Trung Quốc chiếm đoạt đất đai ở Bhutan là bộ mặt mới của chiến tranh

Nền hòa bình của người Mỹ (Pax Americana) rõ ràng đã tạo ra các cuộc xâm lược quá mạo hiểm, đến mức những kẻ chuyên quyền đang nuốt chửng các nước láng giềng của họ từng miếng một.

Tượng Phật ở biên giới. Nhiếp ảnh gia: Arun Sankar / AFP / Getty Images

Hal Brands, 17 tháng 5, 2021…Theo Bloomberg

Trần H Sa lược dịch.

Sự chiếm đoạt đất đai của thế kỷ 21 trông như thế nào? Trung Quốc đang cho thế giới thấy một bức minh họa chiếm đoạt hoàn hảo ở Bhutan. Khi lặng lẽ chiếm một phần đất của ​​người láng giềng nhỏ bé trên dãy Himalaya, Bắc Kinh đang thể hiện chiến thuật ưa thích của các quốc gia muốn thay đổi trật tự quốc tế, nhưng không sẵn sàng đối đầu trực diện.

Vấn đề chiếm đoạt đất đai đã được tiết lộ bởi các nhà nghiên cứu và được đề cập trên tạp chí Foreign Policy vào tuần trước. Trong vài năm, Trung Quốc đã tìm cách củng cố biên giới của nó ở Tây Tạng - và gây ảnh hưởng với đối thủ Nam Á là Ấn Độ - bằng cách lén lút xây dựng một khu phức hợp đường sá, làng mạc và các cơ sở an ninh trên khu đất thuộc về Bhutan.

Không rõ liệu chính phủ Bhutan có nhận ra rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân đã xâm chiếm một cách hiệu quả một phần nhỏ lãnh thổ xa xôi của họ hay không, hoặc họ biết nhưng bất lực trong việc phản ứng. Điều rõ ràng là sự hiện diện của Trung Quốc sẽ không đi đến đâu. Bắc Kinh đã thực hiện một việc đã rồi bằng cách tạo ra những sự thật trên thực tế.

Đó là một thủ đoạn ngày càng quen thuộc: Đây là bản chất của xâm lược lãnh thổ trong thế giới hiện đại.

Đúng hơn là không phải luôn luôn theo cách này. Trước năm 1945, người ta thường thấy những cuộc chinh phục trọn cả các quốc gia một cách trắng trợn, rành rành. Chỉ cần nghĩ đến Ba Lan bị xóa sổ bao nhiêu lần khỏi bản đồ bởi các cường quốc mạnh hơn. Tuy nhiên, kể từ Thế chiến II, chỉ có một quốc gia duy nhất được quốc tế công nhận - Nam Việt Nam - đã bị biến mất vì bị xâm lược bằng quân sự. Khi Triều Tiên cố gắng chinh phục Hàn Quốc, hay Iraq của Saddam Hussein tạm thời nuốt chửng Kuwait, cộng đồng quốc tế do Washington dẫn đầu đã khôi phục lại hiện trạng.

Một số học giả cho rằng cuộc cách mạng về luật pháp quốc tế đã làm cho thế giới trở nên an toàn hơn cho những nước yếu thế. Họ cho rằng loại chiến tranh mà trên danh nghĩa nằm ngoài vòng pháp luật, thì Hiệp ước Kellogg-Briand năm 1928 đã hướng về xu thế đạo đức chống lại sự xâm lược. Trên thực tế, chìa khóa là nền hòa bình của người Mỹ thời hậu Thế chiến II, bắt nguồn từ các liên minh quân sự và tiến tới các đợt khai triển chúng nhằm mang lại an ninh chưa từng có cho các khu vực quan trọng trên toàn cầu. Năm 1947 , Tổng thống Harry Truman giải thích trước Quốc hội rằng, việc cho phép hành động xâm lược bằng quân sự mà không bị kiểm soát, đó là đưa thế giới trở lại tình trạng vô chính phủ tăm tối vốn vừa tạo ra biến động to lớn.

Tuy nhiên, kết quả là không loại bỏ được sự xâm lược. Nó chỉ đơn giản là tiết chế sự xâm lược thông qua sức mạnh của Mỹ. Các quốc gia theo chủ nghĩa xét lại cảm thấy khó khăn hơn khi công khai đối đầu với hiện trạng được Mỹ hậu thuẫn, vì vậy họ phải tiến hành một cách xảo quyệt hơn. Theo nghiên cứu của Dan Altman thuộc Đại học Bang Georgia cho thấy, câu trả lời kể từ năm 1945 là việc chiếm đoạt đất đai có bị giới hạn, trong đó kẻ xâm lược nhanh chóng hoặc bí mật chiếm lấy những gì thường là một mảnh địa hình khá khiêm tốn.

Trung Quốc đã áp dụng cách tiếp cận từng bước để kiểm soát Biển Đông, thực hiện các động thái - xây dựng đảo nhân tạo ở chổ này, chiếm giữ một bãi đá ngầm đang tranh chấp ở chổ kia - nhằm thay đổi hiện trạng mà không gây ra xung đột lớn với các nước láng giềng hoặc Washington. Bắc Kinh lặng lẽ gửi quân đến những phần địa hình khó tiếp cận mà Ấn Độ hoặc Bhutan tuyên bố chủ quyền. Nó kiểm tra quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông bằng cách áp dụng một cách kiên định áp lực quân sự cấp thấp, với lực lượng bảo vệ bờ biển của họ.

Sơ đồ chiến thuật của Nga cũng có những yếu tố tương tự. Mặc dù Moscow đã công khai sử dụng vũ lực cho các mục đích chỉnh sửa lãnh thổ, nhưng nó đã hoạt động xung quanh hệ thống liên minh của Mỹ bằng cách tấn công các quốc gia - Gruzia và Ukraine - vốn nằm ngoài hệ thống đó. Khi Moscow chiếm Crimea từ Ukraine vào năm 2014, Moscow đã thực hiện hết sức mơ hồ, triển khai lực lượng mà không để lộ dấu hiệu hành động, và nhanh chóng chiếm đoạt, trước khi bất kỳ ai có thể phản ứng. Theo báo cáo, Nga tiếp tục tiến hành các cuộc chiếm đất với chuyển động chậm, khả năng bị phát hiện thấp chống lại Gruzia bằng cách di chuyển các đồn biên phòng trong đêm tối.

Theo một cách nào đó, thực tế là hành động gây hấn hiện nay chủ yếu diễn ra ở “vùng xám” âm u này, là minh chứng cho những gì Mỹ và các nước bạn của Mỹ đã xây dựng từ năm 1945. Những gì Nga đã làm ở Ukraine và Gruzia thật là thảm hại. Cuộc chinh phục lén lút của Trung Quốc ở Bhutan gây nên một sự chế giễu đối với những lời cam kết của nước này rằng họ sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ hay bành trướng. Nhưng những phương pháp tấn công này không khủng khiếp như những gì mà các quốc gia nhỏ hơn trên thế giới từng phải gánh chịu.

Các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại ngày nay phần lớn tôn trọng, ngay cả khi họ bực bội, hệ thống ổn định và răn đe của Mỹ, vì vậy họ đã hạn chế sự mở rộng của mình để những hành động của họ không có khả năng gây ra một cuộc chiến tranh lớn.

Còn bây giờ, dù sao thì. Sự xâm lược ở vùng xám không chỉ đơn giản là về mảnh đất hoặc vùng biển đang có vấn đề. Đó là hành vi thăm dò, nhằm xác định xem một cường quốc cơ hội có thể đi được bao xa. Khi Trung Quốc chỉ nhận được những lời chỉ trích nhẹ nhàng sau khi chiếm bãi đá ngầm Scarborough từ Philippines vào năm 2012, và sau đó bắt đầu chiến dịch xây dựng đảo vào năm 2013, họ đã đẩy mạnh nỗ lực giành ưu thế ở Biển Đông. Nếu nó không sao với một lần chiếm đất, tại sao không thử một lần khác?

Và đừng nhầm lẫn: Nga và Trung Quốc không thích bị ràng buộc bởi các liên minh và sức mạnh quân sự của Mỹ. Đó là lý do tại sao họ đang phát triển các khả năng có thể giúp họ đánh bại quân đội Mỹ ở khu vực Baltic, Biển Đen hoặc eo biển Đài Loan.

Điều giữ cho thế giới tương đối trật tự không phải là sự vắng mặt của những ý đồ xấu mà là sự lo sợ về những hậu quả mà hành động hung hăng sẽ mang lại. Sự gia tăng mở rộng vùng xám của Trung Quốc và Nga cho thấy nỗi sợ hãi này của họ đang dần giảm bớt.

Việc chiếm đoạt đất đai ở Ukraine, Biển Đông hay thậm chí là dãy Himalaya đang gây rắc rối theo đúng nghĩa của chúng. Thậm chí chúng gây lo lắng nhiều hơn so với những gì chúng tiết lộ về một trật tự quốc tế đang bị rạn nứt.

_ Hal Brands là nhà báo viết chuyên mục Ý kiến ​​của Bloomberg, Giáo sư xuất sắc của Henry Kissinger tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins và là học giả tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ. Gần đây nhất, anh là đồng tác giả của cuốn "The Lessons of Tragedy: Statecraft and World Order."


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.