Biden đang tiếp tục lập trường xét lại của Chính quyền Trump về Tây Tạng

Chính phủ Hoa Kỳ đã thay đổi ngôn ngữ, cách biệt quan điểm của Bắc Kinh.

Đức Dalai Lama (giữa) vẫy tay chào đám đông, trong ngày thứ ba của một chương trình thuyết pháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, vào ngày 4 tháng Giêng năm 2020. STR/AFP QUA GETTY IMAGES

Kelsang Dolma, 25/ 05/ 2021, Theo Foreign Policy

Trần H Sa lược dịch.

Ai cũng biết lịch sử được viết bởi những người chiến thắng. Khi nói đến lập trường của Hoa Kỳ về Tây Tạng, điều đó thường đúng. Washington sẵn sàng chấp nhận cách diễn đạt của Bắc Kinh về một quốc gia bị xâm chiếm để giữ cho mối quan hệ được thông suốt. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã gây ngạc nhiên khi tiếp tục mối quan hệ vững chắc với các nhà lãnh đạo Tây Tạng được củng cố bởi chính quyền Trump, một động thái xác định lại sự đồng thuận của Washington về xung đột Tây Tạng-Trung Quốc.

Nhiều người suy đoán Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ mềm mỏng với Trung Quốc dựa trên thành tích trong quá khứ của ông khi là thượng nghị sĩ. Nhưng chỉ sau vài tháng trong nhiệm kỳ của chính quyền Biden,"Báo cáo Quốc gia về Thực hành Nhân quyền " hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bỏ qua phân đoạn "[Tây Tạng] như là một phần của Trung Quốc"— một sự khởi đầu quan trọng so với các báo cáo trong quá khứ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông qua biện pháp tương tự trong báo cáo "Tự do Tôn giáo Quốc tế" hàng năm. Và trong một kỳ tích chưa từng có, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price đã chúc mừng Penpa Tsering, chủ tịch đắc cử của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA), trong một tweet tuyên bố rằng : "Chúng tôi mong muốn được làm việc với ông ấy và Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) để hỗ trợ cộng đồng người Tây Tạng lưu vong trên toàn cầu."

Khía cạnh gây tranh cãi nhất của cuộc xung đột Tây Tạng-Trung Quốc liên quan đến chủ quyền: Tây Tạng có phải là một phần của Trung Quốc hay không? Trong nhiều thập kỷ, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện một hiệp ước từ bỏ sự toàn vẹn đạo đức để đạt được quyền lực và thành công với Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP). Bằng cách áp dụng cách diễn đạt của Trung Quốc về Tây Tạng, chính phủ Hoa Kỳ được tiếp cận tốt hơn vào quốc gia gây tranh cãi nhưng hùng mạnh này. Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thường xuyên sử dụng cách diễn đạt khẳng định Khu tự trị Tây Tạng, các quận tự trị của Tây Tạng và các quận ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải và Cam Túc là một phần của Trung Quốc.

Lịch sử không phải là yếu tố duy nhất bị xói mòn nhân danh ngoại giao. Có lẽ hình ảnh thất vọng nhất trong quan hệ Hoa Kỳ-Tây Tạng là cảnh Đức Dalai Lama rời Khỏi Nhà Trắng , phải đi ra bằng cửa hậu bị chặn một phần bởi những túi rác, sau cuộc gặp với Barack Obama, tổng thống Hoa Kỳ lúc đó. Điều này là hoàn toàn không cần thiết; Obama đã có nhiều cuộc gặp với Đức Dalai Lama trong nhiệm kỳ của mình, và chính quyền của ông tán thành Cách tiếp cận Trung dung của Chính quyền Trung ương Tây Tạng, một thỏa hiệp sẽ trao quyền tự trị thực sự ở Tây Tạng dưới sự cai trị của Trung Quốc. Bằng cách cho phép Trung Quốc thiết lập các điều khoản trong mối quan hệ của hai nước, Hoa Kỳ đã rơi vào một mô hình thụt lùi mà đã chuyển thành gần như tự làm giảm giá trị của thỏa hiệp.

Điều đó bắt đầu thay đổi trong chính quyền trước đây. Mặc dù cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump không nhất quán khi nói đến chính sách Mỹ-Trung theo định hướng nhân quyền, chính quyền của ông đã mạnh mẽ đối mặt với các mưu đồ thương mại, gián điệp và xâm phạm tự do học thuật, của Trung Quốc. Tháng 11 vừa qua, như một phần trong Chiến lược định hướng lại của Mike Pompeo, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó, ban tham mưu Kế hoạch Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi đó đã xuất bản "Các yếu tố Thách thức của Trung Quốc", một bản tóm tắt rộng rãi ghi nhận rõ ràng Tây Tạng là vùng đất bị chiếm đóng bằng quân sự.

Cho đến năm 2020, Lobsang Sangay, khi đó là chủ tịch của Chính quyền Trung ương Tây Tạng - còn được gọi là chính phủ Tây Tạng lưu vong - đã có các cuộc họp không chính thức với các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại các nhà hàng, quán cà phê và các địa điểm ẩn danh khác, do tính chất gây tranh cãi về tình trạng của Lobsang Sangay. Sau khi điều phối viên đặc biệt của chính quyền Trump về các vấn đề Tây Tạng được bổ nhiệm sau một sự chậm trễ, Sangay lần đầu tiên được chính thức mời đến Bộ Ngoại giao. Sự kiện quan trọng này đến ngay sau khi Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng được lưỡng đảng thông qua một cách áp đảo vào năm 2020, Trump đã ký thành luật vào tháng 12 vừa qua.

Dự báo một chính sách nghiêm ngặt đối với Trung Quốc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, được sự hỗ trợ bởi lưỡng đảng sắp thành hiện thực. Theo truyền thống, Đảng Cộng hòa thoải mái nắm giữ một vị trí như là đảng của chính phủ chống Trung Quốc. Nhưng một số đảng viên kiên định cứng rắn nhất với Trung Quốc là đảng Dân chủ. Trong những năm gần đây, các thành viên cánh tả của đảng Dân chủ cũng đã khiển trách nạn vi phạm nhân quyền trắng trợn của Trung Quốc.

Trong một thời điểm bị đánh giá yếu kém, nền tảng năm 2020 của Ủy ban Quốc gia Dân chủ đã loại bỏ lối diễn đạt một cách rõ ràng về Tây Tạng. Bị phản ứng dữ dội đã dẫn đến việc Biden công khai lên tiếng ủng hộ chính sách mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Tây Tạng trong chiến dịch tranh cử của mình. Kể từ đó, chính quyền Biden đã nỗ lực mạnh mẽ trong việc chứng minh sự ủng hộ của mình đối với Tây Tạng; tháng 2 vừa qua, Blinken trở thành ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên tham gia lễ kỷ niệm Losar (hoặc Tết Tây Tạng) do Bộ Ngoại giao tài trợ.

Trong một bức thư chung do Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio và Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy ban hành, hai người ca ngợi Blinken vì sự thay đổi cách diễn đạt của Bộ Ngoại giao về Tây Tạng; thông cáo báo chí ghi nhận rõ ràng sự bóp méo lịch sử có chủ ý của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tuyên bố: "Kinh nghiệm đã dạy chúng ta rằng những hiểu biết 'đúng đắn' về lịch sử mà Trung Cộng yêu cầu người khác phải chấp nhận, là không đầy đủ hoặc không chính xác và điều đó rất quan trọng."

Mặc dù cho đến nay những chiến thắng của Tây Tạng chỉ mang tính biểu tượng, nhưng sự thay đổi chính sách này là một đòn giáng mạnh vào Trung Cộng, một chính phủ với mục đích hối hả thao túng lịch sử và thao túng các mối quan hệ công chúng. Các nạn nhân khác bởi sự xâm lược của Trung Quốc cũng được hưởng lợi. Chính quyền Biden đã mời đặc phái viên của Đài Loan tại Hoa Kỳ, Hsiao Bi-khim, dự lễ nhậm chức tổng thống lần đầu tiên kể từ năm 1979. Sau lễ nhậm chức, Bộ Ngoại giao đã xử phạt một quan chức chính phủ Trung Quốc vì liên quan đến các vi phạm nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công cũng như 24 cá nhân người Trung Quốc liên quan đến việc Hồng Kông bị đẩy lùi vào chế độ chuyên chế.

Sự điều chỉnh cách diễn đạt gần đây về Tây Tạng là một kỳ công vốn không được chú ý đối với ngay cả những người theo dõi Trung Quốc sắc bén nhất, nhưng đó là một kỳ công to lớn đối với người Tây Tạng. Bằng cách chấp nhận lịch sử thực sự của Tây Tạng, chính phủ Hoa Kỳ ngầm chấp nhận quan điểm trước đây của mình đã bị nhầm lẫn. Trong một thời gian quá dài, phương Tây chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc theo kiểu bằng mặt không bằng lòng. Sự thay đổi này, quá hạn đã lâu, xác thực rõ ràng cách diễn đạt trước đây là sai trái.

_ Kelsang Dolma là một sinh viên tốt nghiệp Yale gần đây, làm việc tại Văn phòng Tây Tạng-DC.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.