Khi Mỹ rời khỏi Afghanistan, Trung Quốc chuẩn bị cho mối đe dọa bị mất an ninh

Bắc Kinh đối mặt với các mối đe dọa cực đoan đang gia tăng trong khu vực quan trọng của Vành đai và Con đường.

Một quan chức Trung Quốc sửa lại quốc kỳ trước cửa sổ trang trí tại Phòng Tân Cương của Đại sảnh Đường Nhân dân ở Bắc Kinh © Reuters

Nikkei, Ngày 23, Tháng Sáu, năm 2021 . Theo Asia Nikkei.

Trần H Sa lược dịch.

NEW YORK -- Ngay cả khi quan hệ Mỹ-Trung trở nên gay gắt, Bắc Kinh ngày càng lo ngại về khoảng trống an ninh đang nổi lên ở Afghanistan sau khi Mỹ rút quân khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Với thời hạn người Mỹ rút quân đang đến gần hơn, ngày 11 tháng 9, Trung Quốc sẽ không còn có thể dựa vào sự hiện diện của Hoa Kỳ để dập tắt một số mối đe dọa an ninh do Afghanistan gây ra ở biên giới phía tây nam Trung Quốc .

Lisa Curtis, giám đốc chương trình an ninh Ấn Độ- Thái bình dương tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho biết: "Trung Quốc là phía hưởng lợi chính từ sự hiện diện của lực lượng Hoa Kỳ tại Afghanistan, và điều đó sẽ sớm trở nên rõ ràng. Với việc rút hoàn toàn các lực lượng Hoa Kỳ và NATO ra khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ phải tìm cách bảo vệ những quan tâm [chống khủng bố] của chính mình."

Đã có dấu hiệu của tình hình an ninh đang xấu đi. Đại sứ quán Trung Quốc tại Afghanistan tuần trước kêu gọi công dân họ rời khỏi đất nước khi Taliban đã tiến vào hai thủ phủ của hai tỉnh ở phía bắc vào hôm Chủ nhật, thắt chặt kiểm soát xung quanh chính phủ Kabul.

Tháng trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa xuân Oánh (Hua Chunying) đổ lỗi những bạo lực leo thang ở Afghanistan là do thông báo "đột ngột" của Washington về việc rút quân. Tuy nhiên, điều không an toàn là sự lo lắng của Bắc Kinh xung quanh khoảng trống quyền lực ở Afghanistan sau khi Trung Quốc có thể dựa vào việc Mỹ gánh vác gánh nặng an ninh trong khu vực trong gần hai thập kỷ.

Nhiều người lo ngại một sụp đổ lặp lại sự sụp đổ trong những năm 1990 theo sau việc kết thúc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan. Một sự sụp đổ bây giờ có thể gây ra mối đe dọa cho sự ổn định của khu vực, và Trung Quốc đang làm những gì có thể để quản lý giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến lâu dài.

Lợi ích và đầu tư của Trung Quốc vào Trung Á đã tăng lên đáng kể trong những năm kể từ khi Mỹ xâm lược Afghanistan ngay sau ngày 11/9, nhằm ngăn chặn các mối đe dọa của các nhóm khủng bố trong khu vực.

Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan đã chậm lại ở Doha, Qatar, vào tháng 9 năm 2020. © Reuters

Các nhà phân tích nói rằng Bắc Kinh ít nhiều chơi nước đôi về Afghanistan, nhưng khoảng trống do Mỹ để lại có thể đòi hỏi Trung Quốc gia tăng sử dụng cơ bắp ngoại giao và can thiệp nhiều hơn so với thông thường.

Trung Quốc đã dính líu với Taliban cả trực tiếp lẫn thông qua mối quan hệ chặt chẽ của cả hai bên với Pakistan. Cảnh giác với tiềm năng Taliban chứa chấp các nhóm cực đoan chống Trung Quốc, không chắc Bắc Kinh sẽ hoàn toàn thoải mái với Taliban, nhưng lựa chọn thực tế có thể là làm việc cùng nhóm này với hy vọng bảo đảm các thỏa thuận không chứa chấp những kẻ cực đoan như vậy.

Mối quan hệ với Taliban cũng có thể mang lại cho Trung Quốc một ảnh hưởng mở rộng trong khu vực, nơi mà họ đã thiết lập một sự hiện diện lớn thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. Hy vọng cho bất kỳ Sáng kiến Vành đai và Con đường nào hoặc các khoản đầu tư khác vào Afghanistan trong tương lai gần là mỏng manh, nhưng sự bất ổn ở Afghanistan có thể tràn vào các quốc gia xung quanh, những nơi mà Trung Quốc có các dự án đang diễn ra.

Trong tháng này, Trung Quốc, Afghanistan và Pakistan đã gặp nhau cho một cuộc đối thoại ba bên chính thức lần thứ tư, cam kết tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh. Tuyên bố chính thức sau cuộc họp bao gồm việc từ chối "tiêu chuẩn kép" trong chống khủng bố, điều mà Asfandyar Mir - một thành viên nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli của Stanford - cho biết là một cú đánh vào Hoa Kỳ và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo do đã chính thức hủy Đảng Hồi giáo Turkistan (TIP) trong danh sách các tổ chức khủng bố vào tháng 11 năm 2020.

Việc hủy tên TIP trong danh sách các tổ chức khủng bố là một trong những tiến hành chính sách đối ngoại cuối cùng của chính quyền Trump và được coi là một cú đâm mạnh vào Trung Quốc, qua đó trích dẫn mối đe dọa của TIP có một nguồn gốc hợp pháp, đó là các chính sách áp bức của chính quyền Trung Quốc đối với cư dân người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, phía tây Trung Quốc.

Chống khủng bố "là một vấn đề mà chúng ta không nói nhiều trong cặp đôi Mỹ-Trung vào những ngày này, nhưng tôi nghĩ trong vài năm tới, nó sẽ trở thành một vấn đề thực sự," Mir nói.

Trong những năm sau vụ tấn công 11/9, chống khủng bố là một lĩnh vực chính sách mà Mỹ và Trung Quốc liên tục liên kết. Tên gọi ban đầu của Hoa Kỳ dành cho nhóm khũng bố là TIP - sau đó được gọi là Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan - được coi là một động thái hòa giải để đưa người Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố.

Taliban đã chiếm được các huyện và tiến vào hai thủ phủ cấp tỉnh ở miền Bắc Afghanistan trong tuần này. © Reuters

Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự được đặt ra vào thời điểm đó bởi các nhóm Duy Ngô Nhĩ cực đoan là rất ít, Andrew Small, thành viên cao cấp tại Quỹ Marshall của Đức, một nhóm tư vấn ở thủ đô của Hoa Kỳ cho biết.

"Nó vẫn còn rất nhỏ về quy mô, hầu như không tồn tại chút nào. Không phải là một mối đe dọa khủng bố thực sự, bị Trung Quốc thổi phồng, kiểu như để đưa ra quan điểm chính trị," ông nói.

Quan điểm chính trị đó là thúc đẩy các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương, điều mà cộng đồng quốc tế ngày càng chỉ trích trong những năm sau đó.

Trong khi đó, Small cho biết, khi các nhóm như TIP và những nhóm khác bắt đầu sinh sôi nảy nở và đạt được sức mạnh bằng cách hoạt động trong cuộc chiến ở Syria, họ bắt đầu giống với một mối đe dọa hợp pháp. Nhưng các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương đã phá hỏng uy tín của nó trong vấn đề này.

"Không giống như bối cảnh trước đây, trong đó ít nhất Trung Quốc có thể được dự kiến hợp tác với bất kỳ ai khác, ngày nay phạm vi hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề chống khủng bố, trước cách xử lý tình hình Duy Ngô Nhĩ của họ, đã bị cắt nhỏ hoàn toàn," ông nói.

Uy tín của Hoa Kỳ trong khu vực cũng bị giảm sút. Trong một cuộc phỏng vấn với The Associated Press vào tuần này, cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã chỉ trích Mỹ và gọi di sản của nước này là một thảm họa khi nó khiến đất nước bị lôi kéo bởi chủ nghĩa cực đoan nhiều hơn so với khi nó xuất hiện.

Tuy nhiên, chính phủ Afghanistan Karzai đã để lại cho người kế nhiệm ông, Tổng thống Ashraf Ghani, không có hình dạng gì tốt hơn nhiều.

Vào tháng 3, một bức thư bị rò rỉ từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gửi Ghani đã thẳng thừng tuyên bố chính quyền Biden mất niềm tin vào các cuộc đàm phán hòa bình của Ghani với Taliban.

Một người lính Quân đội Quốc gia Afghanistan ngồi trên lưng một chiếc xe quân đội tại một trạm kiểm soát ở ngoại ô Kabul. © Reuters

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Ghani, cùng chủ tịch Hội đồng Hòa giải Quốc gia Cao cấp của Afghanistan, Abdullah Abdullah, sẽ gặp nhau lần đầu tiên vào thứ Sáu để thảo luận về việc rút quân của Hoa Kỳ và sự gia tăng bạo lực hiện nay ở Afghanistan. Trước những thành tựu gần đây của Taliban, Ngũ giác đài tuyên bố rằng thời hạn rút quân hoàn toàn vẫn vững chắc, nhưng "tốc độ" của sự rút đi có thể thay đổi.

Cho dù tốc độ có thể là gì, ngày 11 tháng 9 thì còn chưa đầy ba tháng nữa.

Small nói rằng mặc dù Trung Quốc không bao giờ chào đón sự hiện diện đáng kể của Mỹ ở sân sau của nó, nhưng họ luôn nhận thức được tiềm năng việc rút quân của Mỹ sẽ tạo ra bất ổn. Một kịch bản dường như đang diễn ra vào lúc này.

"Vì vậy, đó chỉ là một bối cảnh khó khăn hơn đối với Trung Quốc trong việc điều hướng chính trị và ngoại giao, về lãnh vực lợi ích an ninh trực tiếp của mình, và về tác động lan rộng đối với khu vực rộng lớn hơn," ông nói.

_ Báo cáo bổ sung của Jack Stone Truitt ở New York.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.