Hội nghị thượng đỉnh Nhật-Mỹ và hợp tác với Hàn Quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin gặp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tại văn phòng Thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16 tháng 3 năm 2021, ảnh của Eugene Hoshiko / Pool via Reuters

Scott W. Harold…. Ngày 6 tháng 4 năm 2021… Theo RAND.

Trần H Sa lược dịch.

Khi Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tới Washington để tham dự cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên, mà Tổng thống Joe Biden sẽ có với một nhà lãnh đạo nước ngoài vào ngày 16 tháng 4, một số vấn đề chính được dự kiến ​​sẽ nêu ra, có thể bao gồm đại dịch; hợp tác kinh tế; sự ấm lên toàn cầu; Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương, và viễn cảnh Trung Quốc tấn công Đài Loan ; tình hình ở Myanmar; tăng cường Đối thoại An ninh Tứ giác với Australia và Ấn Độ; và lời mời Biden đến tham dự Thế vận hội Olympic Tokyo. Bất chấp những vấn đề này dồn ép các vấn đề khác, vai trò của hợp tác đồng minh Mỹ-Nhật với Hàn Quốc cũng có thể được xem xét. Trong khi căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc không còn nhiều như tin tức cho thấy trong năm qua, chúng tiếp tục đóng vai trò là một nhân tố phức tạp trong mối quan hệ “nền tảng” giữa Mỹ - Nhật và "cốt lỏi" giữa Mỹ - Hàn như Hoa Kỳ mô tả các đồng minh quan trọng của họ.

Cần phải thừa nhận rằng chỉ một mình vấn đề buông trôi theo thời gian sẽ không tăng cường mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Các mối quan hệ đã trở nên yếu đi và chảy theo phản ứng của các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai bên trong nhiều thập niên. Sự chiếm đóng Hàn Quốc của Đế quốc Nhật Bản đã kết thúc cách đây hơn 75 năm và quan hệ giữa Seoul và Tokyo đã được chính thức thiết lập vào năm 1965, tuy nhiên, nửa thập kỷ qua là khoảng thời gian đặc biệt căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong những năm gần đây, căng thẳng đã vượt ra ngoài các vấn đề về sách giáo khoa lịch sử, các chuyến thăm đền Yasukuni, và bất đồng lãnh thổ, trở thành vấn đề hợp tác quân sự, kinh tế và pháp lý. Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc không đang trên đà cải thiện và chắc chắn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được giải quyết tích cực theo cách xây dựng.

Hoa Kỳ có thể phải đóng vai trò dẫn dắt nếu muốn thấy quan hệ giữa Seoul và Tokyo được cải thiện. Nếu Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc hoặc để người khác dẫn dắt, các bên không nhất thiết ủng hộ chương trình nghị sự của Washington có thể theo đuổi mục tiêu của họ, gây ra những hậu quả tiêu cực không chỉ cho quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc mà còn cho cả Hoa Kỳ. Giai đoạn 2017–2019 đặc biệt gặp khó khăn, một phần do Hoa Kỳ đã áp dụng một cách tiếp cận tương đối không can dự vào các công việc cụ thể, không đẩy lùi được khó khăn khi chính quyền Moon tìm cách lôi kéo Hoa Kỳ vào các tranh chấp với Nhật Bản, bằng cách phục vụ Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump món “tôm đảo Dokdo” (quần đảo Dokdo đang ở trong trạng thái tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Hàn Quốc là quốc gia đang duy trì sự kiểm soát trên thực tế đối với nhóm đảo này…. THS) và bám lấy Trump về vấn đề của một phụ nữ còn sống mà trước đây từng bị phục vụ tình dục cho lính Nhật hồi thế chiến II, trong chuyến thăm năm 2017 của ông ấy.

Hoa Kỳ chỉ lên tiếng vào cuối năm 2019 khi Hàn Quốc chuẩn bị rút khỏi thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo song phương quan trọng với Nhật Bản, rất lâu sau khi căng thẳng bùng lên. Một số nhà quan sát cho rằng điều này là do chính quyền Trump đặt ưu tiên đàm phán với Bắc Triều Tiên theo cách để cho Hàn Quốc tự liệu các vấn đề an ninh của họ và có thể cho rằng Nhật Bản đã giảm tầm quan trọng đối với an ninh của Mỹ. Hoa Kỳ nên tìm cách bảo đảm rằng không có ấn tượng nhầm lẫn nào như vậy được truyền đạt trong tương lai.

Đồng thời, Hoa Kỳ có thể xem xét kiên định hơn trong việc báo hiệu kỳ vọng của mình rằng, Hàn Quốc và Nhật Bản cần tập trung vào một mối quan hệ dựa trên các giá trị, định hướng đến tương lai nhằm chống lại các mối đe dọa chẳng hạn như do Trung Quốc và Bắc Triều Tiên gây ra. Hợp tác Nhật Bản - Hàn Quốc có ý nghĩa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và Washington muốn các đồng minh của mình hợp tác cùng nhau và có thể lên tiếng, nếu họ thấy họ không đạt được yêu cầu. Thật vậy, khi mối quan hệ trở nên căng thẳng vào năm 2014, chính quyền Obama đã làm trung gian cho cuộc họp thượng đỉnh ba bên ở The Hague, nơi mà họ đàm phán Thỏa thuận chia sẻ thông tin ba bên, được thiết kế để cải thiện việc giám sát các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên.

Về phần mình, chính quyền Biden dường như đánh giá cao tầm quan trọng của vai trò tích cực trong việc thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại cả hai cuộc gặp gở Nhật - Mỹ “2 + 2” với Bộ trưởng Ngoại giao Motegi Toshimitsu và Bộ trưởng Quốc phòng Kishi Nobuo, và Hàn Quốc - Mỹ “2 + 2” sau đó với Bộ trưởng Ngoại giao Chung Eui-yong và Bộ trưởng Quốc phòng Suh Wook, Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ba bên. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã tìm cách xây dựng các cuộc đàm phán này vào tuần trước khi ông chủ trì một cuộc thảo luận ba bên với những người đồng cấp Kitamura Shigeru của Nhật Bản và Suh Hoon của Hàn Quốc.

Mặc dù nhóm Biden đã có một khởi đầu mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hợp tác ba bên, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là vì một số vấn đề phức tạp đang lờ mờ diễn ra mà có thể liên quan đến lợi ích của Hoa Kỳ.

Thứ nhất, trong một hoặc hai năm tới, Nhật Bản có thể chuyển sang lãnh vực “khả năng phản công căn cứ của đối phương”, và nếu như vậy, Hàn Quốc có thể lo ngại về những tác động đối với an ninh của Hàn quốc. Các nhà quan sát Nhật Bản cho rằng Tokyo cần giải thích rõ ràng với các nước láng giềng như Hàn Quốc về những gì mà Nhật bản có tiềm năng thủ đắc, và điều đó có thể hữu ích nếu Washington - vốn cần phối hợp với Nhật Bản về các loại vũ khí như vậy trong bất kỳ trường hợp nào - được lắp đặt.

Thứ hai, Seoul đã tuyên bố rằng họ sẽ “tích cực xem xét” việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2021, và sẽ rất hữu ích cho cả Hàn Quốc và Hoa Kỳ tham gia cùng một lúc. Làm như vậy sẽ mở rộng quy mô của hiệp định lên hơn 20 nghìn tỷ đô la trên giá trị thị trường ròng và loại bỏ tác động phân biệt đối xử của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI) mà Trung Quốc đã ký với Liên minh Châu Âu ngay trước khi chính quyền Biden nhậm chức. Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã có KORUS FTA của riêng họ, và với một số nhà phân tích có uy tín dự đoán rằng, nền kinh tế Hoa Kỳ có thể mở rộng thêm 8% hoặc hơn vào năm 2021, đời sống chính trị của một nền kinh tế đang mở rộng nhanh chóng được hỗ trợ bởi các nguồn lực nhu cầu bên ngoài bổ sung có thể tỏ ra hấp dẫn.

Cuối cùng, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc - cùng với Úc, Canada, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Israel, Đài Loan và Vương quốc Anh - là những tác nhân chính trên hầu hết các cơ sở hạ tầng chất lượng cao, các công nghệ tiên tiến quan trọng và mới nổi, qua đó sẽ xác định tương lai của cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Làm việc để tăng cường liên kết và bảo đảm các nỗ lực củng cố lẫn nhau nhằm đưa ra các tiêu chuẩn toàn cầu, chất lượng cao cho các giải pháp thay thế cơ sở hạ tầng vật lý và kỹ thuật số đối với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, 5G của Huawei do Trung Quốc triển khai, có thể là một cách tốt để Hoa Kỳ giúp thúc đẩy ba bên Nhật- Hàn Quốc - Hoa Kỳ hợp tác .

Mục tiêu của chính quyền Biden trong việc đổi mới mối quan hệ ba bên Nhật Bản - Hàn Quốc - Hoa Kỳ là đáng khen ngợi và đầy hứa hẹn, nhưng đồng thời những trở ngại còn lại cũng rất lớn. Trong một cuộc khảo sát vào tháng 2 năm 2021, 82,4% người Nhật trả lời rằng mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc là “không tốt” hoặc “rất không tốt” và 40,4% nói rằng mối quan hệ này cũng không quan trọng gì lắm. Quan điểm của Hàn Quốc về Nhật Bản cũng khá tiêu cực. Ngoài ra, tình hình chính trị còn phức tạp bởi cuộc bầu cử phụ vào ngày 7 tháng 4 sắp tới ở Hàn Quốc, và cuộc bầu cử Hạ viện trong Nghị Viện ở Nhật Bản, vốn phải được tổ chức vào hoặc trước ngày 22 tháng 10, khiến một số cam kết trở nên rủi ro và khó khăn hơn. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã cho thấy rằng họ có kỷ luật và không ngại giải quyết các vấn đề khó khăn, hợp tác về đại dịch COVID-19 và Thế vận hội Olympic Tokyo có thể tạo cơ hội để thúc đẩy hơn nữa. Hoa Kỳ đã cho thấy rằng khi đưa ra cho các đồng minh của mình một tín hiệu yêu cầu rõ ràng về hợp tác ba bên, họ có thể hoàn thành các mục tiêu quan trọng. Biden và nhóm của ông có thể chọn làm như vậy một lần nữa khi họ tiếp đón thủ tướng Nhật Bản vào ngày 16 tháng 4 .


_ Scott W. Harold là một nhà khoa học chính trị cao cấp tại Tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái RAND.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.