Trung Quốc có thể trả giá nếu các quốc gia tin rằng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Nguồn gốc của virus là một vấn đề của khoa học - nhưng lại là một vấn đề có ý nghĩa chính trị rất lớn.

Nhân viên y tế trang bị thiết bị bảo hộ chuyển bệnh nhân đến bệnh viện Jin Yintan vào ngày 17 tháng 1 năm 2020 tại Vũ Hán, Trung Quốc. (Photo by Getty Images).

Yanzhong Huang, Ngày 4 tháng 6 năm 2021… Theo Washington Post.

Trần H Sa lược dịch.

Vào ngày 9 tháng 2, khi một nhóm của Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng coronavirus mới đã thoát khỏi phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra", rất ít người có thể đoán được giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm sẽ kéo dài được bao lâu hay chỉ trong vài tháng. Tuy nhiên, ngày nay, các chính phủ, các nhà khoa học và các tổ chức tin tức đang coi khả năng rò rỉ từ trong phòng thí nghiệm là hoàn toàn đáng tin cậy - cùng với ý tưởng cạnh tranh rằng virus đã lây truyền một cách tự nhiên qua động vật bị nhiễm bệnh. Ví dụ, vào ngày 26 tháng 5, Tổng thống Biden đã yêu cầu các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đẩy mạnh các nỗ lực điều tra nguồn gốc của virus và đưa ra một báo cáo mà có thể "đưa chúng ta đến gần hơn với một kết luận dứt khoát" về lý thuyết nào là chính xác. Ngay cả tổng giám đốc WHO cũng cho rằng kết luận từ nhóm nghiên cứu của ông có thể đã quá vội vàng, do họ bị hạn chế quyền truy cập vào các cơ sở của Trung Quốc.

Đây là một vấn đề khoa học, nhưng rõ ràng là một vấn đề có ý nghĩa địa chính trị đặc biệt. Nếu bằng chứng chứng tỏ rằng virus đến từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu, và (ví dụ) không đến từ một ngôi chợ bán hàng tươi sống, phát hiện này sẽ gây chú ý trên toàn cầu. Nó cũng có thể dẫn đến mối quan hệ của Trung Quốc với thế giới bên ngoài bị rơi tự do - ngay cả khi các quốc gia chỉ đơn giản tin rằng bằng chứng nghiêng về hướng cho thấy Trung Quốc đang che đậy một sai sót tại một trong những phòng thí nghiệm của họ (vì một bằng chứng không thể chối cải có thể không bao giờ có khi cần đến).

Một sự thay đổi quan điểm như vậy về nguồn gốc của virus sẽ giáng một đòn mạnh vào sức mạnh mềm của Trung Quốc. Nhận thức về khả năng đó giúp giải thích lý do tại sao Trung quốc rất nhạy cảm về chủ đề này. Các quan chức Trung Quốc không chỉ nhiệt tình phủ nhận khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm, họ thậm chí còn làm giảm tầm quan trọng của việc Trung Quốc là nguồn gốc của virus dưới bất kỳ hình thức nào. Họ đã lập luận rằng đại dịch có nhiều điểm xuất phát (bao gồm cả Ấn Độ), bị lây lan qua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, hoặc trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm của quân đội Hoa Kỳ tại Fort Detrick, ở Frederick, bang Maryland. Nếu giả thuyết rò rỉ ở Vũ Hán được coi là đúng, tất cả các tuyên truyền đó sẽ bị vạch trần là dối trá - đặc biệt nếu có sự che đậy.

Cho đến nay, Trung Quốc đã có uy tín trên sân khấu thế giới vì đã ngăn chặn được đại dịch, đặc biệt là so với nhiều nước phương Tây. Nhưng nếu những hành động sai lầm của các nhà khoa học Trung Quốc là nguyên nhân của đại dịch đó, những lời khen ngợi như vậy sẽ nhanh chóng biến mất. Sự tự xưng đất nước mình vượt trội do cách tiếp cận độc đoán của Trung Quốc trong việc xử lý coronavirus sẽ bị cắt giảm nghiêm trọng. (Việc triển khai vắc-xin thành công của Hoa Kỳ đã bắt đầu thay đổi sự cân bằng.) Nếu nó bắt đầu đám cháy, thì Trung Quốc nhận được bao nhiêu tín nhiệm do việc nó dập tắt được đám cháy nhanh hơn các nước láng giềng?

Ngay cả niềm tin vào một sự che đậy mà không có bằng chứng chắc chắn về hành vi sai trái cũng sẽ gây tổn hại, làm nổi bật thông tin sai lệch vốn là thứ đặc hữu của hệ thống độc tài của Trung Quốc, và làm tổn hại danh tiếng của quốc gia này như là một đối tác quốc tế đáng tin cậy. Chắc chắn có những bước cần thực hiện để sửa chữa hình ảnh nhơ nhuốc này của nó. Trung Quốc có thể tăng cường nỗ lực gửi thêm vắc-xin ra nước ngoài; theo một công cụ theo dõi vắc-xin được phát triển bởi công ty Bridge Consulting có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã hiến tặng 22 triệu liều vắc-xin trên toàn thế giới. Nhưng cử chỉ này sẽ có một giai điệu rất khác nếu một phòng thí nghiệm Trung Quốc dường như là nguồn gốc của virus. Các quốc gia có thể coi điều này không phải là lòng vị tha, vì ít nhất Trung Quốc có nghĩa vụ phải làm nhiều hơn nữa.

Nếu Hoa Kỳ được coi là giải quyết được câu đố về nguồn gốc của virus - hoặc thay đổi cán cân bằng chứng - điều đó cũng sẽ có ý nghĩa địa chính trị. Câu trả lời cho câu hỏi này là vô cùng quan trọng đối với hầu hết mọi người trên hành tinh này: Điều gì đã dẫn đến sự xuất hiện của một mầm bệnh trăm năm mới xảy ra một lần, qua đó chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 3,5 triệu người trên toàn thế giới và suy thoái sâu nhất kể từ Thế chiến II ? Cương vị quản lý đại dịch của tổng thống Donald Trump được nhìn thấy một cách rộng rãi là một thất bại trên toàn cầu. Nếu tình báo Mỹ có thể làm sáng tỏ bí ẩn này, ngay sau khi triển khai thành công chương trình vắc-xin của Hoa Kỳ, đó sẽ là một bước khác nữa để thiết lập lại danh tiếng năng lực của nước Mỹ .

Nhưng cũng sẽ có những nhược điểm đáng kể nếu giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm được coi là chính xác - và không chỉ đối với Trung Quốc. Hầu hết các nhà khoa học nuôi dưỡng khả năng tin rằng, nếu rò rỉ xảy ra, nó là do sơ suất cẩu thả và có thể vô ý - ngay cả khi nghiên cứu "tăng chức năng" nhằm khám phá cách virus có thể trở nên lây truyền nhiều hơn, đóng một phần gây ra rò rỉ. Nhưng Trump và những người ủng hộ ông đã nuôi dưỡng các lý thuyết đen tối hơn. ("Có ai đó cố ý làm điều gì hay không?" Trump đã hỏi vào tháng Tư năm ngoái.) Cựu tổng thống hiện đang tuyên bố minh oan và sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" một lần nữa.

Khoa trương lập luận chống châu Á đã phổ biến ở cánh hửu, và nó gần như chắc chắn sẽ trở nên độc hại hơn. Hơn nữa, tâm lý chống Trung Quốc sẽ gây áp lực lên Biden. Đã có một sự đồng thuận lưỡng đảng ngày càng tăng rằng, Trung Quốc tạo thành mối đe dọa trọng tâm đối với trật tự quốc tế tự do. Với những tiết lộ mới về nguồn gốc virus từ phòng thí nghiệm, chính quyền Biden có thể cảm thấy buộc phải áp dụng một cách tiếp cận thậm chí còn nặng nề hơn. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, họ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức hàng đầu của Trung Quốc, tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, hoặc thậm chí tài trợ cho một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để lên án chế độ Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với áp lực trong nước. Đảng Cộng sản duy trì tính hợp pháp của nó một phần vì năng lực nhận thức của nó trong việc điều hành nền kinh tế và các vấn đề khác. Một số công dân Trung Quốc cảm thấy bị lừa dối có thể đặt câu hỏi - nếu giấu giếm, vào lúc đầu - liệu đảng có xứng đáng để cai trị hay không. Để xoa dịu tình trạng bất ổn chớm nở, đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tiếp tục khuấy động chủ nghĩa dân tộc, một loại trụ cột khác cho tính hợp pháp của nó, và miêu tả các cáo buộc chỉ là một âm mưu bẩn thỉu khác của Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ.

Và một chiến lược như vậy có thể hoạt động. Để cho một chiến dịch tuyên truyền thành công, nhiều người ở Trung Quốc đã mua vào lý thuyết rằng đại dịch đã bắt đầu ở bất cứ đâu đó chứ không phải trên đất nước của họ. Một học giả Trung Quốc nói với tôi năm ngoái "Tôi nghi ngờ rằng ở các thành phố nhỏ và nông thôn, 90% người dân tin rằng Hoa Kỳ là điểm khởi đầu của đại dịch". Trong một xã hội mà ở đó việc tiếp cận thông tin vẫn bị hạn chế và bị kiểm soát bởi chính phủ, nhà nước dễ dàng loại bỏ các quan điểm bất lợi. Cũng giống như tình cảm chống Trung Quốc gia tăng ở Hoa Kỳ, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chống Mỹ có thể dâng lên cao nhất so với mọi thời đại ở Trung Quốc.

Kết quả là, Trung Quốc có thể trở lại với những gì mà Richard Nixon đã mô tả vào năm 1967, trong một bài báo ở Foreign Affairs, đó là "sự cô lập tức giận " : Nó có thể tự đóng cửa ở một mức độ thậm chí còn lớn hơn và nhìn bề ngoài, hành động của nó thậm chí còn hiếu chiến hơn". Trong cùng một bài báo, Nixon đặt câu hỏi liệu Hoa Kỳ có đủ khả năng để "đặt Trung Quốc mãi mãi ở bên ngoài gia đình của các quốc gia, ở đó nó nuôi dưỡng những ý nghĩ kỳ quặc, ấp ủ sự căm ghét và đe dọa các nước láng giềng". Với tư cách là tổng thống, Nixon đã tham gia với Trung Quốc, cải thiện tình hình này. Nhưng niềm tin rộng rãi rằng một rò rỉ từ phòng thí nghiệm xảy ra có thể đẩy Trung Quốc trở lại tình trạng bị xa lánh mà Nixon đã mô tả.

Sau một đại dịch kéo dài và tàn khốc như vậy, tất cả chúng ta đều có quyền biết sự thật về nguồn gốc của nó. Nhưng với các đánh cược chính trị quá cao, việc tìm ra sự thật có thể không phải là một diễn biến thuần túy lạc quan. Ít nhất, Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho một hệ quả chính trị không mong đợi, rất lớn.


_ Yanzhong Huang là thành viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và là giáo sư tại Trường Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế của Đại học Seton Hall. Ông là tác giả của "Chính trị độc hại: Khủng hoảng sức khỏe môi trường của Trung Quốc và thách thức của nó đối với Nhà nước Trung Quốc".


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.