Coronavirus đến từ đâu? Chúng ta đang bối rối với những gì đã biết.

Có lẽ bài học lớn nhất là chúng ta đã thấy một đợt bùng phát coronavirus bám trên dơi, bằng cách này hay cách khác, và nghiên cứu cho thấy khả năng coronavirus bám trên dơi trực tiếp nhảy sang người là một cảnh báo không được chú ý.

Minh họa của The New York Times.

Zeynep Tufekci, Ngày 25 tháng 6 năm 2021, … Theo The New York Times.

Trần H Sa lược dịch.

Có những đặc điểm gây tò mò về đại dịch cúm H1N1 hồi 1977-1978, vốn bùng phát từ Đông Bắc Á và giết chết khoảng 700.000 người trên khắp thế giới. Có một điều đúng, nó hầu như chỉ ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi dưới 30 trở xuống. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều kỳ lạ khác có thể giải thích cho điều trên : Nó gần như giống hệt với một chủng virus mà đã lây lan vào những năm 1950. Những người hơn 30 tuổi đã có khả năng miễn dịch giúp bảo vệ họ, còn những người trẻ hơn thì không.

Nhưng làm thế quái nào mà nó vẫn ổn định được về mặt di truyền như vậy, vì virus thì liên tục biến đổi? Các nhà khoa học đoán rằng nó đã bị đóng băng trong phòng thí nghiệm. Nó thường được phát hiện là nhạy cảm với nhiệt độ, một điều được kỳ vọng đối với các loại vi rút được sử dụng trong nghiên cứu vắc xin.

Chỉ đến năm 2004, một nhà virus học nổi tiếng, Peter Palese, đã viết rằng; Chi-Ming Chu, một nhà virus học được kính trọng và là cựu thành viên của Học viện Khoa học Trung Quốc, nói với ông rằng “sự xuất hiện của loại virus H1N1 năm 1977 này” thực sự đã được cho là là do các thử nghiệm vắc-xin liên quan đến “sự kiểm tra trên vài nghìn tân binh của quân đội Trung quốc xem có dị ứng với vi rút H1N1 đã được giảm độc lực hay không”.

Lần đầu tiên, chính khoa học dường như đã gây ra đại dịch trong khi cố gắng chuẩn bị cho nó.

Bây giờ, là lần thứ hai sau 50 năm, có những câu hỏi về việc liệu có phải chúng ta đang đối phó với một đại dịch do nghiên cứu khoa học gây ra hay không.

Mặc dù sự ngăn cản của chính phủ Trung Quốc có thể khiến chúng ta không biết chắc chắn liệu vi rút SARS-CoV-2, đến trực tiếp từ tự nhiên hay thông qua một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, hoặc liệu có liên quan đến thí nghiệm di truyền hay không, chúng ta đang bối rối với những gì chúng ta đã biết.

Nhiều năm nghiên cứu về sự nguy hiểm của coronavirus, và lịch sử rộng lớn hơn của các tai nạn và sai sót của các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, đã cung cấp cho các nhà khoa học nhiều lý do để tiến hành thận trọng khi họ điều tra loại mầm bệnh này. Nhưng sự lo ngại về các thực hành an toàn vẫn tồn tại.

Tệ hơn nữa, thành công của các nhà nghiên cứu trong việc phát hiện ra các mối đe dọa mới, không phải lúc nào cũng chuyển thành tình trạng đã được chuẩn bị để sẳn sàng đối phó.

Ngay cả như coronavirus nhảy từ động vật sang con người mà không có sự tham gia của các hoạt động nghiên cứu, thì cơ sở cho một thảm họa tiềm ẩn cũng đã được đặt ra trong nhiều năm, và việc học các bài học của nó là điều cần thiết để ngăn chặn những thảm họa khác.

*

Cho đến trước khi bùng phát dịch SARS, coronavirus được coi là khá lành tính, chỉ gây cảm lạnh từ nhẹ đến trung bình. Thậm chí 5 tháng sau khi SARS xuất hiện ở miền nam Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002, chính phủ Trung Quốc đã che đậy thông tin chi tiết về mối đe dọa của nó, trong khi dịch bệnh đang lây lan sang các nước khác. Vào mùa hè năm 2003, nó đã được ngăn chặn, nhưng sau khi lây nhiễm cho hơn 8.000 người và giết chết 774 người. Các quan chức đã có thể ngăn chặn SARS vì những người bị nhiễm bệnh đã được nhận biết một cách rõ ràng, giúp việc xác định và cách ly mọi người dễ dàng hơn. Nó đã được ngăn lại, và tỷ lệ tử vong khoảng 10% ca nhiễm làm dấy lên những báo động. Ngăn chặn đại dịch coronavirus tiếp theo trở thành một ưu tiên khoa học.

Đến năm 2005, các nhà nghiên cứu - bao gồm Tiến sĩ Shi Zhengli (Thạch chính Lệ ), một nhà virus học tại Viện virus học Vũ Hán - đã xác định dơi móng ngựa là loài vật chủ chính yếu có khả năng gây xuất hiện bệnh SARS. Trong những năm sau đó, các nhà khoa học đã theo đuổi các coronavirus bám trên dơi ở ngoài thực địa, và nghiên cứu chúng trong phòng thí nghiệm.

Người ta thường cho rằng SARS lây sang người do cầy hương (còn gọi là cầy vòi, thân gần giống chó và mặt giống chồn…THS), một loài động vật có vú nhỏ bé đáng yêu, đôi khi được bán tại các ngôi chợ mua bán động vật hoang dã, mặc dù vào năm 2008, người ta nghi ngờ rằng coronavirus bám trên dơi có thể trực tiếp lây nhiễm vào tế bào phổi của con người mà không cần động vật trung gian. Đến năm 2013, các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Shi cho thấy điều này có thể xảy ra.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đôi khi đã làm việc với dơi, các mẫu dơi và vi rút bám trên dơi ở các tình huống khiến họ hoài nghi.

*

Bản chất của vi rút là liên tục đột biến, với các sự cố ngẫu nhiên làm thay đổi, thêm hoặc bớt các phần trong bộ gen của nó hoặc các đoạn mã di truyền được trao đổi với các vi rút khác - được gọi là tái tổ hợp. Việc thử nghiệm và sai sót liên tục này cho phép xuất hiện các tính năng mà chúng có thể cho phép vi rút lây nhiễm sang một loài mới.

Để có thể lường trước được những bước nhảy này, con người đã cố gắng điều khiển quá trình này. Trong lĩnh vực đôi khi được gọi là nghiên cứu "tăng chức năng", họ thao túng vi rút về mặt di truyền để xem chúng có thể trở nên nguy hiểm hơn như thế nào.

Trong một bài báo trên tạp chí Nature Medicine vào năm 2015, các nhà nghiên cứu từ hai trong số các phòng thí nghiệm coronavirus quan trọng trên thế giới - Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ) ; cùng Ralph Baric, một giáo sư Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill; và những người khác - viết rằng họ đã sử dụng kỹ thuật sinh học trên một loại coronavirus. Công việc được thực hiện trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Baric tại Đại học Bắc Carolina. Họ lấy một loại protein đột biến - chiếc "chìa khóa" mà coronavirus sử dụng để mở khóa và lây nhiễm sang tế bào - từ virus bám trên dơi móng ngựa và kết hợp nó với virus SARS ở người đã được thích nghi trên chuột. Họ báo cáo rằng vi rút “lai ghép gen di truyền” này có thể lây nhiễm sang các tế bào của con người, cho thấy một số vi rút bám trên dơi có thể “có khả năng lây nhiễm sang người mà không cần đột biến hoặc thích nghi". Đây là lần thứ hai kể từ thí nghiệm năm 2013 của Tiến sĩ Shi vốn cho thấy, ở trong phòng thí nghiệm, một loại coronavirus bám trên dơi giống SARS có khả năng lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào hô hấp của con người.

Kiểu thao túng di truyền này đã gây ra nhiều lo ngại, đặc biệt là sau khi các phòng thí nghiệm ở Hà Lan và Hoa Kỳ tuyên bố vào năm 2011 rằng, họ đã tạo ra các chủng vi rút cúm bằng cách sử dụng thực thể di truyền từ vi rút cúm A H5N1, vốn nguy hiểm gây chết người nhưng nói chung là chưa thể lây lan trong mọi người. Những chủng mới này có thể lây lan qua đường không khí giữa những con chồn hương, loài có phổi giống người. Sự náo động đã xảy ra ngay lập tức.

Để bảo vệ thí nghiệm coronavirus năm 2015 của Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ) và các đồng nghiệp của cô, Peter Daszak, người sở hửu tổ chức EcoHealth Alliance, đã hợp tác chặt chẽ với cô và đã được chính phủ Mỹ cấp hàng chục triệu đô la trong thập niên qua, cho phép các nhà khoa học tập trung vào nguy cơ lớn nhất vì nó sẽ “chuyển loại vi rút này từ một yếu tố gây bệnh mới xuất hiện thành một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tiền.”

Những người khác lo lắng hơn. Simon Wain-Hobson, nhà virus học tại Viện Pasteur Paris, cho biết: “Nếu virus thoát ra ngoài, không ai có thể đoán được con đường đi của nó".

Lịch sử gần đây cung cấp rất nhiều lý do cho mối quan tâm như vậy.

Gần như mọi trường hợp bùng phát dịch SARS, lúc ban đầu đều do rò rỉ từ phòng thí nghiệm - sáu sự cố ở ba quốc gia, trong đó có hai sự cố xảy ra trong một tháng từ một phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh. Trong một trường hợp, mẹ của một nhân viên phòng thí nghiệm đã chết.

Vào năm 2007, bệnh lở mồm long móng, lọai bệnh có thể tàn phá gia súc và gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Anh vào năm 2001, đã thoát ra do một vụ rò rỉ từ đường ống thoát nước tại một phòng thí nghiệm ở Anh, với xếp hạng an toàn sinh học cao nhất, BSL-4.

Ngay cả người cuối cùng được biết chết vì bệnh đậu mùa cũng là một người bị nhiễm bệnh vì một sự cố trong phòng thí nghiệm ở Anh vào năm 1978.

Trong cuộc khảo sát đầu tiên được công bố về hệ thống báo cáo trong các phòng thí nghiệm của Mỹ làm việc với các mầm bệnh nguy hiểm, vào năm 2012 Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã báo cáo 11 trường hợp lây nhiễm bị mắc phải trong phòng thí nghiệm trong vòng sáu năm, thường là trong các phòng thí nghiệm có mức an toàn sinh học cấp 3 (BSL-3) - hạng mục an toàn dành riêng cho các mầm bệnh như bệnh lao. Trong mỗi trường hợp, sự phơi nhiễm không được nhận ra hoặc báo cáo cho đến khi các nhân viên trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bệnh.

Vào tháng 1 năm 2014, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ( C.D.C. ) đã gây nhiễm một mẫu vi rút cúm lành tính với A (H5N1) chết người nhưng không phát hiện ra mối nguy hiểm cho đến nhiều tháng sau đó. Và vào tháng 6 năm 2014, họ đã gửi nhầm đến các phòng thí nghiệm một loại vi khuẩn gây bệnh than đã được vô hiệu hóa không đúng cách, có khả năng làm phơi nhiễm cho ít nhất 62 nhân viên của C.D.C. làm việc với các mẫu đó, mà không có đồ bảo hộ. Một tháng sau, những lọ chứa vi rút đậu mùa đã được làm giảm độc lực được tìm thấy trong một phòng chứa tại Viện Y tế Quốc gia.

Vào tháng 10 năm 2014, sau chuỗi sự cố nổi tiếng đó, Hoa Kỳ đã tạm dừng tài trợ của mình cho nghiên cứu mới về 'tăng chức năng' ( được Thạch chính Lệ thử nghiệm ở viện virus học Vũ Hán… THS ), với một số ngoại lệ. Lệnh cấm đã được dỡ bỏ vào năm 2017.

Những câu hỏi nghiêm trọng hơn nhiều về an toàn cho khoa học sẽ sớm nảy sinh.

*

Vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, một danh sách email công khai do Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Quốc tế điều hành, cảnh báo rằng “bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân” đã xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, và các báo cáo về các ca bệnh đầu tiên là có liên quan với ngôi chợ mua bán động vật hoang dã Huanan của thành phố. Vào ngày 10 tháng 1 năm 2020, một nhà khoa học Trung Quốc đã đăng bộ gen của virus - chẳng bao lâu được đặt tên là SARS-CoV-2 - trong một kho lưu giữ trên internet mở, xác nhận rằng nó là một loại coronavirus. Chính phủ Trung Quốc phủ nhận rằng virus đã lây lan ở người cho đến ngày 19 tháng 1 năm 2020; ba ngày sau, nó tuyên bố phong tỏa hoàn toàn Vũ Hán, một thành phố 11 triệu dân.

Khoảng một tuần sau việc phong tỏa, các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố một bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet xác định dơi là nguồn có khả năng gây lây nhiễm virus. Các tác giả lưu ý rằng đợt bùng phát dịch xảy ra vào mùa dơi đang ngủ đông ở địa phương và “không có con dơi nào được bán hoặc tìm thấy ở ngôi chợ mua bán động vật hoang dã Huanan”, vì vậy họ lý luận rằng virus có thể đã được truyền qua một động vật trung gian.

Các đợt bùng phát dịch có thể xảy ra cách xa nguồn của chúng. Đợt bùng phát dịch SARS năm 2002 bắt đầu ở Quảng Đông, cách khoảng một nghìn cây số tính đến các hang động ở Vân Nam, nơi có dơi móng ngựa mà từ đó SARS được cho là đã xuất hiện. Cầy hương mặt nạ (thân gần giống chó, mặt chồn gồm một vệt trắng chạy dài từ đầu xuống mũi; mắt và má có khoảng trắng nhưng có vòng đen khoanh hai mắt trông như có mang mặt nạ…THS ), được nuôi và buôn bán trên khắp Trung Quốc, thường ở trong điều kiện chật chội, mất vệ sinh khiến chúng dễ gây bùng phát dịch, được coi là phương tiện mà có lẽ SARS đã đeo bám để đi từ Vân Nam đến Quảng Đông. Kể từ khi SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện tại một ngôi chợ có thể bán động vật hoang dã còn sống, việc buôn bán động vật hoang dã ngay lập tức bị nghi ngờ.

Những người dùng mạng xã hội ở Trung Quốc là những người đầu tiên nghi ngờ. Có phải sự lây lan của một căn bệnh từ dơi chỉ xảy ra ở Vũ Hán, quê hương của Viện Vi rút học Vũ Hán, một trong số ít các cơ sở nghiên cứu về vi rút coronavirus bám trên dơi hàng đầu trên thế giới ? Và còn Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán, nơi cũng thực hiện nghiên cứu về dơi, cách ngôi chợ mua bán động vật hoang dã vài trăm thước thì sao?

Vào ngày 19 tháng 2 năm 2020, 27 nhà khoa học lỗi lạc đã công bố một bức thư ngỏ trên tạp chí The Lancet. Họ chỉ trích "các thuyết âm mưu nêu rằng Covid-19 không có nguồn gốc tự nhiên."

Khi chúng ta xem xét nguồn gốc của nó, câu hỏi đặt ra không hẳn là liệu SARS-CoV-2 có thể thoát ra khỏi phòng thí nghiệm hay không - các tai nạn đã xảy ra - mà là liệu nó đã xảy ra hay chưa và cách thức xử lý như thế nào đối với tình huống đó.

Ngay sau khi Vũ Hán bị phong tỏa vào tháng 1 năm 2020, đã rõ ràng SARS-CoV-2 có liên quan đến một loại virus mà các nhà khoa học đã biết trong nhiều năm.

Vào ngày 3 tháng 2 năm 2020, Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ ) và các đồng tác giả thông báo trên tạp chí Nature rằng họ đã tìm thấy một loại virus trong cơ sở dữ liệu của họ, được đặt tên RaTG13, có chuỗi trình tự bộ gen giống 96,2% với SARS-CoV-2 và đã được phát hiện trước đó trên dơi móng ngựa thuộc Vân Nam.

Các nhà thám tử trên Internet tỏ ra nghi ngờ và đã rà soát lại cơ sở dữ liệu bộ gen, và phát hiện ra rằng RaTG13 là một đối tượng trùng khớp chính xác với một loại coronavirus bám trên dơi có tên là 4991, được lấy ra từ một hang động, liên quan đến đợt bùng phát bệnh viêm phổi không giải thích được vào năm 2012, mà đã gây bệnh cho các thợ mỏ thu thập phân dơi từ một mỏ ở Vân Nam. Ba trong số sáu thợ mỏ đã chết.

Vào tháng 5 năm 2020, một cựu giáo viên khoa học từ Ấn Độ, với bút danh trên Twitter là TheSeeker268, đã tìm thấy một luận án thạc sĩ năm 2013 cũng như luận án tiến sĩ năm 2016, được giám sát bởi George Fu Gao, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc hiện nay. Luận án thạc sĩ đã đưa ra giả thuyết rằng căn bệnh của những người thợ mỏ là do sự lây truyền trực tiếp của một loại coronavirus giống SARS từ một con dơi móng ngựa. Luận án tiến sĩ thận trọng hơn nhưng vẫn gọi sự bùng phát bệnh là “đáng chú ý”. Nó cũng tiết lộ rằng một nhóm từ Viện Virus học Vũ Hán đã thu thập các mẫu dơi từ hang động. Luận án lưu ý rằng cả 4 thợ mỏ vốn đã được xét nghiệm kháng thể SARS và chúng đều có trong máu của họ, vài tuần sau khi họ bị bệnh.

Không có sự kiện nào trong các sự kiện đó được xem là quan trọng - sự thay đổi tên hoặc mối liên hệ với đợt bùng phát gây tử vong trước đó có khả năng là do một loại coronavirus giống SARS - và được đề cập trong bài báo gốc về RaTG13. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng 3 năm 2020, Tiến sĩ Shi cho biết nấm là mầm bệnh mà đã gây bệnh cho các thợ mỏ, không phải là một loại coronavirus.

Các câu hỏi vẫn tiếp diễn.

Tháng 7 năm ngoái, Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ ) xác nhận rằng RaTG13 thực sự đã được đổi tên thành 4991. Vào tháng 11 năm 2020, bài báo của cô ấy trên tạp chí Nature cuối cùng đã được cập nhật, bổ sung sự thừa nhận những gì mà các thám tử trên Internet cũng đã phát hiện ra: Nhóm của cô ấy đã giải mã chuỗi trình tự gen RaTG13 vào năm 2018. (Có khả năng coronavirus bám trên dơi dẫn đến cái chết của những thợ mỏ mà vẫn chưa được thừa nhận).

Sự tiết lộ cần phải có thì quá ít - một loại virus có hai tên, mối liên hệ với một đợt bùng phát gây chết người, chuyển hướng dịch bệnh và những câu chuyện mâu thuẫn - càng làm dấy lên những nghi ngờ.

Một số người suy đoán liệu RaTG13 có bị thao tác theo kiểu 'tăng chức năng' để tạo ra SARS-CoV-2 hay không. Nhưng RaTG13 giống như một người anh em họ xa của SARS-CoV-2, có nghĩa là nó không có khả năng tạo ra SARS-CoV-2 như một con đẻ, thông qua quá trình tiến hóa gần trong tự nhiên, hoặc bị thao túng trong phòng thí nghiệm.

Ngay cả khi RaTG13 không có vai trò gì trong đợt bùng phát Covid-19, các câu hỏi vẫn được đặt ra về việc tại sao Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ ) và những người khác dường như không khoan nhượng về nó. Sau đó, nhiều câu hỏi được đặt ra.

Ví dụ: cùng một nhóm thám tử trên internet đã liên kết RaTG13 với khai thác mỏ cũng phát hiện ra rằng cơ sở dữ liệu bộ gen do Viện virus học Vũ Hán duy trì, với thông tin về hàng nghìn mẫu dơi và ít nhất 500 coronavirus bám trên dơi được phát hiện gần đây, đã bị giấu đi vào tháng 9 năm 2019. Lời giải thích chính thức - rằng nó bị giấu đi vì nó đã bị hack - không giải thích tại sao nó không bao giờ được chia sẻ với các nhà nghiên cứu độc lập có trách nhiệm, bằng cách khác với mức an toàn hơn.

Những khoảng trống như vậy khiến việc loại trừ các kịch bản đáng lo ngại trở nên khó khăn hơn. Nếu có một tai nạn trong phòng thí nghiệm liên quan đến SARS-CoV-2 hoặc một loại virus giống như nó đã được thu thập trong tự nhiên hoặc được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, thì cơ sở dữ liệu có thể đã bị gỡ xuống, nên sẽ có ít bằng chứng hơn để có thể giúp những người khác kết nối các dấu chấm lững. Các quan chức có lẻ đã điều tra các trường hợp có thể xảy ra trong phòng thí nghiệm và sớm tin rằng nó là rõ ràng. Tuy nhiên, các ca bệnh có thể không có triệu chứng, và có thể họ đã bỏ sót ca bệnh bắt đầu chuỗi lây truyền và cho phép vi rút lặng lẽ lan truyền, cho đến khi xảy ra sự kiện siêu lây lan vào tháng 12.

Sự bí mật và sự che đậy đã dẫn đến một số giả thuyết điên rồ - ví dụ, rằng virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học, điều này không có ý nghĩa gì, vì một điều, vũ khí sinh học thường liên quan đến nhiều mầm bệnh gây tử thương và đi kèm với một phương pháp chữa bệnh hoặc vắc-xin đã biết, để bảo vệ những người sử dụng chúng.

Nhưng nhiều mối đe dọa tầm thường hơn đã bị ẩn giấu.

*

Công việc khoa học của Tiến sĩ Shi ( Thạch chính Lệ ) phụ thuộc vào việc thu thập và phân tích hàng trăm mẫu về dơi. Và chính công việc của cô đã cho thấy những nguy hiểm liên quan đến hoạt động có chủ đích này. Bài báo năm 2013 của Tiến sĩ Shi ( Thạch chính Lệ ), Tiến sĩ Daszak và những người khác đã chứng minh rằng một coronavirus bám trên dơi còn sống từ một mẫu ở Vân Nam có thể liên kết với các thụ thể trong tế bào phổi của con người, cho thấy rằng “có thể không cần thiết phải có các vật chủ trung gian để trực tiếp lây nhiễm cho con người”. Thí nghiệm gây tranh cãi năm 2015 đó, do một nhóm các nhà nghiên cứu bao gồm Tiến sĩ Baric và Tiến sĩ Shi ( Thạch chính Lệ ) là đồng tác giả, được thực hiện sau khi họ tìm thấy một loại coronavirus khác bám trên dơi mà họ nghi ngờ có thể lây nhiễm sang người, nhưng rất khó nuôi cấy. Sau đó, họ đã tạo ra một "coronavirus lai ghép gen" bằng cách sử dụng những chiếc gai của nó. Họ cho thấy rằng nó cũng có thể lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào hô hấp của con người.

Vào tháng 10 năm 2015, phòng thí nghiệm của tiến sĩ Shi ( Thạch chính Lệ ) đã lấy mẫu của hơn 200 người sinh sống trong vòng vài dặm của hai hang dơi ở Vân Nam và tìm thấy 6 người dương tính với kháng thể coronavirus bám trên dơi sau khi xét nghiệm, điều này cho thấy họ đã bị lây nhiễm. Tất cả sáu người được báo cáo đã nhìn thấy dơi và chỉ có 20 người trong tổng số được báo cáo nhìn thấy dơi bay gần nhà của họ, cho thấy việc tiếp xúc với dơi tạo ra nguy cơ lây nhiễm rất lớn.

Tuy nhiên, thực tiễn nghiên cứu có thể không phải lúc nào cũng kết hợp với những bài học này.

Trong khi một bài báo của Trung Quốc năm 2017 ghi nhận sự thận trọng của các công nhân thuộc Viện Vi rút học Vũ Hán và cho họ thấy họ đội mũ trùm đầu và một số người đeo khẩu trang N95, cuối năm đó, một câu chuyện của truyền hình nhà nước Trung Quốc về các nghiên cứu của Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ ) cho thấy các nhà nghiên cứu xử lý dơi hoặc phân dơi bằng tay không. hoặc với cánh tay để trần. Một người trong nhóm của cô ấy đã ví bị dơi cắn như “bị đâm bằng kim”.

Trong một bài đăng trên blog năm 2018 mà sau đó đã bị xóa, Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ ) nói rằng công việc này "không nguy hiểm" như mọi người nghĩ. Cô ấy viết “Cơ hội lây nhiễm trực tiếp cho con người là rất nhỏ, trong hầu hết các trường hợp, chỉ có biện pháp bảo vệ thông thường được thực hiện,” trừ khi một con dơi được biết mang một loại vi rút mà có thể lây nhiễm sang người. Cô ấy lặp lại một vài điều tương tự trong một video kiểu TED Talk vào năm 2018, theo The Washington Post, lưu ý rằng "biện pháp bảo vệ đơn giản hơn" là phù hợp vì người ta tin rằng các mầm bệnh từ dơi thường cần một vật chủ trung gian - được minh họa bằng các slide về các đồng nghiệp không mang khẩu trang hoặc có mang khẩu trang đang phẫu thuật bằng tay không mang găng.

Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ ) cho biết tất cả các nghiên cứu tại viện đều được thực hiện theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sinh học và phòng thí nghiệm được kiểm tra hàng năm bởi một tổ chức của bên thứ ba.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán (C.D.C.) cũng được báo cáo là tiến hành nghiên cứu về vi rút truyền từ dơi .

Một trong những nhân viên của C.D.C Vũ Hán, Tian Junhua, đã nổi tiếng với những khám phá khoa học mạo hiểm. Một bài báo năm 2013 cho biết nhóm của ông đã bắt được 155 con dơi ở tỉnh Hồ Bắc. Washington Post đưa tin rằng trong một video được phát hành vào ngày 10 tháng 12 năm 2019, anh ta khoe khoang về việc “đã đến viếng hàng chục hang dơi và nghiên cứu 300 loại vector vi rút” (một vector có bản chất là một DNA mà chúng có khả năng gắn các gen khác, thậm chí có thể nối cả những gen kích thước lớn …THS ). Trước đó, anh ta cũng kể về việc từng phạm lỗi trên thực địa, như quên dụng cụ bảo hộ cá nhân và bị nước tiểu dơi bắn vào hoặc vô tình dính máu dơi lên da của anh ta, theo The Post. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng cơ quan này phủ nhận việc từng lưu trữ hoặc làm việc với virus bám trên dơi trong phòng thí nghiệm, trước đại dịch.

Tháng 3 này, W.H.O. báo cáo rằng phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán “đã di chuyển đến một địa điểm mới gần chợ Huanan vào ngày 2 tháng 12 năm 2019.” Báo cáo của WHO cho biết "không có những đổ vở hoặc sự cố" trong quá trình di chuyển. Trước sự thiếu minh bạch của chính phủ Trung Quốc, điều đó làm dấy lên nghi ngờ rằng các mẫu thí nghiệm, nếu không phải là chính các mẫu dơi, đã được vận chuyển xung quanh gần ngôi chợ vào thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Nhiều thực hành nghiên cứu này không sai lệch so với các chuẩn mực quốc tế. Một nhà nghiên cứu dơi trên thực địa ở Hoa Kỳ nói với tôi rằng giờ đây cô ấy luôn đeo mặt nạ phòng độc trong hang dơi nhưng trước đây đó không phải là tiêu chuẩn trong thực hành.

Không phải là một ý tưởng hoang đường khi cho rằng nghiên cứu thực địa có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh. Tiến sĩ Linfa Wang, một nhà virus học người Úc gốc Hoa ở Singapore, người thường xuyên làm việc với Tiến sĩ Shi ( Thạch chính Lệ) và đi tiên phong trong giả thuyết rằng loài dơi đứng đằng sau đại dịch SARS năm 2003, nói với Nature rằng có một khả năng nhỏ là đại dịch này được kết thành do một nhà nghiên cứu vô tình bị lây nhiễm một loại vi rút không xác định, trong khi thu thập các mẫu dơi trong hang động.

Dơi có thể tạo ra rủi ro hơn nữa nếu được nuôi trong các phòng thí nghiệm, giống như rủi ro do buôn bán động vật hoang dã ở các ngôi chợ tại thành thị.

Vào ngày 10 tháng 12, Peter Daszak, người tổ chức The Lancet viết bức thư tố cáo nghi vấn về nguồn gốc tự nhiên của Covid-19 và được công bố như là một thành viên của W.H.O. Vào mùa thu năm ngoái, Ủy ban điều tra nguồn gốc virus khẳng định đây là một thuyết âm mưu khi ai đó cho rằng có những con dơi sống trong phòng thí nghiệm mà ông đã cộng tác trong 15 năm. “Đó không phải là cách mà nền khoa học này hoạt động,” ông ta viết trong một tweet rồi sau đó ông ta đã xóa. “Chúng tôi thu thập các mẫu dơi, gửi chúng đến phòng thí nghiệm. Chúng tôi PHÓNG THÍCH dơi ở nơi mà chúng tôi bắt được chúng! ”

Nhưng bằng chứng ngược lại đã được thu gom. Một trợ lý nghiên cứu nói với một phóng viên rằng Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ) đã đảm nhận vai trò cho dơi ăn khi các sinh viên đi vắng. Một bản tin khác tường trình vào năm 2018 cho biết một nhóm do một trong những thực tập sinh tiến sĩ của cô ấy dẫn đầu đã “thu thập một chiếc giá với đầy đủ các miếng gạc y tế và đã đóng gói hàng chục con dơi sống để kiểm tra thêm tại phòng thí nghiệm.” Trang web của Viện Khoa học Trung Quốc đã liệt kê Viện Vũ Hán có ít nhất một chục lồng nuôi dơi, và vào năm 2018 viện này đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế lồng dơi. Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ) đã nói về việc theo dõi các kháng thể ở dơi theo thời gian - điều này sẽ không được thực hiện trong hang động. Gần đây, một video khác xuất hiện cho biết có những con dơi còn sống ở trong viện.

Chỉ cách đây vài tuần, Tiến sĩ Daszak đã thay đổi tuyên bố của mình. Ông ấy nói, “tôi sẽ không ngạc nhiên nếu, giống như nhiều phòng thí nghiệm virus học khác, họ đang cố gắng thiết lập một đàn dơi”.

Trong khi đó, vẫn chưa tìm thấy động vật trung gian nào, dù đã thử nghiệm hàng nghìn loài động vật xung quanh Vũ Hán. Tháng trước, một cựu ủy viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Scott Gottlieb, cho biết thất bại này đã làm tăng thêm bằng chứng về một vụ rò rỉ từ trong phòng thí nghiệm, mặc dù Tiến sĩ Daszak đã đề nghị các nhà điều tra nên xem xét xa hơn, tại các trang trại động vật hoang dã ở miền nam Trung Quốc.

Nhưng nếu sự lây truyền từ dơi sang người là cách mà sự lan truyền đã xảy ra, thì không cần động vật trung gian, vì có thể có bất kỳ sự tương tác nào với dơi - bởi một người dân trong làng hoặc một nhà nghiên cứu trên thực địa.

Bất kể những khẳng định rộng rãi rằng vi rút bám trên dơi cần một động vật trung gian để lây lan sang người, nghiên cứu thậm chí còn chưa giải quyết được liệu cầy hương có gây lây bệnh SARS sang người từ dơi hay không. Chúng ta biết rằng cầy hương đã khuếch đại sự bùng phát một khi dịch SARS đến các chợ búa ở Quảng Đông, và việc lây truyền qua lại giữa người và cầy hương là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, quần thể cầy hương bị nhiễm bệnh lan rộng duy nhất mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy là quần thể ở các ngôi chợ tại thành thị và đôi khi ở các trang trại - nơi có người ở - chứ không phải trong tự nhiên. Chúng ta biết chúng ta có thể lây nhiễm cho động vật. Năm ngoái, Đan Mạch đã phải giết 17 triệu con chồn sau khi họ tóm được SARS-CoV-2 từ người. Có thể con người là động vật trung gian ban đầu lây lan virus cho cầy hương và những sinh vật nhỏ bé dễ thương bị dựng chuyện một cách hư cấu .

*

Các nguồn rủi ro khác là chính các hoạt động trong phòng thí nghiệm.

Đã có rất nhiều suy đoán rằng SARS-CoV-2 là kết quả của kỹ thuật cấy ghép di truyền. Không thể loại trừ giả thuyết này khi chỉ dựa trên phân tích bộ gen, và sự nghi ngờ đã tăng lên do phản ứng không rõ ràng của các nhà chức trách Trung Quốc.

Họ đã từ chối chia sẻ hồ sơ trực tiếp từ phòng thí nghiệm. Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ) đã lặp lại lập trường này vào tháng 5 khi một nhóm các nhà khoa học, bao gồm cả đồng tác giả của cô, Tiến sĩ Baric, thúc đẩy sự minh bạch rộng rãi hơn. "Điều đó chắc chắn là không thể chấp nhận được", cô ấy đã gửi email cho một phóng viên để đáp lại yêu cầu của nhóm được xem hồ sơ phòng thí nghiệm của cô ấy.

Trong khi đó, trong suốt tháng 12 năm 2019, các bác sĩ Vũ Hán nghi ngờ rằng một loại virus giống SARS đang lan tràn, và chính quyền địa phương đã bắt giữ những người thông báo những sai lầm ở các hoạt động liên quan virus tại Vũ Hán, trong đó có ít nhất một nhân viên y tế. Sự che đậy của các quan chức Đảng Cộng sản tiếp tục cho đến khi nhà khoa học nổi tiếng về SARS, Zhong Nanshan đến Vũ Hán vào ngày 18 tháng 1 và đã dấy lên báo động.

Điều đó nói rằng, bằng chứng ngẫu nhiên làm dấy lên một số nghi ngờ với tuyên bố rằng SARS-CoV-2 đã được xử lý bằng kỹ thuật sinh học.

Ví dụ, các khía cạnh của vi rút khiến một số người nghi ngờ rằng nó đã được xử lý bằng kỹ thuật sinh học cũng có thể là bằng chứng cho thấy vi rút phát triển tự nhiên. Rất nhiều người chú ý đến một đặc điểm bất thường trên protein đột biến của nó được gọi là vị trí phân cắt furin, nơi mà virus có thể lây nhiễm tốt hơn vào tế bào con người. Đó là một trong những đặc điểm kỳ lạ của SARS-CoV-2, đủ kỳ lạ đến mức ngay cả các nhà virus học vốn nghi ngờ rất nhiều về sự tham gia của phòng thí nghiệm cũng nói với tôi rằng họ đã rất sốc khi nhìn thấy nó. Trên thực tế, ngay cả bên ngoài vị trí phân cắt furin, SARS-CoV-2 là một loại virus mà các nhà khoa học chưa từng thấy trước đây. Sự tiến hóa có thể là sự tích lũy ngẫu nhiên của các tính năng kỳ lạ, mới lạ. Đối với nghiên cứu về virus mà các nhà khoa học như Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ) thực hiện cho các ấn phẩm khoa học cao cấp, để xảy ra một tổ hợp như vậy sẽ là không phù hợp. Công việc của họ thường liên quan đến việc kiểm tra hoặc thay đổi một phần tử nào đó của virus tại một thời điểm, để tìm hiểu xem mỗi phần tử có chức năng gì và có thể dùng nó để làm gì. Ví dụ: nếu máy tính của bạn bị lỗi, bạn sẽ không tìm ra lỗi bằng cách thay đổi đồng thời nguồn điện, dây cáp và ổ cắm điện. Bạn sẽ phải kiểm tra từng cái riêng lẻ. Nêu ra một loạt các yếu tố bất thường dẫn đến những kết quả khó đánh giá, không phải là giấ trị của một bài báo trên Nature.

Nhưng ngay cả khi chúng ta gạt sang một bên việc xử dụng kỹ thuật theo chỉ đạo, thì công việc thường xuyên trong phòng thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm Vũ Hán cũng đã làm dấy lên những lo ngại.

Vào năm 2016, viện Vũ Hán đã báo cáo việc thử nghiệm một loại coronavirus bám trên dơi còn sống mà có thể lây nhiễm sang tế bào người trong phòng thí nghiệm BSL-2 - loại mức độ an toàn sinh học được so sánh với mức độ an toàn sinh học của phòng khám nha khoa. Ở cấp độ này, thường không bắt buộc phải có đồ bảo hộ khác, ngoài găng tay, áo khoác của phòng thí nghiệm và thường không có hệ thống thông gió được bịt kín nhằm kiểm soát luồng không khí giữa khu vực làm việc và phần còn lại của tòa nhà. Michael Lin, phó giáo sư sinh học thần kinh và kỹ thuật sinh học tại Stanford, nói với tôi rằng đó là "một bê bối có thực, được ghi lại trên báo in", rằng một loại virus giống SARS có khả năng tái tạo trong tế bào con người đã được làm việc trong những điều kiện an toàn thấp như vậy.

Chỉ việc cố gắng nuôi cấy virus bám trên dơi trong phòng thí nghiệm là đã có thể tạo ra những rủi ro mà các nhà khoa học thậm chí có thể không nhận thức được. Trong khi cố gắng và không nuôi cấy được một chủng virus nào đó, họ có thể vô tình nuôi cấy một chủng virus khác mà thậm chí họ không biết. Tiến sĩ Lin nói với tôi thậm chí có thể xảy ra rằng vi rút có thể cùng tồn tại trong một mẫu duy nhất và âm thầm kết hợp lại với nhau, tạo ra một cái gì đó mới lạ nhưng không bị phát hiện. Trong điều kiện an toàn sinh học cấp độ 2 hoặc thậm chí là điều kiện an toàn sinh học cấp độ 3 mà cẩu thả, các nhà nghiên cứu có thể tiếp xúc với mầm bệnh mà họ không biết là đang có sự tồn tại của loại virus mới lạ.

Một số nhà khoa học đã ký vào lá thư cho The Lancet tố cáo việc xem xét bất cứ thứ gì ngoài nguồn gốc tự nhiên, sau đó cho biết họ cởi mở hơn về quan điểm sự dính líu của phòng thí nghiệm. Một người là, Bernard Roizman, nhà virus học danh dự tại Đại học Chicago với bốn chức danh giáo sư danh dự ở các trường đại học Trung Quốc, cho biết ông nghiêng về hướng tin rằng có một tai nạn trong phòng thí nghiệm.

“Tôi tin chắc những gì đã xảy ra là rằng, virus đã được đưa đến phòng thí nghiệm, họ bắt đầu làm việc với nó,” ông ấy nói với The Wall Street Journal, “và một số cá nhân cẩu thả đã đưa nó ra ngoài”. Ông ấy nói thêm, "Họ không thể thừa nhận họ đã làm điều gì đó ngu ngốc."

Charles Calisher thuộc Đại học Bang Colorado, một người từng ký tên khác, gần đây đã nói với ABC News rằng “có quá nhiều việc xảy ra tình cờ ” khi bỏ qua lý thuyết rò rỉ từ trong phòng thí nghiệm và bây giờ ông tin rằng “nhiều khả năng nó đã ra khỏi phòng thí nghiệm đó”.

Peter Palese, nhà virus học đã viết về đại dịch cúm năm 1977, nói rằng “rất nhiều thông tin đáng lo ngại đã xuất hiện kể từ khi ra đời bức thư trên The Lancet mà tôi đã ký” và ông ấy muốn một cuộc điều tra để đưa ra câu trả lời.

Các nhà khoa học khác cũng cho biết họ đã thay đổi quan điểm của họ.

Ian Lipkin, giám đốc Trung tâm Nhiễm trùng và Miễn dịch tại Đại học Columbia và là đồng tác giả của một bài báo có ảnh hưởng trên tạp chí Nature Medicine, đã từng lập luận ủng hộ nguồn gốc tự nhiên vào tháng 3 năm 2020, bây giờ cũng tỏ ra hoài nghi hơn. Ông nói với phóng viên khoa học Donald G. McNeil Jr. vào tháng trước: “Mọi người không nên nhìn vào virus bám trên dơi trong phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cấp 2. Quan điểm của tôi đã thay đổi."

Hồ sơ y tế của các nhân viên phòng thí nghiệm có thể giúp làm rõ những câu hỏi như vậy. Tháng 7 năm ngoái, Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ) cho biết "không có khả năng tồn tại" rằng bất kỳ ai có liên kết với viện có thể đã bị nhiễm bệnh "trong khi thu thập, lấy mẫu hoặc xử lý dơi." Cô ấy nói thêm rằng gần đây họ đã kiểm tra tất cả các nhân viên và sinh viên của viện để tìm các kháng thể để cho thấy họ đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hoặc các vi rút liên quan đến SARS, và đã phát hiện ra "không ai lây nhiễm", và nhấn mạnh rằng cô ấy có thể loại trừ khả năng này đối với tất cả các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán .

Thật khó để biết làm thế nào mà một nhà khoa học cẩn thận lại có thể loại bỏ khả năng dù là nhỏ nhất đối với tất cả các phòng thí nghiệm, kể cả những phòng thí nghiệm không phải của riêng cô ấy. “Không ai lây nhiễm” có nghĩa là không có một ca bệnh nào trong số hàng trăm người tại viện, mặc dù một nghiên cứu cho thấy 4,4% dân số Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh.

Sau đó, nhóm của W.H.O đã yêu cầu cung cấp thêm nhiều thông tin về các ca nhiễm Covid-19 sớm nhất ở Vũ Hán, bao gồm dữ liệu chi tiết của bệnh nhân nhưng ẩn danh - là thứ đã được cho là tiêu chuẩn trong bất kỳ cuộc điều tra nguồn gốc ổ dịch nào - và đã bị từ chối truy cập.

Tất cả điều này để lại rất nhiều khả năng mở và rất nhiều nhầm lẫn.

*

Vì hầu hết các đại dịch đều do các sự kiện lây truyền từ động vật, xuất hiện từ động vật, nên chẳng có lý do gì để nghi ngờ sự dính líu của phòng thí nghiệm ? Có lẽ bạn cần nhìn vào toàn bộ lịch sử loài người. Khoảng thời gian tốt hơn để so sánh là thời điểm kể từ khi sinh học phân tử ra đời, khi mà các nhà khoa học có nhiều khả năng gây ra các vụ bùng phát dịch. Đại dịch năm 1977 gắn liền với các hoạt động nghiên cứu, trong khi hai đại dịch khác xảy ra kể từ đó, AIDS và cúm lợn H1N1 năm 2009, thì không.

Thêm vào đó, một khi một sự kiện hy hữu, như đại dịch, đã xảy ra, người ta phải xem xét tất cả các con đường tiềm năng dẫn đến nó. Nó giống như điều tra một vụ tai nạn máy bay. Đi máy bay thường rất an toàn, nhưng khi xảy ra tai nạn, chúng ta không chỉ nói lỗi máy móc và sai lầm của phi công thường không dẫn đến thảm họa, và hiếm khi xảy ra khủng bố. Thay vào đó, chúng ta điều tra tất cả các con đường có thể xảy ra, bao gồm cả những con đường bất thường, nhờ vậy chúng ta có thể tìm ra cách ngăn chặn các sự kiện tương tự.

Có lẻ câu hỏi lớn nhất là cái gì có ý nghĩa nhiều hơn khi nhìn vào địa điểm của vụ bùng phát dịch, nơi được biết có liên quan với virus gần nhất thì cách đó một ngàn dặm, nhưng nơi bùng phát dịch thì gần với một cơ sở nghiên cứu hàng đầu.

Đôi khi, sự tò mò xung quanh vị trí đã bị xua tan với lời giải thích rằng các phòng thí nghiệm được thiết lập vốn là nơi có virus. Tuy nhiên, Viện Virus học Vũ Hán đã có ở đó từ năm 1956, thực hiện nghiên cứu về vi sinh vật nông nghiệp và môi trường dưới một cái tên khác. Nó đã được nâng cấp và bắt đầu tập trung vào nghiên cứu coronavirus chỉ sau SARS. Vũ Hán là một đô thị có dân số đông hơn thành phố New York, không phải là một vùng nông thôn hẻo lánh ở gần hang dơi. Tiến sĩ Shi (Thạch chính Lệ) cho biết đợt bùng phát vào tháng 12 năm 2019 khiến cô ngạc nhiên vì cô "không bao giờ dự đoán điều này xảy ra ở Vũ Hán, miền trung Trung Quốc". Khi phòng thí nghiệm của cô ấy cần một lượng dân chúng có khả năng thấp hơn trong tiếp xúc với coronavirus bám trên dơi, họ đã sử dụng cư dân Vũ Hán, họ lưu ý rằng “dân nhập cư có khả năng tiếp xúc với dơi thấp hơn nhiều do bối cảnh sống tập trung ở khu đô thị của họ”.

Tuy nhiên, bản thân vị trí cũng không phải là bằng chứng. Các tình huống hợp lý ảnh hưởng đến các hoạt động nghiên cứu không loại trừ các lựa chọn khác.

Tuần này, Jesse Bloom, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, nói với tôi rằng khi anh ấy phục hồi và phân tích một bộ các chuỗi trình tự gen Vũ Hán bùng phát lúc ban đầu, mà đã bị xóa khỏi kho lưu trữ gen, nó đã hỗ trợ “bằng chứng hiện có đáng kể cho thấy SARS -CoV-2 đã được lan truyền ở Vũ Hán trước khi bùng phát ở ngôi chợ mua bán động vật hoang dã Huanan”. Cả báo cáo ban đầu của các nhà khoa học Trung Quốc và của các nhà điều tra thuộc WHO vào mùa xuân năm nay đều cho thấy nhiều ca bệnh ban đầu không có liên quan đến ngôi chợ mua bán động vật hoang dã, bao gồm cả ca bệnh được ghi nhận sớm nhất cho đến nay, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Vì vậy, ngôi chợ mua bán động vật hoang dã có thể không phải là địa điểm ban đầu của ổ dịch.

Cũng có thể hợp lý khi nói rằng một vụ bùng phát có thể bắt đầu từ một nơi khác và được phát hiện ở Vũ Hán, đơn giản vì đây là một thành phố lớn. Việc kiểm tra các ngân hàng máu từ khắp Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực gần các trang trại nuôi động vật hoang dã và các hang dơi, sẽ hữu ích, nhưng với một số hạn chế ngoại lệ, chính phủ Trung Quốc đã không thực hiện nghiên cứu như vậy - hoặc cho phép chia sẻ kết quả đó, nếu có.

Với rất nhiều bằng chứng được giữ lại, thật khó để nói bất cứ điều gì về nguồn gốc của Covid-19 một cách chắc chắn, và ngay cả một cuộc điều tra xác thực cũng sẽ gặp phải những thách thức. Một số vụ bùng phát chưa bao giờ được xác định nguồn gốc của chúng.

*

Nhưng ngay cả khi bị từ chối câu trả lời, chúng ta vẫn có thể rút ra bài học.

Có lẽ bài học lớn nhất là chúng ta đã thấy một đợt bùng phát coronavirus bám trên dơi, bằng cách này hay cách khác, và nghiên cứu cho thấy khả năng coronavirus bám trên dơi trực tiếp nhảy sang người là một cảnh báo không được chú ý.

Các nhà khoa học và các quan chức chính phủ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy hiểm của cách thức mà chúng ta làm việc với dơi và vi rút, trên thực địa và trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là khi các khoản đầu tư y tế công cộng khác có thể làm được nhiều hơn nữa, để ngăn chặn đại dịch. Sẽ hiệu quả hơn nếu tiến hành giám sát nghiêm ngặt nơi mà các mầm bệnh đe dọa được biết là phát triển mạnh, và chuẩn bị tốt hơn cho các tổ chức của chúng ta để phản ứng nhanh chóng và minh bạch trước dấu hiệu đầu tiên của một đợt bùng phát. Nghiên cứu có thể nghiêng về hướng phản ứng hơn là dự đoán; chúng chồng chéo nhưng không giống nhau. Tìm một loại vi rút nguy hiểm trong hang động hoặc trên một chiếc đĩa trong phòng thí nghiệm có thể hữu ích, nhưng nó giống như chọc vào một con gấu mà chúng ta đang cố gắng tránh.

Nghiên cứu thực địa về dơi lẽ ra phải được thực hiện cẩn thận hơn. Virus bám trên dơi không nên được học hỏi trong phòng thí nghiệm có mức an toàn sinh học cấp độ 2, và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm có mức an toàn sinh học cấp độ 3, chỉ nên được thực hiện dưới sự thận trọng nghiêm ngặt nhất. Dơi nên được coi là mối đe dọa nghiêm trọng trong phòng thí nghiệm. Tương tác của con người với dơi phải được thực hiện dưới sự giám sát và quy định chặt chẽ.

Alison Young, một phóng viên điều tra từ lâu đã đưa tin về các sự cố trong phòng thí nghiệm, viết rằng từ năm 2015 đến năm 2019, đã có hơn 450 vụ tai nạn được báo cáo với mầm bệnh mà chính phủ liên bang kiểm soát vì sự nguy hiểm của chúng. Tỷ lệ sự cố có thể so sánh được đã được tìm thấy trong các phòng thí nghiệm của Anh - và nghiên cứu cho thấy các tai nạn trong phòng thí nghiệm thậm chí không phải lúc nào cũng được báo cáo.

Một số nhà khoa học đã đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn và phân tích lợi ích / rủi ro mạnh mẽ hơn đối với việc nghiên cứu về các mầm bệnh có thể vô tình gây ra đại dịch. Một số nghiên cứu có thể vẫn còn giá trị, và đã có đề xuất di chuyển các phòng thí nghiệm như vậy ra khỏi các thành phố đông dân cư.

Hợp tác với Trung Quốc về những vấn đề này là rất quan trọng, bao gồm cả vấn đề an toàn trong phòng thí nghiệm và giám sát ổ dịch. Một số người cho rằng việc chỉ trích phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch và chỉ trích các hoạt động khoa học có thể dẫn đến đại dịch, sẽ thúc đẩy sự hợp tác đó. Thật khó để hình dung được mức độ giận dữ ra sao của các chuyên mục ý kiến trên các trang báo, mà có thể khiến các quan chức Trung Quốc trở nên không khoan nhượng hơn những gì họ vốn có.

Thật dể hiểu để mọi người cảnh giác rằng những tuyên bố chỉ trích này có thể khiến các nhà khoa học từ các quốc gia khác biến thành bị quỷ ám, đặc biệt là trước tệ nạn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người châu Á đã lan tràn. Nhưng tại sao lại kéo dài tình trạng này, vốn có lợi cho họ?

Sau một tai nạn trong phòng thí nghiệm với vi khuẩn bệnh than ở Liên Xô năm 1979 khiến hàng chục người thiệt mạng, các nhà khoa học hàng đầu của phương Tây đã chấp nhận lời bào chữa của chính phủ Liên Xô, mà tất cả đều là dối trá. Điều đó không giúp dẫn đến các tiêu chuẩn an toàn tốt hơn, bao gồm cả những tiêu chuẩn có lợi cho các nhà khoa học ở các quốc gia độc tài.

Nhưng con đường tốt hơn về phía trước là một trong những hợp tác toàn cầu thực sự dựa trên lợi ích chung và có đi có lại. Bất chấp sự giả vờ đang thịnh hành, chúng ta nên cho rằng chính phủ Trung Quốc cũng không muốn tiếp tục điều này nữa - đặc biệt là khi dịch SARS cũng bắt đầu từ ở đó.

Điều này có nghĩa là đặt lợi ích của công chúng lên trước những tham vọng cá nhân, và thừa nhận rằng bất chấp những điều kỳ diệu ở sức mạnh của nó, nghiên cứu về y sinh cũng ẩn chứa những nguy hiểm.

Để làm được điều này, các quan chức chính phủ và các nhà khoa học cần nhìn vào bức tranh lớn: Tìm kiếm sự hài lòng và sự thật thay vì chỉ trốn tránh sự bối rối. Phát triển một khuôn khổ vượt ra khỏi việc đổ lỗi cho Trung Quốc, vì các vấn đề được nêu ra thực sự mang tính toàn cầu. Và nhận ra rằng điều lớn lao tiếp theo có thể chỉ đơn giản là quan tâm đến rất nhiều chi tiết nhỏ.

_ Phiên bản trước đó của bài tiểu luận này đề cập không chính xác đến quan điểm của James Le Duc, Giám đốc Phòng thí nghiệm Quốc gia Galveston vừa nghỉ hưu, về sự cần thiết phải điều tra phòng thí nghiệm Vũ Hán. Tiến sĩ Le Duc cho biết sớm nhất là vào tháng 4 năm 2020, thời gian đó sẽ thích hợp để xem xét sự dính líu của phòng thí nghiệm vào nguồn gốc của Covid-19. Anh ấy không thay đổi suy nghĩ của mình về điều đó, và chỉ mới tin vào sự dính líu của phòng thí nghiệm gần đây. Ngoài ra, phòng thí nghiệm Galveston cũng đã đào tạo một số chuyên gia về an toàn sinh học ở Vũ Hán, không nhiều.


_ Tiến sĩ Zeynep Tufekci là phó giáo sư tại Đại học Bắc Carolina, là một nhà văn chuyên viết về Ý kiến ​​đóng góp, người đã nghiên cứu sâu rộng về đại dịch Covid-19.

_______


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.