Tại sao chủ nghĩa bảo hộ không thể giải quyết thâm hụt thương mại của Trump.

Flickr Nhà Trắng, được sửa đổi, https://creativecommons.org/publicdomain/mark/1.0/

Sarah J. Clifford & Scott N. Romaniuk… Theo Geopolitican Monitor

Trần H Sa lược dịch.

Cho đến khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, tình trạng thâm hụt thương mại đang diễn ra ở Hoa Kỳ rất ít được nhấn mạnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc trong bất kỳ bài hùng biện nào trước đó của các tổng thống. Năm 1984, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục, 123,3 tỷ USD, con số vượt xa kim ngạch nhập siêu 69,4 tỷ USD vào năm 1983, chính quyền coi đó là “thâm hụt thương mại”, Peter T. Kilborn viết trong một ấn bản ngày 31 tháng 1 năm 1985 trên The New York Times, "một mức giá nhỏ, thậm chí thỏa đáng, phải trả cho một nền kinh tế lành mạnh với đồng đô la mạnh và lạm phát thấp". Chính quyền Reagan đã thành công trong việc ổn định lạm phát và giảm thất nghiệp, nhưng những thành tựu của nó đã phải trả giá với việc tăng trưởng kinh tế vốn đã có vết nứt.

Reagan bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông với khoản nợ 965 tỷ đô la, và 8 năm sau đó kết thúc nhiệm kỳ với khoản nợ 2,74 nghìn tỷ đô la, một xu hướng được Reagan mở đầu và tiếp tục trong suốt 5 vị tổng thống tiếp theo. George HW Bush đã nâng nợ quốc gia lên thêm nữa, đưa nó lên 4,23 nghìn tỷ đô la vào cuối nhiệm kỳ 4 năm của ông. Mức tăng này giảm nhẹ sau cuộc bầu cử của Bill Clinton với khoản nợ liên bang chỉ tăng lên với con số nợ 5,77 nghìn tỷ USD sau 8 năm ông Bill Clinton tại vị. Do “Cuộc chiến chống khủng bố” và các khoản chi tiêu cho quân sự và an ninh theo sau đó, Tổng thống George W. Bush đã tăng gấp đôi nợ quốc gia, nâng tổng số nợ quốc gia lên 11,1 nghìn tỷ USD sau hai nhiệm kỳ của ông. Mặc dù việc tăng nợ liên bang của Tổng thống Barack Obama không duy trì tốc độ như những người tiền nhiệm, nhưng ông vẫn rời nhiệm sở vào năm 2017 với khoản nợ hơn 19,85 nghìn tỷ USD.

Donald Trump nhậm chức vào năm 2017. Trong bốn năm làm tổng thống, ông thâm hụt thêm 6,6 nghìn tỷ USD, và ban đầu được dự kiến là ​​sẽ thâm hụt thêm khoảng 8 nghìn tỷ USD, mặc dù đã được bầu với lời hứa cắt giảm hoặc chấm dứt thâm hụt thương mại của Mỹ. Tổng thâm hụt của ông đan xen chặt chẽ với đại dịch toàn cầu, phản ứng của Hoa Kỳ thông qua việc Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, và Quốc hội thông qua Đạo luật CARES trị giá 2 nghìn tỷ đô la bên cạnh một số biện pháp kích thích khác được cho là cần thiết để bảo vệ nền kinh tế Mỹ; mặc dù kết quả chi tiêu có thể khác nếu chính phủ liên bang Hoa Kỳ lập kế hoạch khác. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) ước tính những yếu tố này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thâm hụt liên bang. Các khoản thâm hụt tăng vọt của Trump, ở một mức độ đáng kể, có thể được chính thức công nhận bởi các ảnh hưởng ở bên ngoài và tác động của chúng đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trump đã thua trong trận chiến thâm hụt quốc gia và không bảo đảm được nhiệm kỳ thứ hai mà với thời gian đó, ông có thể thực hiện được lời hứa bầu cử ban đầu, hoặc khiến nước Mỹ chìm sâu hơn vào nợ nần.

Thâm hụt thương mại được nhấn mạnh trong suốt chiến dịch của Tổng thống Trump đã trở thành một lý do được cho là tại sao nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Ông Trump, với phong cách chính trị thực sự, hứa sẽ giảm thâm hụt thương mại bằng cách tấn công Trung Quốc và nhiều đồng minh quan trọng của Mỹ trong một nỗ lực bảo vệ việc làm của Hoa kỳ và nâng cao nền kinh tế. Mặc dù ông ta đã giữ lời và "cố gắng" cắt giảm thâm hụt, nó đã không có kết quả và thay vào đó dẫn đến việc thâm hụt tăng thêm nửa. Điều này có thể là do lập trường của ông rằng, bằng cách tấn công các đồng minh thân cận nhất của mình và áp thuế đối với nhiều sản phẩm của Trung Quốc, Canada và Mexico, ông sẽ giải quyết được tai ương của mình. Trước hết, chúng tôi trình bày chi tiết mức độ thâm hụt đã tăng lên như thế nào do việc Mỹ tăng cường mua các sản phẩm nước ngoài và quyết định cắt giảm thuế của Trump, vì những điều đó mà đã dẫn đến việc nợ quốc gia phình thêm hơn và buộc Mỹ phải vay thêm tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài để tài trợ cho tiêu dùng của mình. Sau đó, chúng tôi nói rõ rằng việc sử dụng thuế quan của Trump là sai lầm nghiêm trọng, và nó chỉ hợp với việc phình to thêm thâm hụt thương mại chứ không phải là khắc phục nó, một lần nửa, dẫn đến việc gia tăng thâm hụt quốc gia một cách bất thường dưới sự cầm quyền của Trump.

Thâm hụt thương mại phồng to thêm.

Một trong những lời hứa đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi tuyên thệ nhậm chức là vừa cắt giảm thuế vừa “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, bằng cách đưa công dân Mỹ trở lại làm việc với phương thức hạn chế nhập khẩu hàng loạt các loại hàng hóa mà có thể được sản xuất trong nước, chẳng hạn như ô tô. Trong vòng một tháng sau đó, ông đã ngăn một nhà máy ô tô Ford chuyển đến Mexico và “cứu” hàng nghìn công việc tại nhà máy ban đầu của nó ở Michigan. Sau đó, ông ký Đạo luật Việc làm và Cắt giảm thuế, với luật cắt giảm thuế khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, qua đó cho thấy chỉ riêng thuế doanh nghiệp giảm 30%. Với hai hành động bảo thủ về mặt tài chính này, Trump ngay lập tức trở thành một “anh hùng” quốc gia đối với nhiều người. Sau đó, ông đã giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức kỷ lục 3,9%, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế, giúp đồng đô la Mỹ tăng giá - hoặc tăng sức mua của đồng đô la trên thị trường quốc tế - và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa của Mỹ để hỗ trợ cho việc giảm tiêu thụ sản phẩm của nước ngoài. Chỉ nhìn vào những số liệu thống kê này sẽ khiến nhiều người hiểu rằng các chính sách kinh tế của Trump, rõ ràng là việc ông tăng thuế theo đơn giá hàng - làm tăng giá của một sản phẩm theo một tỷ lệ phần trăm được ấn định trước - dẫn đến một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các đồng minh xung quanh của ông, đúng chứ?

Khi nền kinh tế Mỹ bùng nổ vào năm 2019 và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ năm 1968, nhiều người ủng hộ Trump kỳ vọng rằng lời hứa giảm thâm hụt thương mại của ông sẽ thành hiện thực, nhưng thay vào đó, họ lại thấy nó tăng vọt hơn nữa. Điều này là do trước hết, Tổng thống Trump có khuynh hướng hẹp hòi chỉ yêu thích tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của Hoa Kỳ, trong khi dường như bỏ qua tài khoản vốn, mặc dù nó có tầm quan trọng tương đương. Cán cân thanh toán (BoP) về cơ bản là một danh sách các giao dịch chảy vào và đi ra khỏi Hoa Kỳ. Cán cân thanh toán được chia thành hai phần, tài khoản vốn, là các dòng vốn - thường được thấy thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài - và tài khoản vãng lai, bao gồm xuất nhập khẩu. Vốn và tài khoản vãng lai phải luôn cân bằng bằng 0. Do thâm hụt thương mại đang diễn ra ở Mỹ, điều này có nghĩa là Mỹ đang nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và do đó, phá vỡ tài khoản vãng lai, hoặc thâm hụt thương mại. Ngược lại, thâm hụt tài khoản vãng lai đòi hỏi tài khoản vốn phải thặng dư để duy trì cán cân thanh toán, có nghĩa là cần có một lượng lớn dòng vốn chảy vào trong nước dưới hình thức đầu tư. Với quyết định của Tổng thống Trump cắt giảm thuế và thực hiện bãi bỏ quy định giữa các tập đoàn, ông đã tạo ra một bầu không khí dẫn đến nhiều công ty nước ngoài nhảy vào thị trường Mỹ vì các ưu đãi thuế thấp. Bằng cách đưa thêm các công ty nước ngoài vào, cho nên ông đã tăng thặng dư tài khoản vốn, điều mà thường xảy ra để cân bằng khi có thâm hụt tài khoản vãng lai . Bởi việc không để ý đến tài khoản vốn của Hoa Kỳ một cách rõ ràng, ông đã hạn chế khả năng của chính quyền trong việc giảm thâm hụt thương mại, và trên thực tế, đã làm trầm trọng thêm nó.

Thứ hai, Hoa Kỳ thể hiện sự gia tăng tiêu dùng của người dân Mỹ với thái độ phô trương, vì cho rằng nó là mối tương quan trực tiếp với các chính sách kinh tế của Trump do thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Theo các yếu tố quyết định nhu cầu, khi thu nhập trung bình của một quốc gia tăng lên và đồng tiền của họ tăng giá, người tiêu dùng ở Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn và đồng thời, mua nhiều sản phẩm hơn mà thường là từ nước ngoài, do khả năng tiếp cận vốn của họ tăng lên, cũng như khi sức mua của đồng đô la Mỹ cao hơn. Điều này vẫn đúng ở Mỹ ngay cả khi các chính sách kinh tế trọng thương gần đây của họ cố gắng ngăn chặn người tiêu dùng mua các sản phẩm nước ngoài, và thay vào đó, giữ tiền của họ ở lại trong nước. Tuy nhiên, do các sản phẩm nước ngoài có giá thành tương đối thấp, chẳng hạn như hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, người dân Mỹ nhận thấy rằng họ đang tiêu thụ nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn, điều mà chỉ hỗ trợ cho sự thâm hụt ngày càng tăng.

Trump đã sai lầm khi không thể hiện sự hiểu biết rằng, để cắt giảm thâm hụt thương mại, ông không chỉ quan tâm đến việc nhập khẩu sản phẩm, mà việc quan trọng hơn là thói quen tiêu dùng của người dân Mỹ. Để tài trợ cho sự gia tăng tiêu dùng của công dân Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải vay nhiều hơn từ nước ngoài - thường là từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản - dẫn đến dòng vốn chảy trở lại Mỹ thông qua tài khoản vốn. Điều này, một lần nữa, giúp làm tăng thâm hụt thương mại để duy trì trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán, Mỹ buộc phải thâm hụt tài khoản vãng lai. Vì vậy, do tiêu dùng của người dân Mỹ tăng lên, Mỹ buộc phải vay thêm vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, làm tăng dòng vốn vào Mỹ và làm trầm trọng thêm một điều mà Trump nói rằng ông sẽ giảm thiểu - thâm hụt thương mại.

Tại sao thuế quan không phải là câu trả lời?

Ngay cả trong thế kỷ 18, khi Adam Smith viết cuốn "Sự Thịnh vượng của các quốc gia" (Wealth of Nations) , chuyên gia kinh tế này đã nhận thức được tác động tiêu cực mà thuế quan gây ra cho nền kinh tế của một quốc gia, và rằng chúng không có lợi về lâu về dài cho đất nước, và đơn giản là nên tránh. Dẫu cho Smith, tương tự như Trump, tin rằng một nhà nước nên như thế, Douglas A. Irwin viết, "Giảm càng nhiều càng tốt việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài để tiêu dùng hàng trong nước, và tăng càng nhiều càng tốt việc xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp trong nước", Irwin chắc chắn sẽ không đồng ý với cách Trump tìm cách giảm lượng nhập khẩu của Mỹ như đã thực hiện. Smith nhận ra rằng mặc dù thuế quan có lợi trong ngắn hạn vì chúng giúp tăng việc làm và sản lượng trong một số lĩnh vực được bảo hộ, nhưng về lâu về dài chúng sẽ có hại do thực tế là, cuối cùng chúng sẽ dẫn đến một chế độ độc tài chuyên quyền và ngăn cản thương mại tự do, khiến người tiêu dùng bị tính giá hàng hóa cao hơn bởi mất khả năng cạnh tranh.

Mặc dù nhiều nhà kinh tế sau Smith đã nghiên cứu kỹ ý tưởng của ông về thương mại tự do, nhưng Smith là một trong những nhà kinh tế đầu tiên thực sự hiểu được những tác động có hại mà thuế quan có thể gây ra cho một quốc gia, và thay vào đó thúc đẩy các chính sách thương mại tự do, cho phép một quốc gia theo đuổi lợi thế tuyệt đối trong một sản phẩm. Lợi thế tuyệt đối có nghĩa là một nhà nước phải chuyên môn hóa việc sản xuất một mặt hàng nào đó mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất, và sau đó mở rộng sản xuất để buôn bán với các nước khác. Khi đó, thương mại trở nên cùng có lợi cho tất cả các bên liên quan, vì cả nguồn lực và lao động đều được phân bổ hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất hàng hóa, so với việc, giả sử như Hoa Kỳ cố gắng sản xuất tất cả các mặt hàng mà dân chúng yêu cầu. Nếu một quốc gia chọn thực hiện thuế quan thì sẽ dẫn đến một số hàng hóa nhất định thiếu hụt trên thị trường, theo đó sẽ xảy ra việc trong nước sản xuất một số hàng hóa thay thế mà số lượng sẽ phải gia tăng, vượt quá năng lực hiệu quả của công ty, dẫn đến việc hàng hóa được sản xuất ở trong nước không thích hợp như nó được sản xuất ở nước ngoài. Mặc dù thuế quan có tác dụng ngăn cản tiêu dùng, nhưng không hoàn toàn loại bỏ được một loại hàng hóa cụ thể ra khỏi thị trường, dẫn đến nhiều hàng hóa có chịu thuế vẫn được người tiêu dùng mua sắm. Khi đó, người tiêu dùng buộc phải trả giá cao hơn cho hàng hóa chịu thuế, bởi giá trị thị trường cao hơn. Người dân Hoa Kỳ, do việc thực hiện thuế quan đối với một số mặt hàng nhập khẩu, sẽ phải dùng tiền trong túi của mình chi trả cho các mức thuế này, vì nhà sản xuất buộc gánh nặng tài chính từ bản thân họ sang người tiêu dùng, gây hại một cách hiệu quả cho các công dân trong nước thay vì dự kiến các công ty nước ngoài bị hại.

Mặc dù người tiêu dùng ở Mỹ phải chịu gánh nặng tài chính do việc áp dụng thuế quan đối với một số lượng nhiều hàng hóa mà họ nhu cầu, nhưng chúng tôi thấy Hoa Kỳ đang trải qua một thời kỳ gia tăng việc làm cũng như sản phẩm nhiều hơn trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như việc chế tạo, bởi vì việc thực thi thuế quan đang bảo vệ các ngành công nghiệp của Mỹ và cho phép họ thuê thêm công nhân. Tất nhiên, tất cả điều này đã dừng lại khi đại dịch COVID-19 bùng nổ trên toàn cầu và tác động của nó cùng với các biện pháp chống đại dịch của chính phủ đã có tác động làm suy nhược người Mỹ và công dân của nhiều quốc gia khác. Bất chấp những lợi ích ngắn ngủi đặc biệt của chúng, các mức thuế này cũng dẫn đến các mức thuế "ăn miếng trả miếng" có đi có lại, được thêm vào hàng hóa của Hoa Kỳ, chẳng hạn như thuế quan 25% đối với các sản phẩm đậu tương được nhập khẩu vào Trung Quốc. Các mức thuế trả đũa này đã khiến nông dân trồng đậu tương ở miền trung tây vật lộn tìm kiếm người mua sản phẩm của họ, và đã làm tổn hại đến nền kinh tế của các bang như Tennessee, nơi mà đậu tương là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của họ. Trong khi đó, Smith tin rằng thuế quan có lợi nếu chúng được sử dụng theo kiểu trả đũa, điều mà Trung Quốc đã trưng ra, nhưng đây là ngoại lệ duy nhất và chỉ tạm thời về hình thức, vì nó có thể làm phức tạp việc sử dụng thương mại tự do và có thể cản trở tiến độ nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia do giá mỗi sản phẩm tăng lên. Do đó, thương mại tự do nên được theo đuổi trừ khi phát sinh những hoàn cảnh cực kỳ cụ thể, bởi vì mặc dù thuế quan có thể hỗ trợ bảo vệ một số ngành công nghiệp nhất định bằng cách cung cấp cho họ sự bảo vệ trên thị trường quốc tế, nhưng sự bảo hộ đó cuối cùng sẽ kích thích hiệu ứng boomerang ( * ) và gây bất lợi cho toàn quốc, điều đã được chứng minh khi Smith tranh luận, "lợi ích của thị trấn là thua thiệt của đất nước."

Vậy bây giờ là gì ?

Trong bài báo "Tại sao Thâm hụt Thương mại ngày càng lớn - Bất chấp tất cả những lời hứa của Trump", David Lynch nhấn mạnh thực tế là Trump đã đánh lừa người dân Mỹ tin rằng thuế quan đối với các sản phẩm nước ngoài sẽ giải quyết được “vấn đề” thâm hụt thương mại vốn có, trong khi trên thực tế, nền kinh tế Mỹ sẽ phải chịu những thất bại bất thường trong tương lai do các chính sách bảo hộ của Trump. Lynch khẳng định rằng việc cắt giảm thuế cũng như "loại bỏ các giới hạn của Quốc hội đối với chi tiêu chính phủ" trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và tiêu dùng gia tăng đã đến mức đụng trần, làm tăng thêm thâm hụt một cách hiệu quả. Trump nhận ra rằng các chính sách bảo hộ của ông đã làm gia tăng thâm hụt buộc ông phải tìm kiếm các cơ hội khác để giảm chi tiêu khi thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng. Sau đó Trump tuyên bố cắt giảm chi tiêu của chính phủ trong khi bảo đảm với người dân Hoa Kỳ rằng Medicare, Medicaid (**) và An sinh xã hội, ba thể chế chiếm 60% ngân sách quốc gia tính đến năm 2015, sẽ không bị cắt giảm và quân đội sẽ chỉ nhận một khoản cắt giảm chi tiêu nhỏ từ 716 tỷ đô la xuống còn 700 tỷ đô la. Những khoản cắt giảm này, có hay không, khó có thể ảnh hưởng đến thâm hụt 21,7 nghìn tỷ đô la của chính phủ và thay vào đó, được dự định sẽ tiếp tục tăng thâm hụt vì các khoản phí tổn gia tăng mà Medicare, Medicaid và An sinh xã hội yêu cầu, do dân số già nua của Mỹ. Ngoài ra, phần lớn cơ sở cử tri của Trump bao gồm những người trung niên và cao tuổi, những người phụ thuộc vào phúc lợi nhà nước, và do đó hạn chế khả năng của Trump trong việc cắt giảm các chương trình này nếu ông hy vọng được bầu lại vào năm 2024. Do đó, khả năng duy nhất còn lại để hạn chế thâm hụt thương mại là tăng thuế để giảm bớt lượng đi vay từ các nhà đầu tư nước ngoài, điều này sẽ quay lại làm giảm thặng dư tài khoản vốn, từ đó cho phép cân bằng tài khoản vãng lai với thâm hụt ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, Trump không bao giờ có khả năng đầu hàng sự khó chịu cần thiết này ( tức là tăng thuế trong nước, THS).

Những nỗ lực của Trump trong việc “bảo vệ” ngành công nghiệp Mỹ đã dẫn đến việc gia tăng đầu tư và dòng vốn chảy vào Mỹ, đồng thời làm tăng thâm hụt thương mại và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều tập đoàn của Mỹ hiện đang phải vật lộn với thuế quan, bên cạnh những áp lực gia tăng của đại dịch toàn cầu. Với sự hiểu biết không thỏa đáng của Trump về cả các thông lệ kinh tế quốc tế cơ bản cũng như cán cân thanh toán của Mỹ, các chính sách của ông đã dẫn đến việc mở rộng cả thâm hụt thương mại lẫn thâm hụt quốc gia một cách hiệu quả. Để giải quyết những tệ nạn này, chính quyền Trump sẽ cần phải hạn chế chi tiêu ở mức độ lớn hơn hoặc hạn chế dòng vốn chảy vào Mỹ thông qua một số hình thức thay thế không liên quan đến việc ban hành thuế quan. Điều này sau đó sẽ giúp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai do không bị áp lực mạnh như tài khoản vốn do các dòng vốn khổng lồ đổ vào Mỹ. Bằng cách giảm thặng dư tài khoản vốn, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ thấy giảm thâm hụt thương mại và giảm thâm hụt tổng thể của quốc gia. Mặc dù Trump có thể đã nhận ra rằng cần phải thực hiện những thay đổi quyết liệt đối với ngân sách tổng thể của Hoa Kỳ, nhưng ông đã không hành động theo bất kỳ nhận thức nào như vậy. Mặc dù người dân Mỹ sẽ không có cơ hội để thấy các chính sách tài chính của ông diễn ra như thế nào trong nhiệm kỳ thứ hai, nhưng dựa trên kết quả hoạt động ở nhiệm kỳ duy nhất của Trump, ông ấy có khả năng chọn các chính sách không hiệu quả và cuối cùng sẽ làm tăng thâm hụt quốc gia hơn nữa.


_ Chú thích :

( * ) : nhận lại những gì mình đã gây ra.

(**) : hai chương trình trợ cấp tài chính y tế, giống như bảo hiểm sức khỏe.

_ Sarah J. Clifford là nghiên cứu sinh tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), nghiên cứu Khoa Chính trị học với trọng tâm là quan hệ quốc tế và giới tính. Nghiên cứu của cô khám phá các điểm giao nhau giữa các chính sách quân sự hóa, chính trị bản sắc và chính sách giáo dục của Mỹ thông qua lăng kính hậu cấu trúc.

_ Scott N. Romaniuk là thành viên Nghiên cứu Sau Tiến sĩ về Nghiên cứu An ninh tại Viện Trung Quốc, Đại học Alberta (Canada) và là thành viên thỉnh giảng tại Trung tâm Quốc tế về Chính sách và An ninh, Đại học South Wales (Vương quốc Anh).


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.