Đừng quên vai trò của Bắc Kinh trong việc Mỹ quay lưng lại với Trung Quốc.

Các đại biểu vỗ tay khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự phiên bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (Ảnh AP của Mark Schiefelbein).

Elliot Waldman, Thứ Năm, ngày 13 tháng 5 năm 2021… Theo World Politic Review

Trần H Sa lược dịch.

Trong thời đại phân cực chính trị tột bực như hiện nay, việc quan sát cho thấy rằng các sáng kiến ​​lưỡng đảng duy nhất còn sót lại trong Quốc hội liên quan đến việc đặt tên cho các bộ phận hửu trách đã trở nên sáo rỗng. Nhưng vào giữa tháng 4, một dự luật quan trọng đã được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đưa ra với sự ủng hộ gần như là đồng thuận. Thượng nghị sĩ Rand Paul, một đảng viên Cộng hòa từ Kentucky, là người duy nhất bất đồng quan điểm đã bỏ phiếu chống lại Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược, đạo luật này sẽ gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trên nhiều mặt trận, bao gồm răn đe quân sự, cạnh tranh kinh tế và nhân quyền.

Một dự thảo luật khác nhắm vào Trung Quốc, Đạo luật Biên giới Bất tận, đã được Ủy ban Thương mại Thượng viện thông qua trong tuần này bằng một cuộc bỏ phiếu áp đảo 24-4. Nó sẽ cung cấp hơn 110 tỷ đô la tài trợ mới trong 5 năm, để nghiên cứu một loạt các công nghệ tiên tiến — như trí tuệ nhân tạo, người máy và máy tính hiệu suất cao — những lãnh vực mà nhiều quan chức Mỹ lo ngại Bắc Kinh đang dẫn đầu.

Mặc dù các chi tiết vẫn có thể thay đổi khi chúng chuyển qua Quốc hội xem xét, nhưng cả hai dự luật được cho là sẽ dễ dàng được thông qua và được ký thành luật. Đó là một phần trong nỗ lực lập pháp to lớn của Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer để “ áp đảo Trung Quốc ” — một mục tiêu với sự ủng hộ rộng rãi không chỉ ở quốc hội (Đồi Capitol) mà còn ở cả công chúng Mỹ. Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy mức độ ủng hộ cao dành cho cách tiếp cận không chùn bước trước Bắc Kinh, với 89% số người được hỏi nói rằng họ “coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hoặc kẻ thù, thay vì là một đối tác”.

Nhưng nếu cứng rắn với Trung Quốc là một trong những điều cuối cùng mà hầu hết người Mỹ có thể đồng ý, thì điều đó không hoàn toàn mang lại sự đồng thuận trong thế giới kiêu kỳ và riêng biệt của các chuyên gia tư vấn ở Washington, ở đó một học thuyết được gọi là "kiềm chế" đang trổi lên. Mũi nhọn cho phong trào này là Viện Quản lý Kỷ Năng Trách Nhiệm đối với Quốc gia, Quincy, được thành lập vào năm 2019 với sự tài trợ từ một nhóm các nhà từ thiện và các tổ chức tư nhân đa dạng về mặt tư tưởng. Nó được đặt tên theo tổng thống thứ sáu của Hoa Kỳ, John Quincy Adams, người đã tuyên bố nổi tiếng vào năm 1821 rằng nước Mỹ “không ra nước ngoài, tìm kiếm những con quái vật để tiêu diệt”.

Có nhiều cách kiềm chế khác nhau, nhưng những người ủng hộ nó có xu hướng đồng ý về sự cần thiết phải điều chỉnh lại sự hiện diện của Hoa Kỳ ở nước ngoài, đặc biệt là dấu chân quân sự nặng nề của Mỹ. Theo lời của Stephen Wertheim, giám đốc chiến lược của Viện Quincy, "Những người ủng hộ sự kiềm chế tin rằng Hoa Kỳ đã sai lầm bởi việc mở rộng chứ không rút lại các trách nhiệm toàn cầu của mình sau khi Liên Xô sụp đổ."

Khi nói đến Trung Quốc, các chuyên gia của Quincy đẩy lùi sự đồng thuận chủ chiến đang nổi lên ở Washington. Vào tháng Giêng, viện đã công bố một báo cáo ủng hộ việc tái cân bằng sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Đông Á “hướng tới sự can dự sâu hơn về kinh tế và ngoại giao, đồng thời tránh xa sự thống trị quân sự và kiểm soát chính trị”. Các tác giả căn cứ vào các khuyến nghị của họ phần nào dựa trên sự quan sát đặt sang một bên những hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, Bắc Kinh còn được cho là “một nhân tố quân sự tương đối có trách nhiệm trên sân khấu toàn cầu”. Khẳng định đó vẫn không cách xa lắm trước nhiều diễn biến gần đây, bao gồm tiết lộ trên tạp chí Foreign Policy vào tuần trước rằng Trung Quốc đã bí mật xây dựng các tiền đồn quân sự trong lãnh thổ của Bhutan đã được quốc tế công nhận.

Bất kỳ người ta nghĩ gì về cách tiếp cận theo định hướng kiềm chế của Quincy đối với Trung Quốc và những giả định mà họ dựa vào, cuộc tranh luận chắc chắn được hoan nghênh. Như tổng biên tập của trang báo này, WPR, Judah Grunstein đã chỉ ra ở một trong những chuyên mục gần đây của mình, ông ấy viết : “thái độ cứng rắn và việc xuất hiện một sự đồng thuận đối đầu hơn, sắc nét hơn đối với Trung Quốc có thể dễ dàng biến thành sự đồng tâm hiệp lực. Nguy cơ của việc chỉ nhìn thấy các mối đe dọa là nó có thể dẫn đến việc tự gây ra những tổn thương và tự vấp vào những lỗi lầm, đồng thời che khuất các lĩnh vực hợp tác tiềm năng”.

Đồng thời, cần phải thừa nhận rằng quan điểm đồng thuận mới, ủng hộ việc đối đầu mạnh mẽ hơn với Trung Quốc đã không xuất hiện nếu không có nguyên nhân. Trong vài thập kỷ qua, các chính quyền liên tiếp của Hoa Kỳ đã hoan nghênh sự trỗi dậy một cách hòa bình của Trung Quốc trong khi cố gắng quản lý một cách xây dựng những căng thẳng song phương, dựa trên niềm tin rằng một Trung Quốc hội nhập và thịnh vượng hơn sẽ trở nên cởi mở hơn và mang tính xây dựng hơn trong giao dịch với các nước khác. Thay vào đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc - đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình - đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước, hung hăng hơn trên trường quốc tế và ít tôn trọng các quy tắc và chuẩn mực toàn cầu hơn.

Những người ủng hộ sự kiềm chế có xu hướng phớt lờ hoặc phủ nhận lịch sử này. Ví dụ, báo cáo của Viện Quincy khuyến nghị cắt giảm các hoạt động của hải quân Mỹ ở các tuyến đường thủy mà Bắc Kinh cho là “lợi ích cốt lõi” của họ đang bị đe dọa, bao gồm eo biển Đài Loan và Biển Đông. Thay vào đó, Quincy cho rằng Mỹ nên tìm cách “đàm phán các thỏa thuận chung với Trung Quốc” để giảm bớt sự bất ổn và xây dựng lòng tin.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các cuộc đàm phán như vậy có thể mang lại hiệu quả như thế nào trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Trung Quốc bội ước các cam kết mang tính lịch sử lâu dài . Vào tháng 9 năm 2015, ông Tập đứng bên cạnh Barack Obama trong Vườn Hồng của Nhà Trắng và tuyên bố rằng Trung Quốc “không có ý định theo đuổi quân sự hóa” các bãi cạn và các rạn đá ngầm đang tranh chấp ở Biển Đông mà hồi đó nước này đang xây dựng thành các hòn đảo. Sau đó, Bắc Kinh tiến hành cải tạo những hòn đảo đó thành cái mà một số nhà quan sát mô tả là “những hàng không mẫu hạm cố định”, hoàn chỉnh với những phi đạo và một loạt cơ sở hạ tầng quân sự khác .

Hồ sơ của Trung Quốc cũng gây khó khăn không kém trong các lĩnh vực khác. Các quan chức tình báo Mỹ đã cáo buộc Bắc Kinh vi phạm một thỏa thuận năm 2015, trong đó cam kết không tham gia vào các cuộc tấn công mạng vì mục đích gián điệp kinh tế. Và các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn về việc bị đối xử không công bằng, bao gồm việc bị ép buộc chuyển giao công nghệ và sự trợ cấp khổng lồ cho các doanh nghiệp nhà nước của Trung quốc, bất chấp cam kết của Bắc Kinh sẽ giải quyết những vấn đề đó.

Tất nhiên, ngoại giao vẫn là một công cụ có giá trị để tương tác với Trung Quốc, đặc biệt là trong các vấn đề có hệ quả toàn cầu, như biến đổi khí hậu. Nhưng khi tranh luận về một cách tiếp cận chủ yếu dựa trên việc nói chuyện với các quan chức Trung Quốc và đáp ứng “lợi ích cốt lõi” của họ, những người kiềm chế có nguy cơ mua vào những giả định sai lầm mà đã là nền tảng cho chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua.

Điều này không có nghĩa là những người kiềm chế không có gì để cung cấp cho chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ. Như Rachel Esplin Odell, nhà nghiên cứu của Viện Quincy gần đây chỉ ra rằng, chính quyền Biden đã không “thực hiện các hành động nhanh chóng để phục hồi các hoạt động giao lưu giữa người dân Mỹ với người dân Trung Quốc vốn đã bị cắt đứt trong năm cuối cùng của chính quyền Trump”. Bên cạnh việc hạ thấp một công cụ quan trọng trong quyền lực mềm của Mỹ, thì những hạn chế nhiều mặt đối với những giao lưu như vậy dường như có thể gộp các sinh viên, các nhà nghiên cứu và các học giả Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau để giành ảnh hưởng. Chúng cũng làm mờ đi sự khác biệt quan trọng giữa chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc, vào thời điểm mà các cuộc tấn công mang động cơ chủng tộc và các vụ phân biệt đối xử nhắm vào người Mỹ gốc Á đang gia tăng.

Nói rộng hơn, việc tập trung quá mức vào Trung Quốc có nguy cơ bỏ qua các xu hướng quan trọng khác ở châu Á. Diễn giải một câu ngạn ngữ phổ biến trong giới chuyên gia chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ rằng, 'để có chính sách đúng đối với Trung Quốc đòi hỏi phải có chính sách đúng đối với châu Á'. Điều này có nghĩa là làm việc trực tiếp với các nước láng giềng của Trung Quốc để giúp đáp ứng các ưu tiên của chính họ mà không buộc họ phải đoạn tuyệt với Trung Quốc theo những cách thức đi ngược lại lợi ích của họ. Nó cũng có nghĩa là tăng gấp đôi sự tham gia kinh tế của Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương và tham gia một cách xây dựng vào việc hội nhập kinh tế của khu vực, bao gồm các hiệp định thương mại đa phương. Nếu không, Mỹ có nguy cơ biến thành “những lính đánh thuê ở châu Á” (*), như Evan Feigenbaum đã nói một cách đáng nhớ .

Cách tiếp cận nhạy cảm và nhanh nhẹn này có thể không hấp dẫn đối với các nhà lập pháp đang tìm cách ghi điểm ở các bang hoặc quận mà họ ứng cử. Nó cũng không có khả năng tạo ra các loại tiêu đề giật gân giống như việc triển khai lực lượng hàng không mẫu hạm tấn công tới eo biển Đài Loan. Nhưng với việc tạo ra một khuôn khổ phù hợp, đúng là nó có thể giành được nhiều sự đồng thuận của lưỡng đảng để hành động.

_ Elliot Waldman là biên tập viên cao cấp của World Politics Review.


(*) : hàm ý Mỹ gây sự khắp với các nước ở châu Á chứ không riêng gì với Trung quốc mà không có bất kỳ một cứu cánh nào cụ thể.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.