Tại sao dân chủ thất bại ở Trung Đông.

Và làm thế nào để một ngày nào đó, nó có thể thành công.

Ảnh của The Economist

Ngày 19 tháng 12 năm 2020…Theo The Economist

Trần H Sa lược dịch.

“Cô hình dung loại trấn áp gì mà đã khiến cho một chàng trai trẻ làm điều này?” Người ta đã hỏi Leila Bouazizi như thế sau khi anh trai cô, Muhammad, tự thiêu mười năm trước. Các quan chức địa phương ở Tunisia đã tịch thu xe bán trái cây của anh ấy, bề ngoài có vẻ như vì anh ta không có giấy phép nhưng thực sự là vì họ muốn tống tiền anh ta. Đó là nỗi oan cuối cùng cho chàng trai trẻ. "Các ông mong tôi kiếm sống bằng cách nào?" anh ta hét lên trước khi tự tưới xăng vào mình ở trước văn phòng tỉnh trưởng.

Hành động của anh ấy đã gây tiếng vang khắp khu vực, nơi mà hàng triệu người khác cũng đã đạt đến mức bức xúc tột đỉnh. Cơn thịnh nộ của họ chống lại các nhà lãnh đạo áp bức và các nhà nước tham nhũng đã bùng phát vào mùa xuân Ả Rập. Các cuộc nổi dậy đã lật đổ các nhà độc tài của bốn quốc gia - Ai Cập, Libya, Tunisia và Yemen. Trong một khoảnh khắc, dường như cuối cùng nền dân chủ đã đến với thế giới Ả Rập.

Thế nhưng, một thập kỷ sau, không có lễ kỷ niệm nào được lên kế hoạch để tưởng nhớ ngày có dân chủ. Chỉ một trong những thử nghiệm dân chủ đó mang lại được kết quả lâu dài — thích đáng, ở Tunisia của Bouazizi. Ai Cập đã thất bại thảm hại, kết thúc bằng một cuộc đảo chính quân sự. Libya, Yemen và tệ nhất là Syria bị rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu thu hút các thế lực nước ngoài. Mùa xuân Ả Rập chuyển sang mùa đông cay đắng quá nhanh, khiến nhiều người hiện đang thất vọng về khu vực.

Kể từ đấy, nhiều thay đổi đã xảy ra ở đó nhưng không phải là tốt hơn. Những bạo chúa của thế giới Ả Rập còn lâu mới an toàn. Với giá dầu thấp, ngay cả các tập đoàn dầu khí cũng không còn đủ khả năng mua đứt các đối tượng của họ bằng các khoản trợ cấp béo bở, và các công việc nhàn hạ của chính phủ. Nhiều nhà lãnh đạo đã trở nên hoang tưởng và áp bức hơn. Muhammad bin Salman của Saudi Arabia bắt nhốt người thân của mình. Abdel-Fattah al-Sisi của Ai Cập đã bóp nghẹt báo chí và bóp chết xã hội dân sự. Một bài học mà những kẻ chuyên quyền rút ra từ mùa xuân Ả Rập là bất kỳ ngọn lửa bất đồng chính kiến ​​nào cũng phải được dập tắt nhanh chóng, không để cho nó lan rộng.

Khu vực này hiện ít tự do hơn so với năm 2010 — và có lẽ còn tức giận hơn. Nó đã bị rung chuyển bởi chiến tranh, thánh chiến, tản cư và covid-19. Các nhà hoạt động cho rằng người Ả Rập không còn bằng lòng chịu đựng cảnh khốn cùng như trước đây nửa, và nói họ tự tin hơn rằng họ có thể mang lại sự thay đổi. Một người nói rằng ngọn lửa mùa xuân Ả Rập không bao giờ tắt hoàn toàn. Không có cái tên khác thường nào được đặt cho một loạt các cuộc biểu tình mà đã nhấn chìm các nước Ả Rập vào năm 2019, nhưng họ chưa ép được nhiều nhà lãnh đạo phải ra đi như những người của mùa xuân Ả Rập.

Thật không may, các quốc gia mà đã bị xáo trộn vào năm 2019 — Algeria, Iraq, Lebanon và Sudan — chỉ hoạt động tốt hơn một chút so với những quốc gia bị rung chuyển bởi mùa xuân Ả Rập. Có thể đúng, như một số người tranh luận, rằng người Ả Rập đơn giản là không thể tuân thủ nền dân chủ? Một số người than thở rằng các tướng lĩnh của khu vực quá cực đoan về mặt chính trị để có thể cho phép một sự cởi mở thực sự. Những người khác nói rằng các khuynh hướng Hồi giáo của địa phương giản dị đến mức khắc khổ không phù hợp với chủ nghĩa đa nguyên. Có phải Tunisia, được may mắn với những người Hồi giáo thực dụng và các tướng lĩnh dường như đã học được cách tuân theo các chính trị gia được bầu chọn, ngoại lệ chứng minh cho sự cai trị ?

Còn quá sớm để nói. Hạt giống của nền dân chủ hiện đại vẫn chưa được gieo đúng cách trong thế giới Ả Rập. Khát vọng của các công dân Ả Rập lựa chọn người cai trị cho riêng mình cũng mạnh mẽ như ở những nơi khác. Những gì họ cần nhất là các tổ chức độc lập — các trường đại học, các phương tiện truyền thông, các nhóm dân sự, trên tất cả là các tòa án và các nhà thờ Hồi giáo — được phát triển mà không bị chính phủ cản trở. Chỉ sau đó thì mới có thể tìm thấy không gian cho một công dân tham gia và được hiểu biết. Chỉ sau đó thì mọi người mới có khả năng chấp nhận rằng các tranh chấp chính trị có thể được giải quyết một cách hòa bình.

Sẽ hữu ích nếu người Ả Rập có nhiều quyền tự do tranh luận hơn. Các trường học trong khu vực có xu hướng nhấn mạnh việc học vẹt hơn là tư duy phản biện. Các phương tiện truyền thông và các nhà thờ Hồi giáo có xu hướng nhắc lại như vẹt đường lối của chính phủ. Những kẻ độc tài chuyên quyền cũng tìm cách hợp tác với mạng xã hội. Tất cả điều này gây ra sự mất lòng tin vào chính thông tin Các lý thuyết âm mưu thì đầy dẩy. Người Ả Rập có xu hướng không chỉ không tin tưởng chính phủ của họ mà còn không tin tưởng lẫn nhau, một phần do hệ thống nhà nước đòi hối lộ và hoang phí, hoặc các mối kết giao, chỉ để thực hiện những công việc tầm thường, vô vị. Tham nhũng làm xói mòn niềm tin vào nhà nước. Ít ai ngờ rằng nó sẽ đem lại lợi ích chung. Những bạo chúa khuyến khích mọi người nghĩ về chính trị theo nghĩa có tổng bằng không : nếu một nhóm khác giành được quyền lực, họ sẽ lấy hết tiền bạc và công ăn việc làm. Những người phản đối được miêu tả là những kẻ cực đoan, những người mong muốn đồng hương của họ chết đi.

Trên mảnh đất khô cằn như vậy, không có gì ngạc nhiên khi nền dân chủ không bén rễ được. Nhưng về lâu về dài có những cách làm cho nó lớn mạnh. Thúc đẩy giáo dục là điều cần thiết. Các nền dân chủ trên thế giới nên chào đón nhiều sinh viên Ả Rập hơn. Họ cũng nên lên tiếng cho các nhà báo Ả Rập, các nhà vận động nhân quyền và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Một nền văn hóa đa nguyên cần có thời gian để phát triển. Nhưng hiện trạng thì không ổn định và không bền vững, như người bán trái cây tuyệt vọng đã chứng minh một cách bi thảm.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.