Biden liên tục chọc tức Trung Quốc, và Bắc Kinh đang lúng túng đẩy lùi.

Các cáo buộc về hack và các động thái khác của chính quyền Biden đã gây ngạc nhiên và tức giận cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ đang đẩy lùi bằng các hành động trừng phạt và các bài viết đả kích của riêng họ.

Một màn hình hiển thị bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một ngã tư ở Bắc Kinh trong tháng này. Qua sáu tháng nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa tìm ra được một chiến lược hiệu quả để chống lại cách tiếp cận của Mỹ. Credit…Mark Schiefelbein / Associated Press.

Steven Lee Myers và Amy Qin, Ngày 20 tháng 7 năm 2021…Theo The New York Times.

Trần H Sa lược dịch.

Từ quan điểm của Trung Quốc, những cú đánh từ Hoa Kỳ cứ tiếp tục đến. Các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu đối với cuộc đàn áp ở Tân Cương. Một cảnh báo cho các doanh nghiệp quốc tế về khí hậu xấu đi ở Hồng Kông. Từ chối thị thực nhập cảnh cho sinh viên và các nhà nghiên cứu, do bị nghi ngờ có liên quan đến Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Hiện nay Hoa Kỳ đã tập hợp một loạt các quốc gia cáo buộc Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc không chỉ về tội phạm mạng, mà còn cáo buộc họ hack vì lợi nhuận và âm mưu chính trị.

Tràng tấn công đã khiến Bắc Kinh tức giận, nhưng qua sáu tháng nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, lãnh đạo Đảng Cộng sản vẫn chưa tìm thấy một chiến lược hiệu quả để chống lại các động thái của Mỹ.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, ông Biden đã có một cách tiếp cận có chiến lược hơn người tiền nhiệm, tranh thủ các đồng minh tham gia chiến dịch của ông chống lại hành vi của Trung Quốc, theo những cách mà dường như đã khiến các quan chức Bắc Kinh tuyệt vọng. Trung Quốc đã sử dụng bản năng thông thường của mình qua các biện pháp ăn miếng trả miếng, trong khi giận dữ xỉ vả bằng những bài viết chỉ trích và mỉa mai nặng nề.

Mặc dù cả hai bên đã nói rằng họ muốn tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, họ lại đang lao vào một cuộc xung đột ý thức hệ ngày càng tăng mà ít thấy dấu hiệu hạ giảm. Kết quả là mối quan hệ xấu đi, trước sự ngạc nhiên của nhiều người ở Bắc Kinh, rằng sự xấu đi đã vượt hơn cả bốn năm hỗn loạn khi đối phó với Tổng thống Donald J. Trump.

"Hoa Kỳ tuyên bố đã trở lại, nhưng thế giới đã thay đổi," Le Yucheng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với trang tin tức chủ trương dân tộc chủ nghĩa, Guancha.cn, ông ta lặp lại câu khẩu hiệu của chính quyền Biden. "Hoa Kỳ cần nhìn thấy những thay đổi này, thích nghi với chúng, suy ngẫm và sửa chữa những sai lầm của mình trong quá khứ."

Theo quan điểm của Bắc Kinh, ông Biden có cách tiếp cận chiến lược hơn người tiền nhiệm nhiều, tranh thủ các đồng minh tham gia chiến dịch chống lại hành vi của Trung Quốc. Credit…Stefani Reynolds gởi cho The New York Times.

Không rõ liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình, có chính thức báo hiệu một sự thay đổi trong chiến lược chính sách đối ngoại hay không, nhưng đánh giá từ các tuyên bố và hành động công khai trong những tuần gần đây, sự kiên nhẫn của Tập với chính quyền Biden đã mòn mỏi.

Trung Quốc đã trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu áp đặt lên những đàn áp chính trị của Trung Quốc ở Hồng Kông và Tân Cương, bằng các biện pháp trừng phạt của riêng mình. Nó đã kiềm chế việc chào bán công khai của các công ty Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ. Và nó đã đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Biển Đông, và trên biển, trên không xung quanh Đài Loan, để đáp trả chính sách ủng hộ dân chủ của hòn đảo theo bản năng của Mỹ dưới thời ông Biden.

Nhịp độ nhanh chóng của các hoạt động quân sự làm gia tăng cơ hội đối đầu vũ trang - ngay cả khi vô tình. Ngôn ngữ gây bất hòa phát ra từ một số quan chức và truyền thông nhà nước ở Trung Quốc sẽ khiến việc nhượng bộ thậm chí còn khó khăn hơn, trước tâm trạng dân tộc chủ nghĩa ở trong nước Trung quốc.

Ông Tập đã sử dụng một bài phát biểu vào ngày 1 tháng 7 trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc để cảnh báo rằng, bất kỳ ai thách thức chủ quyền của đất nước sẽ "bị bẻ gãy cổ và đổ đầu máu lên Đại Thành thép được xây dựng từ thịt và máu của 1,4 tỷ người dân Trung Quốc".

Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói: "cho đến nay, Chính phủ Trung Quốc nhận ra rất rõ ràng áp lực và những thách thức chưa từng có mà Trung Quốc phải đối mặt trên thế giới."

"Vấn đề là họ biết rằng, thay đổi thì có nghĩa là Trung Quốc phải thay đổi chính sách căn bản của mình, điều mà chắc chắn các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là không thể, hoặc ít nhất là không đáng có", ông nói thêm.

Một công viên ven biển ở Hồng Kông vào tháng 6. Hoa Kỳ đã đưa ra một cảnh báo cho các doanh nghiệp quốc tế về tình hình xấu đi trên lãnh thổ. Credit..Lam Yik Fei gởi cho The New York Times.

Căng thẳng đã gia tăng kể từ khi các nhà ngoại giao hàng đầu của hai bên gặp nhau ở Alaska vào tháng 3. Những cuộc họp đó đã khai mạc bằng một cuộc trao đổi đầy ác ý lạ thường về các vấn đề chia rẽ họ.

Đặc phái viên của ông Biden về biến đổi khí hậu, John Kerry, sau đó có chuyến thăm đến Thượng Hải vào tháng 4, nhưng một tuyên bố chung cam kết giảm khí thải không bao gồm những nỗ lực mới để làm việc cùng nhau. Kể từ đó, việc hợp tác về bất kỳ vấn đề nào đều hiếm thấy. Thay vào đó, đã có những qua lại gần như hàng ngày bằng những tố cáo lẫn nhau.

Sự thù địch trở nên dữ dội đến nỗi ngay cả chuyến thăm của tân thứ trưởng ngoại giao, Wendy R. Sherman, đã trở thành một tranh chấp ngoại giao, với các quan chức ở cả hai bên đấu tranh về việc ai sẽ tham dự ở một cuộc họp nào đó, dự kiến vào tuần tới.

Ông Biden, người đã gặp một đối thủ đáng ngại khác của Mỹ, Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga, vẫn chưa tuyên bố gì trong mặt đối mặt với ông Tập.

Ông Biden và ông Tập, những người đã gặp nhau nhiều lần với tư cách là phó tổng thống / phó chủ tịch của đất nước họ, đã không nói chuyện kể từ cuộc gọi điện thoại kéo dài hai giờ vào tháng 2, trong tháng đầu tiên tổng thống Mỹ tại nhiệm.

Zhao Lijian, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã bác bỏ những cáo buộc mới nhất về cuộc tấn công mạng do Mỹ dẫn đầu là "được núp sau làn khí mỏng manh". Ông nói rằng Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về các cuộc tấn công mạng.

Wu Qiang, một nhà phân tích chính trị độc lập ở Bắc Kinh, cho biết sự nghi ngờ lẫn nhau đang ngăn cản sự trở lại của mối quan hệ ổn định hơn. Ông nói: "Thiếu niềm tin chính trị. Đây là trở ngại lớn nhất."

Ông Tập ở bên trên hình ảnh của Mao Trạch Đông sau bài phát biểu ngày 1/7. Ông Tập cảnh báo rằng bất cứ ai thách thức chủ quyền của Trung Quốc sẽ phải phá vỡ "Bức đại thành thép được xây dựng từ xương và thịt của 1,4 tỷ người Trung Quốc". Credit ..Kevin Frayer/Getty Images.

Ở Bắc Kinh, không có câu hỏi ai đổ lỗi. Quan điểm ở đây cho rằng các động thái của ông Biden phản ánh ý định của Mỹ cắt giảm năng lực kinh tế và quân sự đang phát triển của Trung Quốc. Chiến lược nỗ lực chiêu mộ đồng minh dường như đã gây bực bội một cách đặc biệt.

"Chính quyền của Biden đang cô lập Trung Quốc bằng chiến lược câu lạc bộ đa phương", Yan Xuetong, một chủ nhiệm khoa của viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, viết trong một câu trả lời cho các câu hỏi. "Chiến lược này đã gây ra nhiều khó khăn hơn cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và gây áp lực nhiều hơn lên quan hệ ngoại giao của Trung Quốc so với chiến lược đơn phương của Trump."

Trung Quốc đã coi sự xấu đi của quan hệ, phần nào, là một vấn đề tuyên truyền. Trong các tuyên bố công khai và trên phương tiện truyền thông xã hội, nó đã tìm cách làm mất uy tín của Hoa Kỳ với tư cách như là một trọng tài về hành vi và giá trị quốc tế.

Khi một chung cư bị sụp đổ ở Surfside, Florida., truyền thông nhà nước Trung Quốc đã khích bác cái mà họ gọi là phản ứng "chậm chạp", che đậy những thảm kịch tương tự ở nước Mỹ. Ông Zhao, phát ngôn viên bộ ngoại giao, gần đây đã gọi vụ thảm sát chủng tộc Tulsa năm 1921 là một ví dụ về "diệt chủng" của Hoa Kỳ.

Trong khi tính cách "chiến binh sói" của ông Zhao được xem là tốt trong số những người theo chủ nghĩa dân tộc, những người khác ở Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về một chiến lược hung hăng như vậy.

Tại một hội thảo ở Bắc Kinh tuần trước do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa tổ chức, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh, một số học giả đã rất quan tâm đến hình ảnh toàn cầu của đất nước họ. Ví dụ, một cuộc thăm dò gần đây của Dịch vụ Nghiên cứu Pew, cho thấy phần lớn người dân ở 15 quốc gia lớn có nhận thức tiêu cực về Trung Quốc.

Các thuyền viên đánh cá trên đảo Luzon, một hòn đảo của Philippines, trên bờ Biển Đông, nơi Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động quân sự. Credit…Jes Aznar gởi cho The New York Times.

Chu Yin, giáo sư tại Đại học Quan hệ Quốc tế ở Bắc Kinh, kêu gọi các nhà ngoại giao Trung Quốc linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc kể chuyện đất nước của họ ở nước ngoài.

"Tôi thường nói rằng nhân viên ngoại giao của chúng tôi đã có những bước tiến lớn về kỹ năng ngoại ngữ, nhưng khả năng kể chuyện để tìm thấy sự cảm xúc cộng hưởng từ họ đã có những bước thụt lùi rất lớn," ông Chu nói tại hội thảo. "Bây giờ, hình ảnh quốc gia của Trung Quốc không được tốt đẹp, và điều này có liên quan trực tiếp."

Nhưng cách tiếp cận cứng rắn của Trung Quốc dường như không có khả năng thay đổi sớm. Trong các cơ sở chính trị và ngoại giao của Trung Quốc, có một sự hiểu biết rằng cách tiếp cận cứng rắn này đến từ lãnh đạo hàng đầu.

Ông Tập dường như không nản lòng. Ngay cả trước khi ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông Tập được cho là đã thể hiện lại một chủ đề mà kể từ đó đã xuất hiện thường xuyên hơn trong các cuộc thảo luận công khai. "Phương Đông đang trỗi dậy, trong khi phương Tây đang suy giảm," ông được cho là đã nói với một cuộc họp đảng vào năm ngoái.

Đặng Ngọc Văn, cựu biên tập viên một tờ báo của Đảng Cộng sản hiện đang sống ở Hoa Kỳ, cho biết nhiều người ở Trung Quốc tin rằng năm năm tới sẽ là giai đoạn căng thẳng nhất trong quan hệ từ trước đến nay.

Ông nói, "Quan điểm của Trung Quốc bây giờ là 'Chúng tôi mạnh đến nỗi không có vấn đề gì với chúng tôi khi đối đầu với các bạn. Chúng tôi có thể đối đầu với các bạn miễn là cần thiết.' "


_ Keith Bradsher đã đóng góp báo cáo từ Bắc Kinh và Chris Buckley từ Sydney, Úc. Claire Fu đã đóng góp nghiên cứu.

_ Các tác giả :

** Steven Lee Myers là trưởng văn phòng của The New York Times tại Bắc Kinh. Ông gia nhập The Times năm 1989 và trước đây từng làm phóng viên ở Moscow, Baghdad và Washington.

** Amy Qin là một phóng viên quốc tế về sự giao thoa giữa văn hóa, chính trị và xã hội ở Trung Quốc.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.