Cơ hội cuối cùng cho chủ nghĩa quốc tế của Mỹ

Đối đầu với Di sản hẹp hòi của Trump.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở Des Moines, Iowa, tháng 10 năm 2020…/ Carlos Barria / Reuters

Hal Brands….20 tháng 1 năm 2021…Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch

Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đã kết thúc vào ngày 20/1, nhưng ảnh hưởng của ông đối với chính sách đối ngoại của Mỹ thì không. Trong nhiều thập kỷ trước cuộc bầu cử của Trump vào năm 2016, Hoa Kỳ theo đuổi chiến lược chủ nghĩa quốc tế cứng rắn, sử dụng quyền lực của mình nhân danh một trật tự thế giới cởi mở, tương đối hợp tác. Tổng thống vừa mãn nhiệm đã từ chối truyền thống đó, kết hợp cơ bắp của Mỹ từ một người theo chủ nghĩa dân tộc hoàn toàn với chương trình nghị sự thường là hẹp hòi cả trong lẫn ngoài nước. Hoa Kỳ không còn là một siêu cường đặc biệt, cam kết với các giá trị dân chủ và sự lãnh đạo có nguyên tắc. Trump, mặc dù chính quyền mà ông lãnh đạo không phải lúc nào cũng giống ông, đã hình dung Hoa Kỳ là một quốc gia đặc biệt duy nhất có tầm ảnh hưởng, mà họ có thể sử dụng để bảo đảm các lợi ích quốc gia được xác định một cách hẹp hòi.

Trump xứng đáng được ghi nhận vì đã phá vỡ một số ảo tưởng nhất định về thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, và tạo ra một số cơ hội chiến thuật mà Tổng thống Joe Biden có thể khai thác. Nhưng nhìn rộng ra, ông Trump đã đưa chiến lược của Mỹ đi vào con đường nguy hiểm. Những năm của Trump đã tiết lộ rằng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi sẽ không giúp Hoa Kỳ điều hướng một thế giới ương bướng phụ thuộc lẫn nhau, hoặc cạnh tranh với các cường quốc độc tài trấn lột. Và bằng cách gieo rắc nghi ngờ về cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với các chuẩn mực dân chủ và vai trò lãnh đạo toàn cầu mang tính xây dựng, Trump đã tạo ra một cuộc khủng hoảng cho chủ nghĩa quốc tế của Mỹ mà sẽ tồn tại lâu hơn nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Chính quyền Biden sắp tới hiện phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn. Các đồng minh của Hoa Kỳ có thể không quay trở lại với vòng tay rộng mở; Tổng thống mới không thể đơn giản tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã trở lại. Thay vào đó, Biden phải cập nhật chủ nghĩa quốc tế của Mỹ cho một kỷ nguyên mới với sự cạnh tranh địa chính trị và ý thức hệ, đồng thời khôi phục lại uy tín của một truyền thống mà đã bị tổn hại nặng nề ở trong nước và trên toàn cầu. Nếu ông ấy thất bại, lịch sử có thể coi nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy là tiếng thở dốc cuối cùng, chứ không phải là cơn gió thứ hai, của chủ nghĩa quốc tế Mỹ.

ĐÁNH MẤT NGUYÊN TẮC.

Trước năm 2016, thật khó có thể tưởng tượng một tổng thống Mỹ lại từ chối chủ nghĩa quốc tế của Mỹ một cách triệt để như Trump đã làm. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ chưa bao giờ là một chủ nghĩa vị tha. Nhưng giữa Thế chiến II và nhiệm kỳ Tổng thống Trump, mọi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều tin rằng Washington có thể thúc đẩy lợi ích của mình một cách tốt nhất - cho dù để bảo đảm sự thịnh vượng hay ngăn chặn những kẻ độc tài - bằng cách duy trì một trật tự quốc tế tự do mà các quốc gia cùng chí hướng có thể hưởng lợi. Hoa Kỳ sẽ không phải là một cường quốc bình thường, tìm kiếm lợi ích mang tính chất thiển cận trong một thế giới hổn loạn. Nó đúng là một siêu cường khác thường về mặt lịch sử, có quy tắc pháp chế phản ánh các giá trị dân chủ và một quan niệm về lợi ích quốc gia bao trùm hơn.

Quy tắc pháp chế của Mỹ và trật tự quốc tế tự do mà nó ủng hộ đã tiến triển theo thời gian. Đến năm 2016, cả hai đều phải được hiệu chuẩn lại, nhờ sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự bất ổn về kinh tế, xã hội và địa chính trị mà toàn cầu hóa đã gây ra. Nhiều cố vấn của Trump ủng hộ và tìm cách thực hiện một chiến lược lớn có thể đối phó với những thách thức này, mà không làm ảnh hưởng đến di sản lớn hơn của Hoa Kỳ sau chiến tranh. Tuy nhiên, việc tổng thống từ chối chủ nghĩa quốc tế của Mỹ thì chủ yếu hơn.

Trump không có ý định từ bỏ quyền lực của Mỹ hoặc các đặc quyền toàn cầu. Chính quyền của ông đã tăng chi tiêu quốc phòng, xác định Trung Quốc là mối đe dọa cấp bách đối với vị thế đứng đầu của Mỹ, và sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng của Mỹ - bao gồm cả sức mạnh quân sự - một cách khá quyết liệt. Thay vào đó, sự đổi mới của Trump là tách quyền bá chủ của Mỹ khỏi các đặc tính và nguyên tắc tự do bao trùm, mà trước đây khiến cho quyền bá chủ có vẻ tương đối lành tính.

Trump đòi giá cho thuê cao hơn đáng kể (đôi khi dưới hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền) từ các đồng minh của Mỹ, thực sự coi họ như các quốc gia phải triều cống thay vì là các đối tác trong các mối quan hệ cùng có lợi. Ông thể hiện sự ngưỡng mộ không che giấu đối với những kẻ độc tài đàn áp - ca ngợi các cuộc đàn áp do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và những người khác thực hiện - và không quan tâm rõ rệt đến việc thúc đẩy nhân quyền và dân chủ. Ông đã thu hồi sự tham gia của người Mỹ ở các tổ chức quốc tế và tiến hành một chiến dịch trên nhiều mặt trận chống lại hệ thống thương mại thế giới. Ông công khai khuyến khích chủ nghĩa dân túy hẹp hòi, gây chia rẽ trong Liên minh châu Âu và phá hoại các chuẩn mực lâu đời, chẳng hạn như phá hoại chuẩn mực không công nhận lợi ích lãnh thổ chiếm được bằng vũ lực. Và ông đã nhiều lần khai thác chính sách đối ngoại của Mỹ để phục vụ các mục tiêu thô thiển ở trong nước, đáng chú ý nhất là bằng cách đặt điều kiện Ukraine cung cấp tài liệu buộc tội gia đình Biden với việc nhận hổ trợ của Mỹ. Thật vậy, chính sách đối ngoại của Trump là bản sao tầm quốc tế đối với sự suy thoái dai dẳng về các chuẩn mực dân chủ ở Hoa Kỳ dưới thời ông, mà đỉnh điểm là nỗ lực nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 của ông.

Sợi dây trí tuệ liên kết các hành động của Trump là việc ông lật đổ hoặc từ chối hoàn toàn các nguyên tắc cốt lõi của chiến lược lớn thời hậu chiến. Trump nhìn thế giới, bao gồm cả quan hệ với các đồng minh, theo nghĩa tổng bằng không chứ không phải là các chuẩn mực với tổng dương. Ông thường xuyên phàn nàn rằng hệ thống mà Washington tạo ra đang khai thác và gây hại cho nước Mỹ. Ông từ bỏ ý tưởng rằng, Hoa Kỳ có mục đích hoặc trách nhiệm cao hơn trong việc cung cấp vai trò lãnh đạo quốc tế, vì những lý do nằm ngoài những tính toán lợi ích hạn hẹp của Mỹ. Và ông thường hành động như thể các chuẩn mực, thể chế và các mối quan hệ mà Washington vun đắp theo truyền thống chỉ là những ràng buộc hạn chế đối với quyền lực của Mỹ — cũng như ông coi các luật pháp, các chuẩn mực và phong tục của dân chủ như là những ràng buộc hạn chế đối với quyền lực của chính ông. Cho dù các cố vấn của Trump đã làm việc chăm chỉ ra sao để chuyển bản năng phá hoại của ông thành các chính sách mang tính xây dựng, họ cũng không thể che giấu thực tế rằng, người đàn ông nắm giữ quyền lực đáng kinh sợ của một nhiệm kỳ tổng thống không có chút gắn bó nào với chủ nghĩa tự do ở trong và ngoài nước.

TỰ HẠI NHƯ TỰ LỢI.

Nghệ thuật lãnh đạo đất nước của Trump không phải là toàn xấu, và những lời chỉ trích của ông về các chính sách lâu đời của Hoa Kỳ không phải là toàn sai. Một số tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới, đã thực sự trở nên hư hỏng và kém hiệu quả. Toàn cầu hóa đã gia tăng áp lực kinh tế đối với ngành sản xuất của Mỹ và tầng lớp lao động, và đại dịch COVID-19 cho thấy nó cũng đã làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương của Mỹ đối với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thúc đẩy sự phụ thuộc liên quan đến Trung Quốc. Quan trọng nhất, sự thừa nhận của Trump rằng canh bạc lớn của chính sách đối ngoại sau Chiến tranh Lạnh - nỗ lực nhằm bình ổn Trung Quốc thông qua hội nhập và cuối cùng là tự do hóa - đã thất bại và đã cởi trói cho Ngủ giác đài cùng các cơ quan khác bắt đầu tạo ra một cách tiếp cận cạnh tranh hơn. Phải mất một tổng thống thô thiển mới xác định được những méo mó và ảo tưởng mà đã tích tụ trong trật tự tự do. Hơn nữa, đối với các vấn đề từ an ninh mạng đến quan hệ Ả Rập-Israel, chính quyền của Trump đã chuyển chính sách của Mỹ theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, tác động tổng thể của Trump là đáng kinh ngạc, vì ông hiếm khi đưa ra các giải pháp tốt cho các vấn đề mà ông đã xác định. Chủ nghĩa hoài nghi về các tổ chức quốc tế và chủ nghĩa đa phương của ông, đã không bảo vệ Hoa Kỳ thoát khỏi sự tàn phá của COVID-19; câu trả lời duy nhất cho một tai họa xuyên quốc gia như vậy là nhiều hơn, không ít hơn, đó là sự hợp tác quốc tế. Việc rút khỏi các tổ chức quốc tế và rút khỏi các thỏa thuận như hiệp định khí hậu Paris không làm cho các thực thể này hoạt động tốt hơn, ngay cả khi nó đã cô lập Washington và nhượng bộ ảnh hưởng cho các nhà chuyên chế tham nhũng và các đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Và mặc dù những hạn chế hội nhập kinh tế với Trung Quốc, như năm 2020, không thể phủ nhận, là cách duy nhất để giảm thiểu hợp tác quốc tế — chẳng khác gì chính sách tự cung tự cấp không đáng có — lại là hội nhập kinh tế sâu hơn với các đồng minh dân chủ mà Trump đã phỉ báng. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi không phải là hướng dẫn để xây dựng quy tắc pháp chế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.

Ngay cả khi đối đầu với các cường quốc, các chính sách của Trump thường tự gây hại cho bản thân nước Mỹ nhưng lại lừa phỉnh như là lợi ích của Mỹ. Bằng cách thường xuyên bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, Trump đã thúc đẩy một phong cách chính trị mà cuối cùng ủng hộ những kẻ độc đoán trấn lột. Bằng cách từ bỏ ngoại giao biến đổi khí hậu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại gồm 12 quốc gia do Tổng thống Barack Obama tiến hành, Trump đã để lại những khoảng trống mà ảnh hưởng của Trung Quốc lập tức lấp đầy. Bằng cách hạ thấp tầm quan trọng của các giá trị tự do và trong một số trường hợp, tán thành các thực hành phi tự do, ông đã làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh ý thức hệ toàn cầu giữa dân chủ và chủ nghĩa chuyên chế. Và bằng cách chống lại nhiều nền dân chủ tiên tiến, Trump đã làm hỏng các mối quan hệ mà lẽ ra là tài sản lớn nhất của Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà danh tiếng toàn cầu của Hoa Kỳ sụt giảm nghiêm trọng nhất ở các quốc gia dân chủ trong thời kỳ Trump.

Nhưng tác động nguy hiểm nhất của Trump sẽ là cái bóng đen mà nhiệm kỳ của ông ấy phủ lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong tương lai. Khuynh hướng của Biden — đánh giá từ các bài phát biểu của ông, thành tích của ông tại Thượng viện và với tư cách là phó tổng thống, và các lựa chọn nhân sự của ông - là làm sống lại chủ nghĩa quốc tế của Mỹ và điều chỉnh nó cho thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc. Ông Biden sẽ tìm cách sửa chữa các liên minh, tái tham gia với các thể chế quốc tế và theo đuổi hợp tác rộng rãi về các vấn đề xuyên quốc gia, đồng thời củng cố tư thế của Hoa Kỳ trước một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Đạt được tất cả những điều này sẽ không dễ dàng.

Quan điểm của Biden có thể trấn an nhiều đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, nhưng họ vẫn phải tính đến khả năng người Mỹ một lần nữa sẽ bầu ra một nhà lãnh đạo phá hoại các thể chế dân chủ, và theo đuổi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở nước ngoài. Do đó, một số quốc gia có thể cảnh giác bằng việc bước ra khỏi chi nhánh địa chính trị với Hoa Kỳ vì sợ rằng một tổng thống tương lai của Hoa Kỳ sẽ cắt bỏ họ — ví dụ như Trump đã làm khi rút khỏi TPP vào năm 2017. Làm sao các đồng minh có thể tin tưởng vào sự lãnh đạo của người Mỹ, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao gần đây đã trầm ngâm với CNN, "khi bạn biết tổng thống tiếp theo có thể là một đứa con nít ồn ào nguy hiểm ?" Những lo ngại về sự ổn định của hệ thống chính trị Hoa Kỳ và định hướng tương lai của chính sách Hoa Kỳ có thể khuyến khích các nước giữ các lựa chọn địa chính trị của họ rộng mở, ngay cả khi họ xây dựng lại quan hệ với Washington: bằng chứng là ​​thỏa thuận đầu tư gần đây của EU với Trung Quốc, được ký kết sau những phản đối từ phía các cơ quan hành chính sắp mãn nhiệm cũng như sắp đãm nhiệm của Hoa Kỳ. Khi nói đến chính sách đối ngoại, nhiệm kỳ tổng thống của Trump là hồi chuông không thể không rung lên để cảnh giác.

TẦM NHÌN ĐỐI VỚI SỰ ĐOÀN KỂT CỦA DÂN CHỦ.

Hoa Kỳ sẽ có một cú va chạm quyền lực mềm đáng kể vào ngày 20 tháng 1, đơn giản là vì Trump, người mà các công dân của các đồng minh thân cận nhất với Washington coi là kém thuận lợi hơn so với ông Tập hoặc thậm chí Tổng thống Nga Vladimir Putin, không còn là tổng thống. Trong một số trường hợp, ngoại giao sắc bén của Trump - ví dụ ông ấy sử dụng các mức thuế cưỡng chế đối với Trung Quốc và lảng tránh các tổ chức quốc tế hoạt động kém hiệu quả - có thể cũng tạo khe hở cho Biden để tái tham gia với các nước chủ chốt và các cơ quan trên các điều khoản thuận lợi hơn. Nhưng nếu chính quyền sắp tới sẽ được hưởng một số cơ hội ngắn hạn, thì nó cũng sẽ đối mặt với thách thức dài hạn khó khăn hơn nhiều trong việc sửa chữa một truyền thống chủ nghĩa quốc tế đã bị tổn hại nặng nề và bị nghi ngờ.

Làm như vậy sẽ đòi hỏi phải xây dựng một chính sách về Trung Quốc mang tính cạnh tranh, lưỡng đảng và ủng hộ — thay vì phá hoại — trật tự quốc tế tự do, mà Bắc Kinh đang đe dọa. Những người bảo vệ Trump đã đặt ra (một cách chính xác) rằng cam kết ngày càng sâu sắc với Trung Quốc đang củng cố cho Trung Quốc mà không tự do hóa nó, và (không chính xác) rằng việc từ chối trật tự tự do là cần thiết để cạnh tranh thành công. Một chiến lược tốt hơn sẽ là hạn chế một cách thận trọng sự phụ thuộc có thể gặp nguy hiểm của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, trong khi củng cố hệ thống quốc tế mà Bắc Kinh đang thách thức, bằng cách củng cố các mối quan hệ của Hoa Kỳ - kinh tế, quân sự, công nghệ và ý thức hệ - với các nước cùng chí hướng. Cách tiếp cận như vậy phải là lưỡng đảng vì nó tồn tại lâu hơn nhiệm kỳ tổng thống của Biden. May mắn thay, có sự chồng chéo đáng kể giữa nhóm của Biden và các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa theo chủ nghĩa quốc tế trên các vấn đề từ củng cố liên minh của Hoa Kỳ đến tăng cường an ninh của chuỗi cung ứng. Do đó, có thể đề ra một chính sách cứng rắn nhưng không mang tính chất tự đánh bại bản thân nước Mỹ.

Về Trung Quốc và các vấn đề toàn cầu quan trọng khác, Biden nên đặt nền tảng cho quy tắc pháp chế của mình bằng sự đoàn kết dân chủ, nhấn mạnh hợp tác tăng cường với các quốc gia chia sẻ các giá trị cũng như lợi ích địa chính trị của Hoa Kỳ. Hợp tác với các nền dân chủ không thể giải quyết mọi vấn đề, và những lời kêu gọi đoàn kết dân chủ sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng không được hỗ trợ bởi cam kết địa chính trị và sức mạnh cứng. Nhưng sự hợp tác như vậy dù sao cũng rất quan trọng đối với thành công của Hoa Kỳ trong các vấn đề như chiến đấu trong chiến tranh chính trị với Trung Quốc và Nga, duy trì mạng Internet tự do và cởi mở, cũng như giải quyết các đại dịch và biến đổi khí hậu. Đây cũng là một cách chứng minh rằng Washington vẫn có thể thực hiện vai trò lãnh đạo có nguyên tắc, dựa trên các giá trị dân chủ, của các quốc gia cam kết nhất với trật tự tự do.

Để Hoa Kỳ vẫn là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy của thế giới tự do, thế giới phải thấy rằng nền dân chủ Hoa Kỳ ngày nay có vẻ không hiệu quả cũng không ổn định, một lần nữa có khả năng tự đổi mới. Điều này có thể khó khăn, một phần vì Trump đang đầu độc những điều tốt đẹp trên đường rời bỏ quyền lực và một phần vì nhiều cải cách cần thiết về các vấn đề như sắp xếp các khu vực bầu cử vốn là chủ đề của những cuộc tranh cãi đảng phái gay gắt. Tuy nhiên, có thể tiến bộ về những vấn đề như chống tham nhũng (đa số lưỡng đảng trong Quốc hội gần đây đã cấm các tập đoàn vỏ bọc ẩn danh), khuyến khích các sáng kiến ​​đầy hứa hẹn của nhà nước và địa phương như áp dụng hình thức bỏ phiếu theo lựa chọn có xếp hạng, và theo đuổi các cải cách, đồng thời làm cho việc bỏ phiếu dễ tiếp cận và an toàn hơn. Những nỗ lực này có thể đóng vai trò là những việc thưởng phạt cho những nỗ lực tham vọng hơn trong tương lai.

Cuối cùng, Biden phải chứng minh rằng chủ nghĩa quốc tế của Mỹ đem lại lợi ích cho chính người dân Mỹ. Điều này cũng sẽ khó khăn. Những lợi ích mà sự can dự của Mỹ mang lại — một môi trường bảo vệ Hoa Kỳ khỏi sự suy thoái toàn cầu và chiến tranh giữa các cường quốc — thường trừu tượng, khó đo lường, hoặc phải cho thấy những điều tồi tệ không thể xảy ra. Nhưng chính quyền mới có quan điểm ​​đúng. Khái niệm của nó về một “chính sách đối ngoại cho tầng lớp trung lưu” sẽ rất có thể khắc họa các nỗ lực đa phương nhằm chống tham nhũng và chống thiên đường thuế, đồng thời bao gồm các khoản đầu tư đáng kể trong nước vào giáo dục, nghiên cứu khoa học và đổi mới, mà sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ. Nếu cách tiếp cận này thành công trong việc chứng minh mối liên hệ giữa ngoại giao Mỹ và hạnh phúc của công dân Mỹ được tốt hơn, nó có thể làm giảm bớt sự xung đột phổ biến về sự can dự của người Mỹ ở nước ngoài mà Trump đã khai thác ngay từ đầu.

Cùng với nhau, những yếu tố này tạo nên một chương trình làm việc đầy ấn tượng cho Biden. Nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, trước những thiệt hại mà Trump đã gây ra. Trong bối cảnh của một tổng thống hẹp hòi, việc xây dựng lại và thích nghi với chủ nghĩa quốc tế của Mỹ — đồng thời củng cố nền tảng trong nước — sẽ là cái giá phải trả cho việc bảo tồn một truyền thống mà đã phục vụ tốt cho Hoa Kỳ và phần lớn thế giới.


_ HAL BRANDS là Giáo sư Xuất sắc của Henry A. Kissinger về Các vấn đề Toàn cầu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins và là Học giả Thường trú tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.