Sự hủy hoại phép mầu kinh tế của Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo tối cao của đất nước đang quay lưng lại với những cải cách mà đã giúp Trung quốc tăng trưởng và phát triển. Điều đó sẽ có hậu quả vượt ra ngoài biên giới của nó.

/ AFP PHOTO / GREG BAKER (Photo credit should read GREG BAKER/AFP via Getty Images)

MICHAEL SCHUMAN….NGÀY 11 THÁNG 1 NĂM 2021….Theo The Atlantic

Trần H Sa lược dịch.

"Phép màu" kinh tế của Trung Quốc không phải là điều kỳ diệu. Sự đi lên mậnh mẽ của đất nước trong 40 năm qua, trên thực tế, là một chiến thắng của các nguyên tắc kinh tế cơ bản : Khi nhà nước nhường chỗ cho thị trường, doanh nghiệp tư nhân và thương mại phát triển mạnh, tăng trưởng sẽ nhanh hơn và thu nhập tăng vọt.

Tuy nhiên, bài học đơn giản này dường như đã bị đánh mất với ông Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang bác bỏ chính sách 'thử nghiệm và đúng đáng' qua nhiều thập kỷ bằng cách tái khẳng định quyền lực của Đảng Cộng sản trong nền kinh tế, và chuyển hướng kinh doanh Trung Quốc đi vào hướng nội. Thật vậy, đối mặt với sự thù địch leo thang ở Washington, sự xoay trục của Tập Cận Bình dường như, bằng bất cứ giá nào, được tăng tốc - với những hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng đối với sự tiến bộ kinh tế của Trung Quốc, và quan hệ của nó với thế giới.

Đúng, Xi không phải là hoàn toàn đá bổng trái bóng doanh nghiệp tự do và thương mại tự do. Vào tháng 11, ông nói với hội nghị thượng đỉnh G20 rằng chương trình nghị sự kinh tế mới của Trung Quốc "không có nghĩa là một chính sách khép kín" và "sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thế giới được hưởng lợi từ sự phát triển chất lượng cao của Trung Quốc." Bắc Kinh gần đây cũng tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một hiệp ước gồm 15 quốc gia đã tạo ra một khối thương mại với khoảng một phần ba dân số thế giới. Hua Chunying, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc, ca ngợi nó là "sự phản ảnh cam kết đối với thương mại tự do và hệ thống thương mại đa phương."

Nhưng bức tranh trông tối tăm hơn nhiều nếu bạn là Jack Ma, một đại gia công nghệ của Trung quốc. Các nhà điều hành đã siết chặt những gì là việc lần đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng phá kỷ lục của Ma, gã công nghệ tài chính khổng lồ, Ant Group, chỉ hai ngày trước khi nó ra mắt vào tháng 11 trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông. Lý do chính thức mà họ đưa ra là một môi trường pháp lý bị thay đổi, nhưng có mối quan ngại rộng rãi rằng chính quyền Trung Quốc đã trừng phạt Ma vì anh ta chỉ trích sự giám sát của nhà nước đối với ngành tài chính. Xi được cho là đã tự mình thực hiện việc ra lệnh. (Bắc Kinh sau đó đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền sáng tạo khác của Ma, công ty thương mại điện tử Alibaba Group.) Vài ngày sau, một doanh nhân nổi tiếng khác, Sun Dawu, bị giam giữ vì "kích động cãi vã và phá vỡ sản xuất", và chính phủ đã thâu tóm công ty nông nghiệp của ông ta. Sun, người đôi khi chỉ trích chính phủ, có thể đã bị nhắm mục tiêu qua việc tranh chấp đất đai với một trang trại thuộc sở hữu nhà nước.

Jerome Cohen, một chuyên gia lâu năm về luật pháp Trung Quốc, đã lo lắng trên blog của mình rằng những hành động này có thể báo hiệu "một chiến dịch mới của trung ương nhằm kiềm chế sức mạnh chính trị và kinh tế của các đại gia doanh nghiệp tư nhân, những người từ chối tuân theo đường lối của trung ương Đảng trên mọi mặt." Điều đó đúng dựa trên những nỗ lực của ông Tập Cận Bình nhằm thắt chặt sự kìm kẹp của ông ta đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong một tài liệu ban hành vào tháng Chín, Đảng Cộng sản cho biết nó nhằm mục đích "hướng dẫn" các công ty tư nhân "khám phá việc thành lập một hệ thống doanh nghiệp hiện đại với đặc điểm Trung Quốc." "Quan điểm" của đảng là cán bộ của mình phải có ảnh hưởng nhiều hơn đến các quyết định quản lý của các công ty tư nhân, để bảo đảm rằng họ tuân thủ chặt chẽ đường lối đúng đáng, do nhà nước quyết định.

Mọi thứ lẽ ra không nên xảy ra theo cách này. Đặng Tiểu Bình, một trong những người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, người đã phát động cải cách thị trường nổi tiếng của Trung Quốc vào cuối những năm 1970, hiểu rằng Trung quốc nghèo khổ vì nó bị nhà nước Cộng sản bóp nghẹt và cắt đứt khỏi thế giới. Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm ông dần dần dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đối với đầu tư tư nhân, thương mại và kinh doanh của nước ngoài. Được giải phóng bởi các nhà hoạch định nhà nước độc đoán, sinh lực kinh doanh của người Trung Quốc, pha trộn với tiền vốn và công nghệ được nhập khẩu, bung phát ra một sự bùng nổ tăng trưởng và giàu có.

Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ban đầu ông dường như đi theo con đường cải cách tốt đẹp. Vào cuối năm 2013, hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản đã ban hành một kế hoạch chi tiết về kinh tế, qua đó có nhiều nhà kinh tế và doanh nhân tin rằng sự thay đổi lớn đang diễn ra. Và sự thay đổi đã đến, nhưng không đúng như loại mà họ mong đợi.

Mặc dù Xi thỉnh thoảng thực hiện cải cách thị trường - ví dụ, khu vực tài chính đã được mở rộng hơn cho các nhà đầu tư và các công ty nước ngoài - nhưng trên tổng thể, ông đã cho thấy một sự ưu tiên dành cho việc nhúng tay của nhà nước vào kinh tế rất rõ ràng. Chính quyền của ông đã bộc lộ sự hỗ trợ tài chính cho một loạt các ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm mạch vi xử lý và xe hơi điện. Nicholas Lardy, một thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, lưu ý rằng các doanh nghiệp nhà nước đang ngốn ngấu một tỷ lệ lớn hơn các nguồn lực quan trọng, chẳng hạn như các khoản vay ngân hàng, trong khi tỷ lệ sản lượng quốc gia được tạo ra bởi các công ty tư nhân không còn mở rộng như nó đã từng có. "Sự nổi trội của khu vực tư nhân đã kết thúc," ông nói với tôi.

Có lẽ Xi tin rằng các ngành công nghiệp nhắm vào sự hỗ trợ của nhà nước là quá quan trọng để bị phó mặc cho thị trường tự do không thể đoán trước. Có lẽ ông nghĩ rằng một vai trò có quyền lực hơn cho nhà nước có thể giúp đảng và chính phủ nắm giữ công ty. "Ông ta muốn kiểm soát nhiều hơn, và ông ta nghĩ rằng có một khu vực nhà nước to lớn là một yếu tố để đạt được điều đó," Lardy giải thích.

Xi cũng có thể được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi và mất lòng tin. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, câu thần chú của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu ở Bắc Kinh đã là "cải cách và mở cửa", trong đó nhấn mạnh hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Xi muốn hạn chế sự hội nhập đó, hoặc ít nhất là tham gia với thế giới rộng lớn hơn trên các chuẩn mực khác nhau. Tất nhiên, Trung Quốc, vẫn sẽ bán cho bạn tất cả các loại đồ đạc và vui vẻ lấy tiền của bạn. Nhưng Tập muốn giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các quốc gia khác, đặc biệt là các đối thủ tiềm năng như Hoa Kỳ. Từ quan điểm của Bắc Kinh, các hạn chế của chính quyền Trump về việc bán công nghệ cho gã khổng lồ viễn thông Huawei Technologies và các cơ quan kinh doanh khác của Trung Quốc, đã phơi bày sự nguy hiểm của việc trông cậy vào những người nước ngoài không đáng tin cậy, và Tập dự định bảo đảm rằng sự tiến bộ của Trung Quốc không thể bị các chính trị gia ở Washington hoặc nơi khác đánh đổ.

Vì vậy, các ưu tiên của Tập Cận Bình đã chuyển sang hướng nội. "Ông ấy đang cảm thấy bị bao vây", James McGregor, chủ tịch chi nhánh công ty tư vấn APCO Worldwide của Trung Quốc, nói với tôi. Các quan chức Trung Quốc "đang loại bỏ mọi lỗ hổng với thế giới bên ngoài, hoặc cắt giảm chúng càng nhiều càng tốt."

Chiến lược mới của Tập Cận Bình, cái mà đôi khi ông gọi là "lưu thông kép", chia thế giới quan về kinh tế của Bắc Kinh thành hai - một là tập trung vào các công ty trong nước ở Trung Quốc làm đồ đạc cho người tiêu dùng Trung Quốc, và một là các công ty tầm quốc tế trao đổi hàng hóa của nước này với bên ngoài. Trong thực tế, khái niệm này hoạt động không hoàn toàn rõ ràng, nhưng nó báo hiệu một sự thay đổi trong quan hệ kinh tế của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Bắc Kinh trước đây đã hợp nhất cải cách trong nước và toàn cầu hóa thành một động cơ phát triển mạnh mẽ. Bây giờ nó đang cho thấy căng thẳng đã tăng cường trên việc củng cố nền kinh tế trong nước, nhằm giúp Trung Quốc chống lại một môi trường toàn cầu không chắc chắn và có khả năng thù địch hơn.

Trong một số khía cạnh nhất định, điều này có thể không phải là một điều xấu : Trong nhiều năm, các nhà kinh tế đã quát tháo tại Bắc Kinh rằng tăng trưởng kinh tế của nó sẽ được khỏe mạnh hơn nếu nó dựa nhiều hơn vào tiêu dùng của người Trung Quốc, hơn là đầu tư hoặc xuất khẩu. Nhưng sự thay đổi này cũng có thể có nghĩa là Trung Quốc sẽ tham gia vào thương mại và đầu tư nước ngoài theo những cách hỗ trợ cho chương trình nghị sự hướng nội này. Nói cách khác, Trung Quốc vẫn sẽ mở cửa cho doanh nghiệp - nếu doanh nghiệp đó giúp bảo vệ lợi ích của chính nó.

Điều này ăn khớp một cách độc đáo với một trong những mục tiêu của Xi, tự túc. Ông tin rằng, Trung Quốc nên tự sản xuất trong nước các sản phẩm thay thế, thay cho các sản phẩm chủ chốt hiện phải mua từ nước ngoài - đặc biệt là mạch vi xử lý và các công nghệ quan trọng khác. Để bảo vệ an ninh quốc gia, Trung Quốc cần các chuỗi cung ứng "độc lập, có thể kiểm soát, an toàn và đáng tin cậy", Tập nói trong một bài phát biểu vào tháng 4, với "ít nhất một nguồn thay thế cho các sản phẩm chủ chốt và các kênh cung cấp quan trọng, để tạo ra một hệ thống công nghiệp dự phòng cần thiết." Nội địa hóa công nghệ đã là một tham vọng lâu dài của Trung Quốc, nhưng những người theo dõi Trung Quốc nghĩ rằng Tập đã ném kế hoạch đó vào ảo tưởng.

Sự thay đổi của Tập về nền kinh tế có chỗ để vận hành. Chính phủ của ông đang chuẩn bị một hệ thống "doanh nghiệp tín dụng xã hội", song song với một hệ thống được thiết kế cho công dân Trung Quốc. Về lý thuyết, nó có nghĩa vụ phải kiềm chế gây ô nhiễm, gian lận thuế, và những công ty vô lại khác. Trong thực tế, nó được coi là một công cụ khác của nhà nước để xâm nhập vào các nhà quản lý tư nhân. Ông chủ chính phủ "có một cảm giác mạnh mẽ rằng họ không kiểm soát đủ những công ty bị nghi ngờ này," Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, nói với tôi. Tất cả điều này bổ sung thêm cho một trải nghiệm lớn trong các phát triển do nhà nước chỉ đạo mà không thấy được bàn tay của nhà nước kể từ thời Mao.

Các nhà kinh tế học được đào tạo một cách cổ điển phản đối chương trình của Tập. Ông ta đúng là đang đánh dấu trên những gì không nên làm để thúc đẩy thu nhập và đổi mới. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì bi quan mà bỏ qua kế hoạch của mình ngay lập tức để thất bại. Là một thị trường khổng lồ với 1,4 tỷ người, Trung Quốc có thể phát triển các công ty địa phương về quy mô và phạm vi mà không cần bận tâm nhiều với thế giới bên ngoài. (Ant của Ma là một ví dụ điển hình.) Nếu chương trình hoạt động, các nhà kinh tế có thể phải viết lại sách giáo khoa của họ.

Tuy nhiên, cam kết là đầy rủi ro. Bằng cách ủng hộ khu vực nhà nước, Xi đang chuyển tiền và tài năng có giá trị cho các doanh nghiệp chính phủ nổi tiếng cồng kềnh và kém hiệu quả, thay vì cho các công ty tư nhân nhanh nhẹn và sáng tạo hơn nhiều. Các hiệu ứng tiêu cực cho thấy ở khả năng sản xuất kém cỏi kinh khủng - một thảm họa cho một xã hội lão hóa vẫn còn bắt kịp với các quốc gia giàu nhất - và nợ không ngừng gia tăng, bây giờ nợ của Trung quốc gần gấp ba lần kích thước của sản lượng quốc gia (gấp ba lần GDP).

Trong một báo cáo tháng 10, Julian Evans-Pritchard, một nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu Capital Economics, đã gán một cái tên cho định hướng tự cung tự cấp là "từ thua đến thua" cho nền kinh tế Trung Quốc, bởi vì nó chuyển hướng các nguồn lực dành cho các mục đích sản xuất nhiều hơn, và buộc các công ty phải lựa chọn các nhà cung cấp vì các lý do chính trị, chứ không phải là kinh tế. "Theo đuổi sự tự cung tự cấp vẫn có thể hợp lý như một hình thức bảo hiểm chống lại sự tách rời kinh tế hùng hổ của Mỹ và các đồng minh", ông viết. "Nhưng nền kinh tế của Trung Quốc sẽ tốt hơn nếu việc bảo hiểm như vậy là điều không cần thiết ngay từ đầu."

Xi dường như đang đặt cược vào bảo hiểm, và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với chính quyền Biden sắp tới. Rõ ràng, ông Tập đang chuẩn bị cho cuộc xung đột kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, bằng nổ lực ngăn Trung Quốc bốc cháy từ các biện pháp mà Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể sử dụng để chống lại Tập. Tuy nhiên, khi làm như vậy, Tập cũng đang định vị lại nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

Mỹ ủng hộ những cải cách kinh tế của Bắc Kinh dựa trên hy vọng rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, mọi người sẽ được hưởng lợi từ sự thịnh vượng và an ninh lớn hơn. Nhưng nếu Tập thành công trong việc thay thế nhiều hơn những gì Trung Quốc mua từ thế giới, ông ta cũng sẽ làm suy yếu các yếu tố căn bản của kinh tế để tiếp tục cai trị với một chế độ độc tài tàn bạo. Xi nghĩ rằng ông đang che chắn cho Trung Quốc chống lại sự cô lập. Thay vào đó, ông ta có thể đang gây ra nó.


_ MICHAEL SCHUMAN là tác giả của Siêu năng lực bị gián đoạn: Lịch sử Trung Quốc của thế giới và Điều kỳ diệu: Câu chuyện sử thi về Cuộc tìm kiếm sự giàu có của Châu Á.


 

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.