Chiến lược toàn cầu 2021: Chiến lược của đồng minh dành cho Trung Quốc. PHẦN III.

( Tiếp theo PHẦN II )

Xe quân sự mang tên lửa siêu thanh DF-17 lái qua Quảng trường Thiên An Môn trong cuộc diễn binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày quốc khánh ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 1 tháng 10 năm 2019 / Reuters/ Thomas Peter.

THỬ THÁCH CỦA TRUNG QUỐC

CÁC THỬ THÁCH CHÍNH TRỊ VÀ NGOẠI GIAO.

Khi Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế, ảnh hưởng ngoại giao của nước này cũng gia tăng. Trong khi Trung Quốc chỉ có một đồng minh hiệp ước chính thức (Bắc Triều Tiên), họ đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các chế độ chuyên quyền khác, bao gồm Nga và Iran. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã khiến nước này trở thành đối tác thương mại và đầu tư quan trọng đối với các quốc gia trên khắp thế giới, mở rộng hơn nữa tác động ngoại giao của nước này. Khi Hoa Kỳ rút lui khỏi các thể chế đa phương trong những năm gần đây, Trung Quốc đã củng cố ảnh hưởng của mình trong các tổ chức đó và thành lập các thể chế của riêng mình.

Trung Quốc cũng đưa ra những thách thức đối với quản trị toàn cầu. Mô hình chính trị đàn áp của ĐCSTQ và sự phụ thuộc vào chủ nghĩa dân tộc làm giảm cơ hội hợp tác trong hệ thống dựa trên luật lệ. Thông qua các nỗ lực phối hợp 'quyền lực sắc bén', Trung Quốc đã tìm cách phá vỡ các nền dân chủ bằng những thông tin sai lệch và định hình những câu chuyện kể về ĐCSTQ. Hơn nữa, nó xuất khẩu công nghệ mà các nhà chuyên quyền sử dụng để kiểm soát dân chúng của họ, do đó giúp Trung Quốc tạo ra một thế giới an toàn đối với các chế độ chuyên quyền.

Liên minh và Đối tác. Trung Quốc thiếu một mạng lưới đồng minh và bạn bè mạnh mẽ, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói trong nhiều thập kỷ rằng họ tránh xa các liên minh chính thức như một gánh nặng không cần thiết. Tuy nhiên, để trở thành một cường quốc toàn cầu thực sự, Trung Quốc sẽ cần bạn bè và đồng minh. Đồng minh hiệp ước chính thức duy nhất của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, thường chứng tỏ là cái của nợ nhiều hơn là có ích.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với các chế độ chuyên quyền khác. Trung Quốc và Nga ngày càng liên kết với nhau. Họ coi quyền lực và các giá trị dân chủ của Hoa Kỳ là một mối đe dọa, và họ đang làm việc cùng nhau để phá vỡ vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ. Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc thể hiện rõ trên một số lĩnh vực. Nga và Trung Quốc đang tham gia sản xuất chung các hệ thống vũ khí và đã tiến hành các cuộc tập trận chung ở cả châu Á và châu Âu. Công ty Huawei của Trung Quốc đang phát triển hệ thống dữ liệu 5G của Nga. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, trong khi Nga là nhà cung cấp dầu lửa chính yếu của Trung Quốc.(35) Một số khuyến nghị cho rằng Hoa Kỳ nên tìm cách tách Moscow khỏi Bắc Kinh, nhưng điều này có thể không khả thi hoặc không thỏa đáng.(36) Do đó, các đồng minh và đối tác có chung chí hướng có thể cần phải quản lý thách thức của Nga như một phần của chiến lược rộng lớn hơn đối với Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đã hoạt động hướng tới một liên kết chiến lược với Iran. Một thỏa thuận sắp tới bao gồm các điều khoản cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Iran, cũng như khả năng hợp tác về tình báo, phát triển vũ khí và các cuộc tập trận quân sự.(37) Một thỏa thuận song phương toàn diện với Iran sẽ mang lại cho Trung Quốc một dấu chân lớn hơn ở Trung Đông, có khả năng làm thay đổi địa chính trị của khu vực chiến lược quan trọng này.(38)

Trung Quốc cũng duy trì quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Pakistan và các quan hệ chiến lược ngày càng phát triển, được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và những liên kết kinh tế, với các quốc gia khác ở Đông Nam Á.

Các tổ chức đa phương. Trung Quốc đã nâng cao vị thế của mình trong các tổ chức đa phương hiện có như Liên hiệp quốc, và nước này thường sử dụng ảnh hưởng đó để làm suy yếu mục đích của các cơ quan này.(39) Trong khi Hoa Kỳ rút lui khỏi một số tổ chức đa phương, Trung Quốc lại tập trung giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức đa phương. Nó cũng đang mở rộng ảnh hưởng của mình bằng cách tăng các khoản đóng góp tài chính tự nguyện. Ví dụ đáng chú ý nhất gần đây là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong WHO. Trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, WHO đã công khai ca ngợi Trung Quốc ngay cả khi các nhân viên của họ phàn nàn ở chổ riêng tư rằng Trung Quốc từ chối chia sẻ thông tin về căn bệnh này. Trung Quốc cũng đã chủ động tham gia vào các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quan trọng như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và một loạt các diễn đàn công nghiệp cấp quốc tế trong đó các tiêu chuẩn kỹ thuật được mở rộng. Trung Quốc cũng đang kích hoạt lại các tổ chức ốm yếu như "Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á" (CICA).

Ngoài việc giành được ảnh hưởng trong các thể chế hiện có, Trung Quốc đang tạo ra các cơ quan đa phương mới. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là một cơ quan liên chính phủ bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Cơ quan này tập trung vào các vấn đề an ninh và kinh tế, và nó đã được sử dụng như một diễn đàn để Trung Quốc thách thức các tiêu chuẩn toàn cầu, chẳng hạn như sự cởi mở của Internet.(40) Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu cung cấp các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng rất cần thiết trên khắp Châu Á, nhưng có thể không hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng và sự minh bạch của phương Tây.

Những phát triển này làm dấy lên lo ngại về việc Trung Quốc làm suy yếu hệ thống dựa trên quy tắc hiện có, cả từ bên trong và bằng cách xây dựng các cơ quan mới bên ngoài với định hướng bao quanh hệ thống dựa trên quy tắc.

Các hoạt động "sức mạnh sắc bén". Trung Quốc đã tiến hành các nỗ lực “sức mạnh sắc bén” (hoặc “gây ảnh hưởng một cách độc tài”) để can thiệp và thao túng chính trị trong nước của các nền dân chủ vì lợi ích của Bắc Kinh. Trung Quốc tìm cách bịt miệng những người chỉ trích và khuếch đại những bài tường thuật tích cực về Trung Quốc, định hình sự hiểu biết về các vấn đề nhạy cảm quan trọng đối với ĐCSTQ (chẳng hạn như Đài Loan) và ngấm ngầm gây ảnh hưởng đến luật pháp và chính sách của các nền dân chủ theo định hướng Trung Quốc.

Trung Quốc hỗ trợ hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới, bao gồm cả các trường cao đẳng và đại học.(41) ĐCSTQ cung cấp chương trình giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa miễn phí, để đổi lấy cơ hội truyền dạy kiến ​​thức cho sinh viên. Các tài liệu học tập do các Viện Khổng Tử cung cấp đã bỏ qua những thảm họa do ĐCSTQ gây ra như Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Các chủ đề như Đài Loan không được nhắc đến tại các sự kiện của viện. Các tổ chức này cũng cố gắng gây ảnh hưởng và gây áp lực với các học giả Trung Quốc tại các cơ sở ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ không còn cung cấp học bổng tiếng Trung cho các trường đại học có Viện Khổng Tử, và các quốc gia khác cũng bắt đầu đóng cửa các tổ chức này như là bằng chứng cho thấy viện Khổng Tử xuyên tạc lịch sử Trung Quốc để củng cố hình ảnh của ĐCSTQ.(42)

Trung Quốc tài trợ cho các phần bổ sung trên các ấn phẩm nổi bật nhằm tuyên truyền, và trả tiền cho các nhà vận động hành lang để quảng bá câu chuyện mong muốn của ĐCSTQ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện của họ trên toàn cầu, một phần bằng cách mua lại các hãng truyền thông nước ngoài.(43) Báo cáo năm 2019 của nhóm Phóng viên không biên giới ủng hộ các nhà báo cho rằng Trung Quốc đã “tích cực tìm cách thiết lập một 'trật tự truyền thông thế giới mới' dưới sự kiểm soát của mình, một trật tự mà trong đó các nhà báo không gì hơn là những công cụ hỗ trợ tuyên truyền của nhà nước.” (44)

Hoa Kỳ đã chỉ định một số hãng tin Trung Quốc như là cơ quan đại diện nước ngoài, có nghĩa là họ “thuộc sở hữu đáng kể hoặc bị kiểm soát một cách hiệu quả” bởi chính phủ nước ngoài và phải tuân theo “các yêu cầu hành chính nhất định vốn cũng áp dụng cho các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài.” (45) Tuy nhiên, các biện pháp này không đặt ra các hạn chế về nội dung. Đầu năm nay, trong bối cảnh tranh chấp về việc đưa tin liên quan đến đại dịch COVID-19, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước vào một cuộc chiến lời qua tiếng lại về việc hạn chế đối với các nhà báo. Chính quyền Donald Trump đã hạn chế số lượng những công dân Trung Quốc có thể làm việc tại Hoa Kỳ ở năm tổ chức thông tấn xã do nhà nước Trung Quốc điều hành.(46) Các quốc gia khác, bao gồm Úc và New Zealand, đang tăng cường giám sát việc mua lại các phương tiện truyền thông và các khoản đầu tư của chính phủ nước ngoài.(47)

Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát huy sức mạnh sắc bén cũng mở rộng đến các nhà lãnh đạo chính trị và tư tưởng. Vào năm 2019, một giáo sư tại Đại học Charles của Praha đã bị sa thải sau khi có thông tin tiết lộ rằng ông đã nhận các khoản thanh toán từ chính phủ Trung Quốc. Giáo sư Milos Balaban, từng là người đứng đầu Trung tâm Chính sách An ninh Trung Quốc (SBP) của Đại học Charles .(48) cũng đã tham gia vào các nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng quá mức đối với các chính trị gia Úc. Vào tháng 12 năm 2017, một thượng nghị sĩ nổi tiếng trong Đảng Lao động đối lập, Sam Dastyari, đã bị buộc phải từ bỏ chính trị sau khi truyền thông tiết lộ mối quan hệ của ông với một doanh nhân Trung Quốc, Huang Xiangmo, người sau đó đã bị cấm xuất cảnh khỏi đất nước vì nghi ngờ là một mật vụ bị ảnh hưởng từ nước ngoài. Dastyari kể lại câu chuyện nổi tiếng với người Trung Quốc, qua đó chỉ ra những mâu thuẫn với chính sách của Úc về các vấn đề Biển Đông trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Chính phủ Úc sau đó đã ban hành luật cấm can thiệp chính trị của nước ngoài. Năm 2020, chính quyền Úc bắt đầu thực thi các luật này, đưa ra cáo buộc hình sự đối với một người đàn ông ở Melbourne và thực hiện một việc khác là đột kích vào nơi ở của một nhà lập pháp tiểu bang ở Sydney. Trong cả hai trường hợp, những cáo buộc do lo ngại liên quan đến ĐCSTQ can thiệp vào chính trị trong nước của Úc.(49)

Trung Quốc cũng đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để kìm hãm quyền tự do ngôn luận trong các nền dân chủ. Trung Quốc đe dọa trả đũa các doanh nghiệp phương Tây mà đã bôi nhọ Trung Quốc. Thông qua sự cưỡng bức này, ĐCSTQ thuyết phục Hollywood thay đổi kịch bản phim liên quan đến Trung Quốc, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia xin lỗi vì nhà điều hành của họ đã lên tiếng bênh vực Hồng Kông và các hãng hàng không Hoa Kỳ loại Đài Loan ra khỏi bản đồ toàn cầu. Trung Quốc cũng đã tiến hành một vụ bắt giữ tùy tiện hai công dân Canada, trong một nỗ lực rõ ràng là nhằm gây áp lực buộc Ottawa phóng thích giám đốc điều hành Huawei, Mạnh Vãn Châu (Meng Wanghou).

“Ngoại giao Chiến binh Sói”. Trái ngược với những tế nhị của truyền thống ngoại giao, các nhà ngoại giao Trung Quốc ngày càng tham gia vào “ngoại giao chiến binh sói”, hiếu chiến chống lại bất kỳ chỉ trích nào đối với Trung Quốc và mạnh mẽ đả kích những người chỉ trích. Chiến binh sói được đặt tên theo một loạt phim nổi tiếng của Trung Quốc, và mặc dù thực tế đã tồn tại trước đó, nhưng nó được làm nổi bật bởi đại dịch COVID-19. Trung Quốc đã tìm cách thay đổi câu chuyện xung quanh những sai lầm ban đầu đáng kể của họ, bao gồm cả việc trấn áp thông tin và bịt miệng những người lên tiếng báo động về COVID-19. Nó cũng đã "cáo buộc các nước phương Tây không bảo vệ người dân của họ, thường tung ra trên thế giới những bài vết đã kích dành riêng cho khán giả trong nước, kích động sự tức giận" và khiển trách nước ngoài.(50)

Rất nhiều ví dụ về ngoại giao thù địch của các chiến binh sói. Các quan chức Trung Quốc đã lan truyền thuyết âm mưu về việc loại virus này được quân đội Mỹ đưa đến Trung Quốc. Một quan chức ngoại giao Trung Quốc ở Paris phàn nàn về cách đối xử của truyền thông Pháp với Trung Quốc, nói rằng đó là “chó sói tru, gây ồn ào om sòm với những lời nói dối và tin đồn về Trung Quốc.” (51) Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc chính quyền Pháp để người già chết trong viện dưỡng lão. Sau khi Australia kêu gọi điều tra về nguồn gốc của virus, phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã dán nhãn Australia là “kẹo cao su dính vào đế giày của Trung Quốc”, và một đại sứ cho rằng Australia đang khiến mối quan hệ thương mại của hai quốc gia gặp rủi ro. Các quan chức Trung Quốc cũng có một cuộc chiến với tờ báo Bild của Đức sau khi tờ báo này kêu gọi Trung Quốc bồi thường hàng tỷ USD cho Đức.(52)

Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. ĐCSTQ có nguồn gốc ý thức hệ từ chủ nghĩa MácLênin và duy trì quyền kiểm soát tối cao đối với các chức năng của nhà nước và luật pháp. Các giá trị của nó, và cách tiếp cận thường đàn áp của nó để duy trì quyền lực, không tương xứng với các giá trị của hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ.

Trong khi các quốc gia dân chủ được hưởng lợi từ các nguồn hợp pháp như sự đồng thuận về các giá trị được quản lý và lôi cuốn, thì ĐCSTQ chủ yếu dựa vào chủ nghĩa dân tộc để duy trì việc nắm giữ quyền lực của mình. Chủ nghĩa dân tộc tập hợp sự ủng hộ chính trị đối với ĐCSTQ và hướng sức mạnh nội bộ chống lại các đối thủ bên ngoài. Hơn nữa, khi ý thức hệ của ĐCSTQ ngày càng phát triển đan xen với chủ nghĩa tư bản, và đã phải hy sinh lý tưởng mácxít của nó, chủ nghĩa dân tộc đã đóng vai trò như một phương tiện ràng buộc người dân Trung Quốc với nhau.(53)

Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc có nguồn gốc lịch sử sâu xa. Người Trung Quốc từ lâu đã coi vùng đất của họ là một Vương quốc Trung Hoa, là trung tâm của vũ trụ, với người bên ngoài bị coi là man rợ.(54) Sau khi Tần Thủy Hoàng tự xưng hoàng đế của một Trung Quốc thống nhất vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, Trung Quốc được cai trị bởi những người kế vị các triều đại mà ở đó hoàng đế được hiểu là đại diện của các vị thần trên Trái đất. Ở Đông Á, Trung Quốc là trung tâm của hệ thống quốc tế và là cường quốc hàng đầu của châu Á trong nhiều thế kỷ, được bao quanh bởi các quốc gia cống nạp nhỏ hơn.(55)

Tuy nhiên, trong thế kỷ 19 và 20, tình hình của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, và những năm từ 1839 đến 1949 được coi là “Thế kỷ sỉ nhục” của Trung Quốc. Sau khi Vương quốc Anh chiến thắng trong các cuộc Chiến tranh nha phiến vào giữa thế kỷ XIX, Trung Quốc buộc phải chấp nhận một số “hiệp ước bất bình đẳng” với các cường quốc bên ngoài. Trung Quốc từ bỏ lãnh thổ ở các cảng và nhượng bộ những phạm vi ảnh hưởng bên trong biên giới của mình.(56) Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Trung Quốc phải chịu thêm thất bại khi bị một cường quốc châu Á đang lên là Nhật Bản chiến thắng.

Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc được hình thành dựa trên câu chuyện rằng Trung Quốc đã phải chịu đựng nhiều năm tủi hổ dưới bàn tay của phương Tây và Nhật Bản, và giờ đây nước này sẽ trở lại vị thế cường quốc của mình.(57) ĐCSTQ cố tình cổ vũ cho câu chuyện này, và đã thúc đẩy sự trỗi dậy của mình để hủy hoại trật tự toàn cầu do phương Tây và Nhật Bản thống trị, thực thi quan điểm về sự toàn vẹn lãnh thổ và tầm vóc quốc tế của Trung Quốc.(58) Các vấn đề chính sách đối ngoại chính yếu mang ý nghĩa biểu tượng, bao gồm “nguyên tắc Nhật Bản phải chuộc tội cho những tội lội trong lịch sử của họ, nguyên tắc“ một Trung Quốc ” mà Đài Loan phải chấp nhận, phát minh ra các quyền lịch sử đối với Biển Đông đang tranh chấp, và nguyên tắc phản đối chủ nghĩa bá quyền được cho là của Mỹ.” (59)

Hơn nữa, ý thức được ĐCSTQ nuôi dưỡng về Trung Quốc như là một Vương quốc Trung hoa hồi sinh làm giảm khả năng chấp nhận những động cơ thúc đẩy của người ngoài theo điều kiện của họ, hoặc điều chỉnh sự khác biệt về sắc tộc. Điều này đã làm nảy sinh ý tưởng về Hán hóa, một tín ngưỡng sô vanh (yêu nước mù quáng) ban đặc quyền cho bản sắc người Hán ở cả Trung Quốc và quốc tế.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đoán trước sự trở lại vai trò chính đáng của Trung Quốc như là Vương quốc Trung hoa, quốc gia quyền lực nhất ở trung tâm hệ thống quốc tế, với các quốc gia ở ngoại biên là các quốc gia cống nạp trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.(60)

Làm cho Thế giới An toàn đối với Sự chuyên quyền. Sau Chiến tranh Lạnh, mô hình dân chủ thị trường cởi mở của phương Tây hầu như không bị thách thức trên trường thế giới. Giờ đây, có một đối thủ đáng gờm dưới hình thức mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước độc tài của Trung Quốc. Mô hình Trung Quốc này đang tỏ ra hấp dẫn đối với nhiều nhà độc tài hiện tại và sắp có. Thật vậy, trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã cho thấy có thể đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong một khuôn khổ chính trị đàn áp. Khi các nền dân chủ thị trường cởi mở ở châu Âu và Hoa Kỳ gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng phục hồi, làm tăng thêm sức hấp dẫn của mô hình này.

Các học giả đang tranh luận liệu Trung Quốc có xuất khẩu mô hình của mình một cách có ý thức hay không. Tuy nhiên, ở mức tối thiểu, rõ ràng là Trung Quốc muốn tạo ra một thế giới an toàn cho chế độ chuyên quyền. Rốt cuộc, nếu dân chủ lan rộng đến Bắc Kinh, ĐCSTQ và các quan chức của nó sẽ gặp nguy hiểm chết người. ĐCSTQ đã gia tăng các hạn chế đối với các quyền tự do của dân Trung quốc. Điều này được biểu lộ ở việc đàn áp mạnh mẽ các tôn giáo và dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở miền tây Trung Quốc, hơn một triệu người trong số họ đang ở trong các trại giam giữ. ĐCSTQ cũng đã đàn áp ở Hồng Kông, thông qua luật giám sát sâu rộng được thiết kế để cấm chỉ trích hoặc phản đối các hoạt động độc tài của đảng. ĐCSTQ cũng đang sử dụng công nghệ tiên tiến để phát triển các công cụ mạnh hơn nhằm kiểm soát Internet ở Trung Quốc, củng cố “Bức tường lửa vĩ đại” của nó.( 61)

Ở nước ngoài, có ít nhất một số bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu mô hình của mình. Thông qua sáng kiến ​​“Con đường tơ lụa kỹ thuật số” của BRI, Trung Quốc đã thúc đẩy các chính phủ nhận đầu tư của nó kiểm soát nhiều hơn đối với Internet. Trung Quốc cũng đang đào tạo các chính phủ từ Campuchia đến Serbia về cách kiểm soát luồng thông tin và nhắm mục tiêu vào những cá nhân thách thức các câu chuyện được các chính phủ chuyên quyền đưa ra.(62) Các tập đoàn Trung Quốc đã cung cấp cho các chính phủ độc tài ở Venezuela và các nơi khác công nghệ nhận dạng khuôn mặt và các công cụ giám sát khác. Những nỗ lực trong và ngoài nước này của ĐCSTQ đã góp phần làm suy giảm dân chủ trên toàn cầu.(63)

Chủ nghĩa tư bản nhà nước độc tài hấp dẫn một phần vì nó đã mang lại tốc độ tăng trưởng ấn tượng liên tục ở Trung Quốc, nhưng điều này có thể đang thay đổi. Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trước COVID-19.(64). Ông Tập lùi bước trước những cải cách đã hứa, lựa chọn sự kiểm soát chính trị đối với chủ nghĩa tự do kinh tế vốn có khả năng tăng trưởng cao hơn. Cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ cũng làm tổn hại đến hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 đánh dấu lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế Trung Quốc trải qua một đợt suy thoái đáng kể.

Cuối cùng, một nền kinh tế tụt hậu có thể làm căng thẳng mối quan hệ xã hội của ĐCSTQ với người dân Trung Quốc, vì kết quả giảm sút có thể khiến một số người đặt câu hỏi về sự phục tùng của họ đối với ĐCSTQ. Trong khi sự sụp đổ của chế độ dường như chưa xảy ra, thì sự bất mãn chính trị trong nước ngày càng gia tăng là có thể xảy ra. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức này, chủ nghĩa tư bản nhà nước độc tài sẽ vẫn là một sự thay thế đáng gờm cho mô hình dân chủ thị trường cởi mở của phương Tây trong tương lai gần.

( Còn tiếp )


_ Các tác giả : Matthew Kroenig và Jeffrey Cimmino, cùng với các chuyên gia cộng tác viên từ mười nền dân chủ hàng đầu thế giới.

_ Ảnh : Xe quân sự mang tên lửa siêu thanh DF-17 lái qua Quảng trường Thiên An Môn trong cuộc diễn binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày quốc khánh ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 1 tháng 10 năm 2019 / Reuters/ Thomas Peter.

_ Chú thích :

35 Stephen Hadley and Paula Dobriansky, Navigating the Growing Russia-China Strategic Alignment, Atlantic Council, June 29, 2020, https://www.atlanticcouncil.org/content-series/strategic-insights-memos/navigating-the-growing-russia-china-strategic-alignment/.
36 Matthew Kroenig, “The United States Should Not Align with Russia Against China,” Foreign Policy, May 13, 2020, https://foreignpolicy.com/2020/05/13/united-states-should-not-align-russia-against-china-geopolitical-rivalry-authoritarian-partnership/.
37 Joseph Hincks, “What China’s New Deal with Iran Says About Its Ambitions in the Region,” Time, July 29, 2020, https://time.com/5872771/china-iran-deal/.
38 Barry Pavel, “China and Iran are About to Become Allies—Here’s What We Should do About It,” National Interest, July 31, 2020, https://nationalinterest.org/feature/
china-and-iran-are-about-become-allies%E2%80%94here%E2%80%99swhat-we-should-do-about-it-165958.
39 Kristine Lee and Alexander Sullivan, “People’s Republic of the United Nations: China’s Emerging Revisionism in International Organizations,” Center for a New American Security, May 14, 2019, https://www.cnas.org/publications/reports/peoples-republic-of-the-united-nations.
40 Yanzhong Huang, et al., “China’s Approach to Global Governance,” Council on Foreign Relations, June 2020, https://www.cfr.org/china-global-governance/.
41 Marshall Sahlins, “Confucius Institutes: Academic Malware,” Asia-Pacific Journal, November 16, 2014, https://apjjf.org/2014/12/46/Marshall-Sahlins/4220.html.
42 Andreas Fulda, “Chinese Propaganda Has No Place on Campus,” Foreign Policy, October 15, 2019, https://foreignpolicy.com/2019/10/15/confucius-institute-chinese propaganda-campus-communist-party-censorship/.
43 Louisa Lim and Julia Bergin, “Inside China’s Audacious Global Propaganda Campaign,” Guardian, December 7, 2018, https://www.theguardian.com/news/2018/
dec/07/china-plan-for-global-media-dominance-propaganda-xi-jinping.
44 “China’s Pursuit of a New World Media Order,” Reporters Without Borders, 2019, https://rsf.org/sites/default/files/en_rapport_chine_web_final.pdf.
45 Morgan Ortagus, “Designation of Additional Chinese Media Entities as Foreign Missions,” US Department of State, June 22, 2020, https://www.state.gov/
designation-of-additional-chinese-media-entities-as-foreign-missions/.
46 Lara Jakes and Marc Tracy, “U.S. Limits Chinese Staff at News Agencies Controlled by Beijing,” New York Times, March 2, 2020, https://www.nytimes.com/2020/03/02/world/asia/china-journalists-diplomats-expulsion.html.
47 Sarah Cook, “Beijing’s Global Megaphone,” Freedom House, 2020, https://freedomhouse.org/report/special-report/2020/beijings-global-megaphone.
48 Kathrin Hille and James Shotter, “Czech University Mired in Chinese Influence Scandal,” Financial Times, November 11, 2019, rb.gy/c7mzvx.
49 The Australian Broadcasting Corporation and major newspapers have also conducted investigations into political donations and alleged United Front Work Department interference within Australia’s Chinese diaspora, prompting tougher government policy. See Nick McKenzie, et al., “Power Play: China’s Covert Campaign of Power and Influence in Australia,” Age, June 3, 2017,
https://www.smh.com.au/national/power-play-chinas-covert-campaign-of-controland-influence-in-australia-20170603-gwjtua.html.
50 Steven Lee Myers, “China’s Aggressive Diplomacy Weakens Xi Jinping’s Global Standing,” New York Times, April 17, 2020, https://www.nytimes.com/2020/04/17/world/
asia/coronavirus-china-xi-jinping.html.
51 Chao Deng and Chun Han Wong, “China’s ‘Wolf Warrior’ Diplomats are Ready to Fight,” Wall Street Journal, May 19, 2020, https://
www.wsj.com/articles/chinas-wolf-warrior-diplomats-are-ready-to-fight-11589896722.
52 Steven Erlanger, “Global Backlash Builds Against China Over Coronavirus,” New York Times, June 15, 2020, https://www.nytimes.com/2020/05/03/
world/europe/backlash-china-coronavirus.html.
53 Andrew J. Nathan and Andrew Scobell, China’s Search for Security (New York: Columbia University Press, 33).
54 Warren I. Cohen, America’s Response to China: A History of Sino-American Relations (New York: Columbia University Press, 2010), 14.
55 Kroenig, Return of Great Power Rivalry, 170-171.
56 Ibid., 171.
57 David Shambaugh, China Goes Global: The Partial Power (Oxford: Oxford University Press, 2013), 17.
58 Ibid., 56.
59 Susan L. Shirk, China: Fragile Superpower (Oxford: Oxford University Press, 2008), 77, 84.
60 Martin Jacques, When China Rules the World (New York: Penguin Books, 2009), 336-337.
61 Huang, et al., China’s Approach to Global Governance.
62 David Shullman, “How China is Exploiting the Pandemic to Export Authoritarianism,” War on the Rocks, March 31, 2020, https://warontherocks.com/2020/03/how-china-is-exploiting-the-pandemic-to-export-authoritarianism/.
63 Jennifer Stapleton, “Freedom in the World 2020 Finds Established Democracies are in Decline,” Freedom House, March 4, 2020, https://freedomhouse.org/article/new-report-freedom-world-2020-finds-established-democracies-are-decline
64 Daron Acemoglu and James Robinson, Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty (New York: Crown Business, 2012).

Nguồn : https://www.atlanticcouncil.org/wp-content/uploads/2020/12/Global-Strategy-2021-An-Allied-Strategy-for-China.pdf

Trần Hoàng Sa lược dịch.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.