Trung Quốc rút lui khỏi thế giới: Suy nghĩ lại về 'dự án thế kỷ' của ông Tập

Ảnh của Financial Times

Finalcial Times….Ngày 11 tháng 12 năm 2020….Theo USA-Vision

Trần H Sa lược dịch.

Không mất nhiều thời gian cho những thăng trầm ập xuống Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Gần đây nhất là vào tháng 5 năm 2017, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đứng trước hội trường của gần 30 nguyên thủ quốc gia và các đại biểu từ hơn 130 quốc gia, và tuyên bố “công trình của thế kỷ”.

Nó không phải là lời nói cường điệu. Trung Quốc cam kết chi khoảng 1 tỷ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu ở các nước đang phát triển khắp thế giới - và tài trợ gần như toàn bộ số tiền này thông qua các tổ chức tài chính của riêng nó. Diễn tả cho dễ hiểu việc bơm tiền của Trung quốc, Jonathan Hillman, tác giả của The Emperor's New Road phát biểu, tổng số tiền này đã gấp khoảng bảy lần số tiền mà Hoa Kỳ đã chi cho Kế hoạch Marshall để tái thiết châu Âu sau Thế chiến II .

Nhưng theo dữ liệu được công bố trong tuần này, thực tế khác hẳn với kịch bản của ông Tập. Những gì được coi là chương trình nghị sự phát triển lớn nhất thế giới đang biến thành thứ có thể trở thành cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc. Các khoản cho vay từ các tổ chức tài chính Trung Quốc cung cấp sức mạnh cho Vành đai và Con đường, cũng như hỗ trợ song phương cho các chính phủ, đã rơi xuống vực và Bắc Kinh thấy mình bị sa lầy trong các cuộc đàm phán lại về nợ với nhiều quốc gia.

Hillman, nhà nghiên cứu cao cấp của tổ chức tư vấn CSIS có trụ sở tại Washington, cho biết: “Tất cả là do việc giáo dục Trung Quốc như là một cường quốc đang trỗi dậy. Đó là một mô hình không hoàn mỹ mà dường như chỉ để hoạt động trong nước, ngược lại, Trung quốc lại xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn và cố gắng áp dụng nó ở nước ngoài”.

Ông cho biết thêm: “Trong lịch sử, hầu hết các đợt bùng nổ cơ sở hạ tầng đều đã bị phá sản. Khả năng Trung Quốc tránh được số phận này có thể phụ thuộc vào khả năng đàm phán lại các khoản cho vay ở các nước hiện đang cần xóa nợ khẩn cấp. Nếu Trung Quốc không thể hoặc không sẵn sàng cung cấp đủ sự viện trợ cho các nước đi vay, Trung Quốc có thể trở thành trung tâm của một cuộc khủng hoảng nợ ở các thị trường đang phát triển. ”

Dữ liệu mô tả tình trạng khó khăn của Trung Quốc đến từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston, những người duy trì một cơ sở dữ liệu độc lập về tài chính dành cho phát triển của Trung Quốc ở nước ngoài. Họ phát hiện ra rằng các khoản cho vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh 75 tỷ USD vào năm 2016 xuống chỉ còn 4 tỷ USD vào năm ngoái.

Bối cảnh xung quanh điều này là rất quan trọng. Cả hai ngân hàng đều chịu sự kiểm soát trực tiếp của hội đồng nhà nước Trung Quốc (nội các), vì vậy chúng hoạt động như những vũ khí của nhà nước. Chúng cung cấp phần lớn các khoản cho vay phát triển của Trung Quốc ở nước ngoài, và số tiền họ giải ngân ngang ngửa với Ngân hàng Thế giới, tổ chức cho vay đa phương lớn nhất thế giới.

Một công nhân xây dựng ở Sihanoukville, Campuchia. Các cuộc đàm phán lại nợ đã gia tăng khi đại dịch tấn công các nền kinh tế mới nổi © Brent Lewin / Bloomberg

Từ năm 2008 đến 2019, hai ngân hàng Trung Quốc đã cho vay 462 tỷ USD, ít hơn một chút so với mức 467 tỷ USD mà Ngân hàng Thế giới đã cung cấp, theo dữ liệu từ Đại học Boston. Trong một số năm, các khoản cho vay từ các ngân hàng mang tính chính trị của Trung Quốc gần như tương đương với các khoản cho vay từ sáu tổ chức tài chính đa phương toàn cầu - đó là sáu tổ chức : Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu, và Ngân hàng Phát triển Châu Phi.

Trong lĩnh vực phát triển tài chính toàn cầu, việc giảm mạnh cho vay như vậy của các ngân hàng Trung Quốc tương đương với một trận động đất. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á, nếu điều này kéo dài, nó sẽ làm trầm trọng thêm khoảng trống tài trợ cho cơ sở hạ tầng mà chỉ riêng ở châu Á đã ở mức 907 tỷ USD mỗi năm. Ở châu Phi và châu Mỹ Latinh - nơi mà tín dụng của Trung Quốc cũng chiếm một phần lớn trong tài chính cơ sở hạ tầng - khoảng cách giữa những gì là cần có và những gì là sẵn có, cũng được cho là sẽ nới rộng hơn.

“Lưu hành kép”.

Các nhà phân tích Trung Quốc nhận định, việc Trung Quốc rút mất nguồn tài chính dành cho phát triển ở nước ngoài bắt nguồn từ sự thay đổi cấu trúc chính sách. Wang Huiyao, cố vấn của hội đồng nhà nước Trung Quốc và là chủ tịch của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết: “Trung Quốc củng cố, dần dần thu lại và phân loại các khoản đầu tư đã thực hiện trong quá khứ".

Cầu đường sắt Luang Prabang tại Lào, được xây dựng bởi Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc. Trung Quốc đã cam kết chi khoảng 1 tỷ USD cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới © Taylor Weidman / Bloomberg

Chen Zhiwu, giáo sư tài chính tại Đại học Hồng Kông, cho biết việc các ngân hàng Trung Quốc giảm cho vay ra nước ngoài là một phần trong tầm nhìn lớn hơn, qua đó giảm đầu tư ra nước ngoài để choTrung Quốc tập trung nhiều nguồn lực hơn vào thị trường nội địa. Giáo sư Chen cho biết thêm, đây cũng là một phản ứng đối với căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, khi Washington sử dụng Vành đai và Con đường để chỉ trích như một lời biện minh cho việc kiềm chế Trung Quốc.

Giáo sư Chen, đồng thời là giám đốc của tổ chức tư vấn Viện Châu Á Toàn cầu cho biết “Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, tần suất đề cập đến các chủ đề Vành đai và Con đường đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây, một phần để làm giảm tham vọng bành trướng ra nước ngoài của Trung Quốc. Tôi hy vọng sự suy giảm này sẽ tiếp tục."

Biểu đồ cột các khoản cho vay hàng năm (tính bằng tỷ đô la) cho thấy sự sụp đổ trong hoạt động cho nước ngoài vay của Trung Quốc.

Biểu đồ cột các khoản cho vay hàng năm (tính bằng tỷ đô la) cho thấy sự sụp đổ trong hoạt động cho nước

Yu Jie, nhà nghiên cứu cao cấp về Trung Quốc tại Chatham House, một tổ chức tư vấn của Vương quốc Anh, cho biết Bắc Kinh gần đây đã áp dụng chính sách “lưu hành kép” thể hiện sự thay đổi căn bản trong quan hệ của Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Chính sách này, lần đầu tiên được đề cập tại một cuộc họp của bộ chính trị vào tháng 5, nhấn mạnh nhiều hơn vào thị trường nội địa Trung Quốc - hay lưu thông nội bộ - và ít tập trung hơn vào thương mại với thế giới bên ngoài.

Bà Yu nói: “Mối quan hệ đầy biến động Trung-Mỹ và khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài hạn chế hơn đối với các công ty Trung Quốc, đã thúc đẩy các nhà hoạch định kinh tế quan trọng ở Bắc Kinh phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về động cơ tăng trưởng. Đương nhiên, nếu các doanh nghiệp nhà nước quyết định quay lại thị trường trong nước để làm theo ý muốn của các nhà lãnh đạo, thì nguồn tài chính dành cho đầu tư ra nước ngoài sẽ giảm theo".

Tất cả những điều này đang khiến Trung Quốc phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về cả Vành đai và Con đường cũng như hồ sơ cho vay ở nước ngoài, các nhà phân tích cho biết. Wang nóit, một phần của cách tiếp cận mới sẽ là tìm kiếm nhiều nguồn cho vay hơn thông qua các cơ quan đa phương như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB). Ngoài ra, các tổ chức tài chính Trung Quốc có thể hợp tác nhiều hơn với các cơ quan tín dụng quốc tế, ông nói thêm.

Các cựu công nhân dầu mỏ biểu tình ở Caracas. Từ năm 2007 đến 2013, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho Venezuela vay gần 40 tỷ USD © Crisitian Hernandez / AFP qua Getty Images

Một sự thay đổi như vậy sẽ dẫn đến một sự định hướng lại một cách cơ bản. Ngân hàng AIIB có trụ sở tại Bắc Kinh và một ngân hàng đa phương khác mà Trung Quốc là một bên liên quan, Ngân hàng Phát triển Mới, là những tổ chức rất khác với hai ngân hàng mang tính chính trị của Trung Quốc. Họ đã cho các ngân hàng mang tính chính trị vay một phần nhỏ ở mức trung bình hàng năm và không phải bị điều hành bởi các chính sách của Bắc Kinh, mà bởi một hội đồng quản trị đại diện cho lợi ích của các quốc gia có liên quan.

Những sai lầm của sáng kiến.

Tuy nhiên, nhìn chung, cuộc đại tu của Trung Quốc tiết lộ một sự thừa nhận ngầm rằng lợi nhuận từ việc cho vay nước ngoài của họ là một điều viển vông. Những bức ảnh chụp Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường 2017 - nơi ông Tập tuyên bố tham vọng của ông ta là “dự án của thế kỷ” - cho thấy điều gì đó sẽ trở thành sai lầm chết người của chương trình.

Bên cạnh ông Tập, trong những khuôn mặt liên tiếp, là những nhà cầm quyền độc tài của những quốc gia có số nợ to lớn và được xếp hạng tín nhiệm “tiêu tiền thái quá”, chẳng hạn như Alexander Lukashenko của Belarus, Hun Sen của Campuchia, Aleksandar Vucic của Serbia, Uhuru Kenyatta từ Kenya và nhiều người khác.

Kevin Gallagher, Giám đốc Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston, nơi tổng hợp dữ liệu về các khoản cho vay của Trung Quốc ở nước ngoài cho biết, tính bền vững của nợ - hay khả năng trả nợ của các nước mắc nợ - phải là một phần trong bất kỳ tái thẩm định nào về sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Một nhân viên bảo vệ quan sát việc xây dựng đường cao tốc gần Gwadar, Pakistan. Công trình xây dựng này là một phần trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc © Asim Hafeez / Bloomberg

Ông nói “Đây phải là lúc để suy nghĩ lại. Đó là một ưu tiên đối với Tập Cận Bình, ông ấy đã đầu tư quá nhiều vào nó đến mức ông ta phải đình chỉ ngay. Nhưng họ phải nghiêm túc thực hiện việc phân tích tính bền vững của nợ và các công cụ tác động lên môi trường của riêng họ ”.

Xu hướng làm sáng tỏ việc Trung Quốc tiếp sức tín dụng cho các đồng minh ngoại giao được Venezuela mô tả rõ ràng nhất. Từ năm 2007 đến 2013, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho Venezuela vay gần 40 tỷ USD, củng cố mối quan hệ mà Hugo Chávez, cựu tổng thống Venezuela, gọi là “bức tường lớn” chống lại chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.

Phần lớn các khoản cho vay ở Venezuela được gắn liền với tài nguyên dầu mỏ, nhưng ngay cả trước khi Chávez qua đời vào năm 2013, rõ ràng là mọi thứ đã trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bị lún quá sâu đến mức họ cảm thấy buộc phải tiếp tục hỗ trợ cho Nicolás Maduro, người kế nhiệm ông Chavez, ngay cả sau khi bằng chứng về việc quản lý kinh tế kém hiệu quả của Maduro đã trở nên rõ ràng.

Ông ta đã vay thêm 20 tỷ đô la từ năm 2013 đến năm 2017 và hiện đang xem xét khoản nợ quá hạn 150 tỷ đô la của Venezuela, thúc đẩy các yêu sách của Venezuela chống lại các chủ nợ cạnh tranh. Matt Ferchen của Merics, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Berlin cho biết, toàn bộ tập phim mang lại những bài học quan trọng cho Bắc Kinh.

Tàu container thả neo ở Mombasa, Kenya. Tổng thống của đất nước, Uhuru Kenyatta, đã có mặt tại diễn đàn năm 2017 của Tập Cận Bình lúc công bố sáng kiến ​​Vành đai và Con đường © Luis Tato / Bloomberg

“Các quan chức chính sách đối ngoại và đối ngoại của Ngân hàng Trung Quốc đã tham gia vào các mối quan hệ kinh tế và chính trị của họ [Venezuela] với sự kết hợp của niềm tự hào, tham vọng và sự ngây thơ,” Mr. Ferchen viết. “[Điều này] đã góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế, nhân đạo và chính trị tồi tệ nhất của khu vực trong nhiều thập kỷ".

Các cuộc đàm phán lại về nợ đã leo thang khi đại dịch tấn công các nền kinh tế mới nổi ở châu Phi và các nơi khác. Một báo cáo từ Rhodium Group, một công ty tư vấn, chỉ ra rằng ít nhất 18 quá trình đàm phán lại về nợ với Trung Quốc đã diễn ra vào năm 2020, và 12 quốc gia vẫn đang đàm phán với Bắc Kinh vào cuối tháng 9, bao gồm 28 tỷ đô la cho các khoản vay của Trung Quốc.

Cho đến nay, Bắc Kinh dường như muốn theo đuổi một quan hệ mềm, hoãn trả lãi và lên lịch lại các khoản cho vay. Nhưng kinh nghiệm này củng cố cảm giác ngờ vực ngày càng tăng mà giờ đây đã tràn ngập âm mưu lớn của ông Tập.

Ông Hillman nói, Trung Quốc đang phát hiện ra rằng “rủi ro xảy ra theo cả hai hướng, dọc theo Vành đai và Con đường và thiệt hại có thể quay trở lại cho Bắc Kinh”.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.