Ở Đông Nam Á, các nền dân chủ sụp đổ dẫn đến đàn áp.

Lời hứa của khu vực về việc các chính phủ tạo cơ hội cho người dân được tham gia quản trị, đã bị mất, khi các chính phủ lựa chọn biện pháp kiểm soát chặt chẻ. 

Ảnh của Asia Sentinel

John Berthelsen…Ngày 12 tháng 3 năm 2021… Theo Asia Sentinel.

Trần H Sa lược dịch.

Đột nhiên, trong những tuần gần đây, Đông Nam Á đã chứng kiến ​​sự sụp đổ hoặc sự lầm lạc của các nền ‘dân chủ tạo cơ hội cho người dân được tham gia quản trị ‘ ở hầu hết mọi quốc gia – ngoại trừ Indonesia – khi các nhà lãnh đạo đình chỉ các cơ quan lập pháp, bắt giữ các công dân bình thường và các nhà lập pháp đối lập, truy lùng các thủ lĩnh sinh viên, bắn chết các nhà hoạt động và người biểu tình với số lượng ngày càng tăng. Dường như chẳng có ngoại lệ nào cả.

Không ai nghĩ là nó đã xảy ra theo cách này. Trong những năm 1970 và 1980, những quốc gia này, một số nước trong số họ được gọi là “những con hổ kinh tế ”, nhờ vào tốc độ tăng trưởng vượt trội, những nước này đều được kỳ vọng sẽ đi vào hàng ngủ trung lưu, và người ta giả định rằng sẽ được nhìn thấy chính trị của họ và cách tiếp cận của họ đối với việc tự do hóa nhân quyền, sẽ như nền kinh tế của họ đã đạt được. Vài tuần qua cho thấy những hy vọng đó đã trở nên trống rỗng như thế nào. Và những sự kiện này cuối cùng cho thấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là như thế nào – một tổ chức vô năng mà tất cả các nhà lãnh đạo của nó hầu như đều nhảy múa vui mừng chung quanh cái tên hữu danh vô thực.

Trong khu vực, với việc Trung Quốc tỏ ra không quan tâm đến nhân quyền, và làm xiếc như là đối tác thương mại quan trọng của mọi quốc gia, không có áp lực nào đối với bất kỳ quốc gia nào để họ phải chú ý đến nhân quyền. Trung Quốc muốn được để mặc nó một mình, thích làm gì thì làm ở trong nước nó, khi đối xử với các nhóm dân tộc thiểu số bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng, vì vậy nguyên tắc cơ bản của Trung quốc là không chỉ trích sự tàn bạo của người khác. Hoa Kỳ và EU luôn ở xa và ít liên quan về mặt kinh tế.

Phil Robertson, Phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Đông Nam Á cho biết: “Khá rõ ràng, sự tôn trọng đối với dân chủ và nhân quyền ở Đông Nam Á đang bị rút lui hoàn toàn, làm dấy lên những lo ngại cơ bản về việc, liệu các chế độ độc tài và những cú đảo chính quân sự có trở thành chuẩn mực mới cho khu vực này hay không. Một yếu tố góp phần vào là đại dịch Covid-19, thứ được chứng minh là lý do hoàn hảo để những kẻ độc tài giành quyền kiểm soát nhiều hơn, đồng thời trấn áp tự do ngôn luận và biểu tình công khai, với những lời kêu gọi rỗng tuếch là do quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.”

Trong bối cảnh này, như Robertson nói, “Hiến chương ASEAN, với những đề cập đến việc duy trì dân chủ, quyền và quản trị tốt, đã bị coi là gian lận, vì nó không thể đứng vững để đồng hành với những gì trước đây”, do mục đích cùng đạt được ‘quy tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên’. Một cuộc khảo sát nhanh trên toàn khu vực cho thấy mọi quốc gia thành viên ASEAN đều đang vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, theo cách này hay cách khác – điều này đặt ra câu hỏi cơ bản là tại sao Mỹ, EU và các nước khác lại đột nhiên nghĩ rằng ASEAN sẽ lao vào giải cứu, phản ứng với cuộc đảo chính quân sự của Myanmar và các cuộc đàn áp đẫm máu đối với người biểu tình. Chờ đợi sự tôn trọng các quyền và dân chủ ở ASEAN, cũng giống như chờ đợi ‘sự mù quáng và vô vọng’ “. (nguyên ngữ “waiting for Godot”, một vỡ kịch của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương, Beckett, muốn gửi đến khán giả thông điệp mang tính hư cấu, tượng trưng cho hình ảnh xã hội hiện đại hoang tàn hay sự cô độc, và ý thức đang bị già cỗi của con người hiện đại….THS).

Tất nhiên, điều tồi tệ nhất là ở Myanmar, nơi mà quân đội đã phản ứng lại với 85% phiếu cử tri chống lại họ, trong cuộc bầu cử tháng 11 và tổ chức một cuộc đảo chính. Theo Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, kể từ vụ hủy bỏ bộ máy quốc hội chưa hoàn chỉnh nhưng được thừa nhận của đất nước, vào ngày 1 tháng 2, ít nhất 60 người đã bị lực lượng an ninh giết chết, mặc dù các báo cáo khác đưa ra con số này cao hơn nhiều. Sự chống đối xảy ra trên diện rộng, bằng hàng loạt bất tuân dân sự, từ nhân viên chính phủ đến bác sĩ, cho đến các nhân viên của các công ty – đang phải hứng chịu nhiều loạt đạn. Một chính phủ lưu vong tiếp tục cuộc chống đối.

Vào tối ngày 6 tháng 3 năm 2021, các nhân chứng đã nhìn thấy binh lính và cảnh sát đến nhà của Khin Maung Latt, 58 tuổi, một chủ tịch phường ở trung tâm thành phố Yangon. Các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh đã đánh và đá Khin Maung Latt trước mặt gia đình anh ta, sau đó chỉa súng bắt anh ta đi. Sáng hôm sau, gia đình đã giành được thi thể của anh tại bệnh viện, sau khi có thông báo của chính quyền. Một nhân chứng cho biết thi thể có nhiều vết thương nặng ở tay và lưng, và được bọc trong một tấm vải liệm đẫm máu.

Tại Philippines, cảnh sát và quân nhân đã bắn hạ các nhà hoạt động và bắt giữ 6 người khác vào ngày 6 tháng 3, sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte hối thúc lực lượng an ninh “giết bọn họ, giết bọn họ”. Các cuộc đột kích – dường như không liên quan đến các hoạt động nhằm bắt giữ những người cộng sản bị cáo buộc là phiến quân của Tân Quân đội Nhân dân – đã được xác định trong lệnh khám xét do hai tòa án ở Manila ban hành. Những người bị giết đó hầu như không phải là những chiến binh. Họ đã bị hành quyết.

Ở Thái Lan, đối mặt với phong trào thanh niên từ chối giải tán hoặc từ chối chấp nhận kết quả cuộc bầu cử gần đây nhất, chính phủ đã tiếp tục leo thang đàn áp các quyền cơ bản. Khi các cuộc biểu tình lan rộng khắp quận trong những tháng qua, chính phủ đã phản ứng bằng cách đàn áp các nhà lãnh đạo biểu tình, buộc tội hơn 100 người trong số họ với tội danh tụ tập bất hợp pháp, vi phạm các hạn chế liên quan đến Covid-19 và xúi giục nổi loạn.

Tại Campuchia, chính phủ đã thông qua các đạo luật hà khắc và bắt giữ tùy tiện hơn 60 nhà hoạt động, nhà báo và các thành viên đối lập chính trị trong năm qua. Các nhà chức trách đã tiếp tục cấm Kem Sokha và Sam Rainsy, những nhà lãnh đạo của Đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia (CNRP) bị cấm tham gia hoạt động chính trị. Sử dụng đại dịch toàn cầu làm cái cớ, Thủ tướng Hun Sen đã tăng cường đàn áp những người chỉ trích và các nhà hoạt động, đồng thời áp dụng các đạo luật hà khắc hơn.

Tại Malaysia, Thủ tướng Muhyiddin Yassin, đối mặt với một cuộc nổi dậy của quốc hội mà có thể đánh đổ chính phủ của ông, Yassin đã khẩn nài nhà vua kêu gọi tình trạng khẩn cấp do vi rút coronavirus, mà các nhà phê bình cho rằng chỉ là một cái cớ che đậy mỏng manh để kềm hãm phe đối lập hoạt động, trong khi Thủ tướng cố gắng bổ sung đa số mỏng như dao cạo của mình. Nghị viện bị đình chỉ cho đến ít nhất là tháng 8, với chính phủ đại diện tạm thời vô chủ.

Và, theo sau là ở Singapore, vào giữa tháng Hai, nhà hoạt động Jovolan Wham đã bị phạt 8.000 đô la Singapore, sau khi nhận lỗi về ba tội danh liên quan đến một cuộc họp bất hợp pháp ở nơi công cộng đáng chú ý, được tổ chức trên các chuyến tàu điện ngầm cách đây hơn ba năm, ở đó, ông và những người biểu tình khác đeo khăn bịt mắt được tạo dáng từ túi rác và giơ bản sao của một cuốn sách nói về Chiến dịch Spectrum, trong đó viết rằng cảnh sát vào những năm 1980 đã bắt giữ 20 thanh niên sống rải rác, và buộc tội họ là những người theo chủ nghĩa Marx một cách vô căn cứ. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết Wham “đã bị kết án chỉ vì thực hiện các quyền con người của mình một cách hòa bình, và những nỗ lực của anh ta chỉ để làm nổi bật các vấn đề bao gồm giam giữ không xét xử và tiếp tục sử dụng án tử hình. Việc kết tội anh ta sau vụ bắt giữ ba nhà hoạt động gần đây vì một cuộc biểu tình ôn hòa được tổ chức cho quyền của LGBTI, một nỗ lực hơn nữa của chính phủ để bóp chết quyền tự do ngôn luận”. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đây hầu như không phải là cuộc biểu tình đầu tiên phản đối việc sử dụng quyền lực một cách nhỏ nhen nhằm chống lại những công dân chống đối ngay cả ở mức độ nhẹ.

Không có điều gì trong số này rõ ràng là mối quan tâm lớn đối với Kishore Mahbubani, một cựu quan chức ngoại giao Singapore, người đã có sự nghiệp ở giai đoạn cuối là một nhà phê bình phương Tây, và là nhà biện hộ cho những nhược điểm chính trị, ngoại giao và quản trị của châu Á, là người có bài viết về sự suy tàn của phương Tây xuất hiện trong các ấn phẩm hồi tháng 8. Viết vào ngày 6 tháng 3 trên tờ Straits Times, do chính phủ Singapore chi phối, ông nói “ASEAN không hoàn hảo. Nó có những bước lùi theo thời gian. Cuộc đảo chính gần đây ở Myanmar là một bước lùi lớn. Rõ ràng, sẽ rất khó để ASEAN có thể đẩy lùi đảo chính ”.

Rõ ràng là một câu chuyện tầm phào. Không thể tránh được, ông đã viết, “chúng ta sẽ thấy sự trỗi dậy một lần nữa thứ thái độ thông thường, là sung sướng trên nổi đau của người khác của các phương tiện truyền thông phương Tây nói về sự yếu kém và thiếu hiệu quả của ASEAN. ASEAN sẽ bị lên án hoặc bị chỉ trích vì không trục xuất Myanmar hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước này. Vì nhiều người Singapore là tù nhân của quan điểm truyền thông phương Tây, họ cũng sẽ thừa hưởng sự thiếu tôn trọng này của phương Tây đối với ASEAN. “

Ông nói, “ASEAN sẽ không bao giờ bỏ rơi Myanmar. Do đó, ASEAN không nên gặp rắc rối trước việc công chúng phương Tây lên mặt dạy đời về Myanmar”. Thật vậy, nó có thể hữu ích, nếu nó có thể thuyết phục các tướng lĩnh Myanmar rằng cuộc đảo chính sẽ không có kết quả ”… Chúng ta sẽ xem khi nào sự thuyết phục bắt đầu.


_ John Berthelsen, đồng sáng lập kiêm Tổng biên tập Asia Sentinel, nguyên Tổng biên tập Hong Kong Standard, phóng viên Tạp chí Phố Wall Châu Á tại 5 quốc gia, phóng viên Tạp chí Newsweek tại Việt Nam.

_________________________________

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.