Chống Trung Quốc không phải là chống Châu Á.

Người dân tham gia biểu tình yêu cầu chấm dứt bạo lực chống người châu Á ngày 4/4 tại New York. (Hình ảnh Spencer Platt / Getty)

Tenzin Dorjee…Ngày 7 tháng 4 năm 2021 ..Theo Washington Post.

Trần H Sa lược dịch.

Vụ xả súng ở spa thuộc khu vực Atlanta - trong đó một tay súng người da trắng được cho là đã giết hại 8 người, trong đó có 6 phụ nữ châu Á - đã khiến chủ đề bạo lực chống người châu Á trở thành trung tâm ở các cuộc chuyện trò của quốc gia. Đối với những người Mỹ gốc Á thế hệ thứ nhất, chẳng hạn như tôi, là những người chưa bao giờ bất mãn với thực tế tập thể của chúng tôi không được chú ý, miễn sao an ninh cá nhân của chúng tôi được bảo đảm, vì vậy thật là mất phương hướng hết sức khi thấy danh tính của chúng tôi trở nên nổi bật đúng vào thời điểm mà cảm giác an toàn tại địa phương của chúng tôi đã bị phá hủy hoàn toàn.

Mặc dù thành kiến ​​đối với người Mỹ gốc Á có nguồn gốc sâu xa trong các định chế lịch sử của quốc gia về sự ngăn chặn thụ hưởng quyền lợi do chủng tộc, sự bùng nổ những hành động ngu xuẩn thù hận đối với người gốc Á hiện nay là hậu quả của đại dịch mà đã gây ra thiệt hại nặng nề cho xã hội Mỹ, và sự hiện diện của một nhóm thiểu số bị phân mãnh và không có khả năng tự vệ vốn dễ bị làm vật tế thần. Nhiều người đã chỉ ra một cách chính xác rằng ngôn ngữ cố chấp của Tổng thống Donald Trump một thời đã góp phần làm gia tăng bạo lực chủng tộc nhắm vào người châu Á.

Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng những chỉ trích chính phủ Trung Quốc từ cơ quan lập chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, là đáng bị lên án về vấn đề bạo lực chống người châu Á trong nước. Tuyên bố đầy suy đoán này, mà phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc nhanh chóng khai thác, đã được nâng cao nổi bật nhất trên các phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây bởi tiểu thuyết gia nổi tiếng Nguyễn Thanh Việt và nhà khoa học chính trị Janelle Wong, người cho rằng "luận điệu chính trị lưỡng đảng về châu Á" và "quan điểm chỉ trích ” Trung Quốc của các chính quyền liên tiếp đã thúc đẩy bạo lực chống châu Á. Câu chuyện này, đang vũ khí hóa tính dễ bị tổn thương của người Mỹ gốc Á nhằm bảo vệ Bắc Kinh khỏi sự chỉ trích của quốc tế, cũng nguy hiểm y như một hành vi lừa đảo.

Trước hết, hãy rõ ràng rằng không có luận điệu chính trị lưỡng đảng nào nhắm vào châu Á, một lục địa có gần 50 quốc gia. Việc gán ghép châu Á với Trung Quốc về mặt địa chính trị tương đương với việc cho rằng tất cả người châu Á đều là người Trung Quốc, đúng là kiểu gom bó chủng tộc mà bản thân các tác giả phải thận trọng chống lại.

Chắc chắn, những lời chỉ trích đối với chính phủ Trung Quốc của các nhà hoạch định chính sách ở Washington đã leo thang trong những năm gần đây. Nhưng khối lượng lớn các lời lẻ hùng biện nhắm vào Bắc Kinh đã được thúc đẩy không phải bởi cạnh tranh địa chính trị trừu tượng mà bởi những bất bình có thật, bao gồm hành động diệt chủng của Trung Quốc.ở Tân Cương, tăng cường đàn áp ở Tây Tạng, phá bỏ nền dân chủ ở Hồng Kông và truy quét đàn áp xã hội dân sự tại Trung Quốc. Một số nhà phê bình Bắc Kinh gay gắt nhất là người Mỹ gốc Á. Những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ, các nhà dân chủ Hồng Kông, những người bất đồng chính kiến ​​với Trung Quốc và những người Tây Tạng lưu vong, chẳng hạn như tôi, những người có cộng đồng ở quê nhà quay cuồng dưới sự chà đạp của Bắc Kinh, đang thúc giục Quốc hội Mỹ chỉ trích Trung Quốc vì tội ác của họ. Yêu cầu các nhà lập pháp có lương tâm ngậm miệng về tội ác diệt chủng của Bắc Kinh được cho là ngăn chặn bạo lực chủng tộc ở đây, đó là thiết lập một sự đánh đổi sai lầm giữa sự an toàn của người Mỹ gốc Á và đời sống của người Duy Ngô Nhĩ, cả hai điều này nên được coi là không thể thương lượng.

Hơn nữa, không có bằng chứng dựa trên nghiên cứu nào cho thấy những lời chỉ trích chính đáng của các nhà lập pháp Mỹ đối với Bắc Kinh có tác động nhân quả đối với bạo lực đối với người châu Á. Trên thực tế, luận điệu chính trị của Washington đã gia tăng đều đặn trong nửa thập niên qua, trong thời gian đó Bắc Kinh xây dựng các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, phá hủy nền dân chủ của Hồng Kông và phá vỡ trật tự quốc tế tự do. Các cuộc tấn công nhắm vào người châu Á vẫn hiếm trong suốt thời kỳ này, chỉ tăng vọt khi đại dịch xảy ra. Nếu Trung Quốc ngăn chặn covid-19 ở bên trong biên giới của họ, hoặc nếu Hoa Kỳ thành công trong việc ngăn chặn nó, thì không có sự chỉ trích nào của quốc hội đối với Bắc Kinh mà sẽ khiến chúng ta sợ hãi khi đi tàu điện ngầm vào ban đêm.

Mặc dù chủ nghĩa phân biệt chủng tộc luôn là một thành phần trong những hành động ngu xuẩn thù hận, nhưng có vẻ như nguyên nhân trung tâm của loại dịch bạo lực chống người châu Á hiện nay là sự phẫn nộ trước con số đáng kinh ngạc của đại dịch. Sự tức giận dễ bùng phát từ những thủ phạm - mất việc làm, nhà cửa và các thành viên trong gia đình vì bệnh dịch - đang được trút xuống vào vật tế thần, một phần vì Trung Quốc đã không chịu trách nhiệm. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa xin lỗi vì đã xử lý sai vụ bùng phát khiến một thảm họa địa phương thành một đại thảm họa toàn cầu. Một lời xin lỗi từ chính phủ Trung Quốc sẽ mang lại một vài tâm lý dễ chịu cho hàng triệu người bị tàn phá bởi đại dịch và làm giảm cơn thịnh nộ tập thể của họ nhanh chóng hơn nhiều, so với việc khóa miệng một bài diễn thuyết trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nhưng trong khi chờ đợi lời xin lỗi đó - điều mà có thể không bao giờ đến - tất cả chúng ta đều phải lên tiếng. Tuần trước, khi một người bạn Tây Tạng của tôi đi tàu điện ngầm đến Manhattan, anh ta đã bị một thanh niên tấn công bằng lời nói và đe dọa thể xác. Một người phụ nữ lớn tuổi ngồi gần đó đã can thiệp và khuyên nhủ kẻ sẽ tấn công, người này đã nhanh chóng lùi lại. Tại một khu vực khác của thành phố trong cùng một tuần, một người đàn ông châu Á bị hành hung trong một toa tàu điện ngầm khá đông đúc, mà không có ai đến giúp anh ta. Đôi khi tất cả những gì cần thiết là có một người ngoài cuộc can thiệp.

Thay vì câm lặng cho phép bi kịch này đến thảm kịch khác xảy ra, chúng ta nên cam kết không bao giờ là những người ngoài cuộc im lặng, làm như không căm ghét tội ác ở đất nước này cũng như không căm ghét tội ác chống lại loài người ở nước ngoài. Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc chấm dứt nạn bạo hành chủng tộc này, chúng ta nên đầu tư vào một nền văn hóa can thiệp chứ không phải là một sự rủ nhau cùng im lặng.


_ Tenzin Dorjee là nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Hành động Tây Tạng và là ứng viên Tiến sĩ trong khoa khoa chính trị học tại Đại học Columbia.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.