư pháp sang cánh hửu, các thẩm phán mà ông bổ nhiệm dường như đang coi trọng công việc của họ hơn.

Điểm lớn hơn là các vi phạm chuẩn mực luôn luôn không thành công; thông thường, chúng phơi bày những sai sót có thể được cải thiện thông qua quá trình dân chủ. Sau khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt vi phạm quy tắc chống lại việc phục vụ nhiều hơn hai nhiệm kỳ, quy tắc này đã được hệ thống hóa trong Hiến pháp Hoa Kỳ với Tu chính án thứ hai mươi hai.

Và ngay cả khi việc vi phạm các quy tắc khiến chúng tan rã, đó không phải lúc nào cũng là một điều xấu. Trong nhiều trường hợp, các chuẩn mực đó chỉ phản ánh các hoạt động trong quá khứ và đã không còn hữu ích nữa. Nhìn lại quá khứ, những tổng thống vi phạm các chuẩn mực có vẻ nhìn xa trông rộng chứ không phải là đi thụt lùi. Vào thế kỷ 19, các tổng thống đã vi phạm các quy tắc cấm họ vận động tranh cử khi còn đương chức (điều mà được coi là không được nêu rõ) hoặc không được trực tiếp lôi cuốn người dân (thay vì làm việc thông qua Quốc hội). Những chuẩn mực này đã tan rã bởi vì những quan niệm trước đó về quản trị ưu tú đã làm mất đi lực bẩy ở xã hội có tổ chức của họ, khi các lý tưởng dân chủ đã được củng cố. Các chuẩn mực chính trị, giống như các chuẩn mực đạo đức, có sức mạnh đúng đắn bởi vì chúng không thể bị phá hủy bởi một vài người nổi tiếng. Khi chúng bị xói mòn, đó là vì chúng xung đột với các nguyên tắc mới nổi hoặc thực tế chính trị mới.

Ngược lại, các cuộc tấn công của Trump vào các trung tâm quyền lực cạnh tranh trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ, chủ yếu lại là phục vụ nhằm nhắc nhở mọi người tại sao những trung tâm quyền lực này lại quá quan trọng như vậy ngay từ đầu. Bản thân Trump dường như cũng hiểu điều này, cho rằng các cuộc tấn công của ông chỉ là khoa trương hùng biện. Theo những gì chúng tôi biết, ông ta đã không thực hiện các hành động cụ thể để phá hoại báo chí hoặc làm suy yếu các tòa án - ví dụ, bằng cách ra lệnh điều tra hoặc truy tố, hoặc thúc đẩy luật pháp vốn có thể cản trở hoạt động của họ. Ông ta cũng không sử dụng cơ quan thực thi pháp luật hoặc các quy trình khác của chính phủ để quấy rối đảng Dân chủ hoặc các đối thủ chính trị khác, nhiều như ông ta muốn. Những lời hùng biện mang tính kích động của ông đã phản tác dụng - khiến ông mất nhiều phiếu bầu quan trọng trong số các đảng viên Cộng hòa và kích thích số lượng lớn cử tri đi bầu từ các đảng viên Dân chủ, trong khi lại không gây tổn hại cho các đối tượng mục tiêu của ông. Niềm tin của người Mỹ vào các tổ chức công cộng, như được đo lường bởi Gallup, dường như không hề suy giảm trong suốt quá trình của chính quyền Trump (mặc dù xu hướng đi xuống đã có trước ông ta từ lâu).


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.