Hóa ra Trung Quốc không mạnh như nó cố tỏ ra

Ảnh minh họa của The Spectator

James Forsyth , 5 tháng 6 năm 2021, Theo The Spectator

Trần H Sa lược dịch.

Giả thuyết cho rằng đại dịch bắt đầu với vụ rò rỉ từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Vũ Hán đang nhanh chóng thu được sự thịnh hành. Kể từ mục trang bìa của Matt Ridley cho The Spectator vào tuần trước, Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Mỹ 'tăng gấp đôi nỗ lực của họ' và báo cáo cho ông trong vòng 90 ngày về nguồn gốc của Covid. Chính quyền Hoa Kỳ đã nói rõ rằng các cơ quan tình báo khác nhau đang bị chia rẽ về việc họ tin vào virus là tự nhiên hay do con người tạo ra.

Người ta nghi ngờ liệu các cơ quan Hoa Kỳ có thể đưa ra kết luận với sự tự tin tuyệt đối hay không. Bằng chứng chắc chắn thì không có khả năng xuất hiện. Nhưng, như Ridley đã chỉ ra, thời gian càng trôi qua mà không có bằng chứng cho thấy virus đã nhảy từ động vật sang người, thì sự cân bằng xác suất càng có xu hướng hướng tới giả thuyết rằng virus là do con người tạo ra và vô tình bị phát tán. Nếu đây là những gì đã xảy ra, sẽ giải thích ra sao về phản ứng giận dữ và không cân xứng của Bắc Kinh trước lời kêu gọi của Australia về một cuộc điều tra độc lập đối với nguồn gốc của virus vào tháng 4 năm ngoái.

Về phần mình, chính phủ Vương quốc Anh vẫn cam kết tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu hơn của Tổ chức Y tế Thế giới để xem liệu căn bệnh này có phải từ động vật hay không. Trong những ngày gần đây, có rất nhiều người ở Westminster và Whitehall cho rằng lý thuyết rò rỉ từ trong phòng thí nghiệm là lời giải thích hợp lý nhất. Nhưng ngay cả khi đã phát hiện ra bằng chứng chứng minh rằng virus đã thoát ra ngoài một cách hợp lý, thì vẫn chưa rõ thế giới tự do sẽ làm gì với nó.

Donald Trump từng tuyên bố rằng Trung Quốc nên bồi thường những thiệt hại mà Covid đã gây ra cho nền kinh tế thế giới. Điều đó sẽ không xảy ra. Không một quốc gia lớn nào của phương Tây quan tâm đến việc diễn ra tranh luận về bồi thường. Mượn phép ẩn dụ hỗn hợp của Ernest Bevin : 'Nếu bạn mở chiếc hộp Pandora đó, bạn sẽ không bao giờ biết con ngựa thành Troy nào sẽ nhảy ra.'

Các biện pháp trừng phạt cũng không thực tế - Trung Quốc có quyền phủ quyết trong hội đồng an ninh Liên Hiệp Quốc. Thay vào đó, phản ứng có thể xảy ra nhất từ ​​phương Tây sẽ là các tiêu chuẩn quốc tế cứng rắn hơn, về an ninh cho phòng thí nghiệm và việc nghiên cứu sinh học. Nếu Trung Quốc từ chối đăng ký và chấp nhận các cuộc thanh tra quốc tế, thì nước này sẽ phải chịu một cái gì đó giống như một cuộc phong tỏa nghiên cứu, điều này có nghĩa là uy tín của các công trình học thuật đến từ các phòng thí nghiệm của họ sẽ bị hạ cấp.

Một điều trớ trêu là tiền của chính phủ Hoa Kỳ đã được chuyển đến Viện Virus học Vũ Hán. Các chính phủ và công ty phương Tây thường bị cám dỗ sử dụng Trung Quốc để nghiên cứu virus, một việc làm được coi là quá nguy hiểm để họ thực hiện tại nước mình. Nếu Covid bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm, đó sẽ là một lời nhắc nhở về việc họ đã thiển cận như thế nào khi thuê mướn một nơi ở bên ngoài nghiên cứu những rủi ro mà những sai lầm có khả năng bị che giấu. Thật vậy, một trong những vấn đề chính của các chế độ độc tài là họ hầu như không thể thừa nhận sai sót và do đó, không thể sửa chữa những sai sót ấy.

Đây là lý do tại sao mà thế giới dân chủ cuối cùng cần phải tách mình ra khỏi thế giới độc tài càng nhiều càng tốt. Điều này có thể dễ dàng thực hiện với các quốc gia như Belarus, nơi mà sự tiếp xúc chỉ giới hạn đối với các máy bay bay qua không phận của nước này, v.v., nhưng với Trung Quốc thì lại là một vấn đề rất khác. Nó ràng buộc chặt chẽ với nền kinh tế thế giới. Chỉ có thể hiểu được hai thập kỷ toàn cầu hóa vừa qua, nếu bạn hiểu vai trò của Trung Quốc trong quá trình này, và cú sốc giảm phát mà sự gia nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới có thể tạo ra.

Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 có thể được hiểu rõ nhất trong bối cảnh phương Tây tin rằng lịch sử sắp kết thúc sau khi Bức tường Berlin sụp đổ với suy nghĩ cho rằng đưa Trung Quốc tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị nhiều hơn và ngăn chặn một cuộc Chiến tranh Lạnh khác. Nhưng dưới thời ông Tập, Trung Quốc đã trở nên chuyên quyền hơn. Nó cũng trở nên đi theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn và quyết liệt hơn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Thực tế là Trung Quốc quá liên kết với nền kinh tế thế giới mà đã khiến nhiều người không muốn tìm hiểu bản chất chế độ này là cái quái gì. Thật khó tưởng tượng Leonid Brezhnev lại nhận được phản ứng thuộc loại cả tin mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây đã dành cho Chủ tịch Tập Cận Bình sau bài phát biểu của ông ta tại Davos vào năm 2017, khi mà quá nhiều người trong số họ chấp nhận tuyên bố của Tập rằng ông ta là người bảo vệ toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương.

Thành công rõ ràng của Trung Quốc hồi năm ngoái trong việc tiêu diệt virus tại nước họ - với năng lực của công nghệ và sự tàn bạo tuyệt đối - trong khi các ca bệnh tăng đột biến ở phương Tây làm tăng thêm cảm giác rằng tương lai thuộc về Bắc Kinh. Đồng thời những sai lầm to lớn của các chính phủ phương Tây, từ đấu tranh với việc theo dõi sự giao tiếp ở Anh cho đến những đề xuất kỳ lạ của Tổng thống Trump về việc tiêm thuốc tẩy, càng không giúp ích được gì.

Nhưng sự tin cậy ngày càng tăng rằng virus rò rỉ từ một phòng thí nghiệm đang làm nổi bật gót chân Achilles của hệ thống Trung Quốc - đó là việc thiếu một cơ chế sửa lỗi. Không phải một vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm là không thể xảy ra trong thế giới dân chủ, nhưng khó hơn rất nhiều để tưởng tượng nó bị che giấu dưới thế giới dân chủ.

Thành tích kém của vắc xin Sino-pharm và Sinovac của Trung Quốc, được bán cho các nước như Chile và Brazil, cũng là bằng chứng cho thấy các báo cáo về sự vượt trội công nghệ của Trung Quốc so với phương Tây đã bị phóng đại. Bắc Kinh hy vọng rằng họ sẵn sàng gửi các liều vắc xin ra nước ngoài trong khi Mỹ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu nghiêm ngặt, sẽ khiến Trung quốc gặt hái được những lợi thế ngoại giao. Nhưng tỷ lệ hiệu quả của những mũi tiêm này - thấp hơn Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca - có nghĩa là biện pháp ngoại giao vắc xin này không có khả năng mang lại hiệu quả như Bắc kinh mong muốn.

Sự thật là Trung Quốc không mạnh như nó cố tỏ ra. Như học giả Elizabeth Economy của Stanford chỉ ra, nước này đã chi 216 tỷ đô la cho an ninh nội địa vào năm 2019 - gấp ba lần chi tiêu của một thập kỷ trước đó, và thậm chí còn nhiều hơn so với những gì họ chi cho Quân đội Giải phóng Nhân dân của họ. Tuy nhiên, nếu các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, nó sẽ rơi trở lại với chủ nghĩa dân tộc như là một nguồn gốc của tính hợp pháp. Đây sẽ không phải là một trải nghiệm thoải mái đối với phương Tây. Một nghị sĩ có ảnh hưởng cảnh báo: “Trung Quốc cộng sản thì tệ, Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc Hán sẽ còn tệ hơn".

Làm thế nào để kiềm chế Trung Quốc sẽ là thách thức hàng đầu đối với các chính trị gia của thế hệ này. Nhưng bất kỳ chiến lược nào dành để đối phó với Bắc Kinh đều phải bắt đầu bằng việc đánh giá đúng thực tế những điểm mạnh và điểm yếu của Trung quốc.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.