Khi yếu đuối là khi thích đe dọa nhất ?

Những rủi ro mà Trung Quốc gây ra đối với an ninh toàn cầu.

“Thống nhất dưới chế độ cộng sản - Chúng ta có thể đánh bại phương Tây”, tranh khắc gỗ do chính phủ Trung Quốc sản xuất...Ảnh của TLS.

Niall Ferguson, 2 tháng 7 năm 2021…Theo TIMES LITERARY SUPPLEMENT.

Trần H Sa lược dịch.

Khi chiến tranh nổ ra, nó thường rõ ràng. Ngay cả khi không có tuyên bố chính thức, hoạt động xâm lược hoặc phá hoại cũng được bắt đầu. Chiến tranh bùng nổ có thể được định trước vào ngày nào, thậm chí là vào giờ nào. Điều này không đúng với một cuộc chiến tranh lạnh. Bây giờ chúng ta nhớ lại bài phát biểu tiên đoán của Winston Churchill tại Fulton, Missouri, vào ngày 5 tháng 3 năm 1946, trong đó ông nói đến một “bức màn sắt” phủ xuống lục địa châu Âu “trải từ Stettin ở Baltic đến Trieste ở Adriatic”. Trên thực tế, Churchill chỉ đơn giản là đặt một cái tên sống động cho những gì đã và đang xảy ra. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, rất ít người Mỹ chia sẻ sự bi quan của ông về ý định của Liên Xô. Bài bình luận của New York Times về bài phát biểu của Churchill ngụ ý rằng, Mỹ phải lựa chọn giữa một liên minh với Khối thịnh vượng chung của Anh hoặc với một Liên Xô, khiến nó có vẻ như là một sự lựa chọn cân bằng đẹp đẽ. Và chỉ vài ngày trước bài phát biểu, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Arthur Vandenberg - người sau này đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập NATO - vẫn sẵn sàng đề nghị với Stalin “một hiệp ước trực tiếp bảo vệ lẫn nhau, dưới bóng Liên hiệp quốc”, và khẳng định ông tin rằng Hoa Kỳ và Liên Xô có thể “chung sống với nhau trong sự hòa hợp hoàn hảo”. Chỉ dần dần với thời gian, phần lớn người Mỹ mới hiểu rõ ràng rằng “chiến tranh lạnh” mà George Orwell đã tiên đoán ngay từ tháng 10 năm 1945 - một “nền hòa bình không có hòa bình” kéo dài vô thời hạn - là điều hiện thực.

Phải chăng bây giờ chúng ta đang ở trong Chiến tranh Lạnh lần thứ hai, với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Liên Xô? Hầu hết các học giả về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc không thích sự tương đồng đó. Nhưng ngay cả Henry Kissinger, người đã khởi đầu công việc tạo dựng mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh cách đây 50 năm vào tháng này, hồi tháng 11 năm 2019, đã thừa nhận rằng hai chính phủ hiện đang “ở trên lưng của một cuộc chiến tranh lạnh”. Ngay cả khi họ thích các thuật ngữ khác (“chiến tranh nguội”, “hòa bình nóng”), ngày càng nhiều nhà bình luận ngầm chấp nhận điều này - nghĩa là họ chấp nhận rằng Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang hành xử theo cách gợi nhớ sự mô tả của Churchill về "các khuynh hướng bành trướng và dụ dổ lôi kéo" của Liên Xô dưới thời Stalin. Không chỉ mọi thứ ở phía đông của Bức màn sắt đều bị đặt dưới sự kiểm soát của Moscow; ở Tây Âu, đệ ngũ quốc tế Cộng sản Âu châu đã hoạt động rất khó khăn, trong khi tham vọng của Stalin cũng đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Trung Quốc. Như Churchill đã nói, Liên Xô không muốn chiến tranh “nóng”. Họ muốn hòa bình nhưng "bành trướng quyền lực và học thuyết của họ vô thời hạn". ( Cọng sản Liên xô là đệ tam quốc tế cọng sản …THS )

Churchillian cảnh báo rằng Trung Quốc có một chiến lược lớn để thống trị thế giới, hiện đang là niềm yêu thích của các chủ báo. Một ví dụ ban đầu và có ảnh hưởng của thể loại này là tác phẩm "The One Hundred Year Marathon: Chiến lược bí mật của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ để trở thành siêu cường toàn cầu" (2015) của Michael Pillsbury thuộc Viện Hudson. Cuốn sách này, cùng với tác phẩm "Tầm nhìn chiến thắng của Trung Quốc" (2019) viết bởi Jonathan T. Ward, đã cung cấp cho chính quyền Donald J. Trump một lý do thuyết phục hơn cho chính sách mới, và mang tính chiến đấu với Trung Quốc hơn, so với chủ nghĩa bảo hộ kỳ quặc của Tổng thống Trump. Đóng góp mới nhất của cánh hữu Mỹ đến từ Dan Blumenthal của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, người đã lập luận trong "Cơn ác mộng Trung Quốc: Tham vọng lớn của một quốc gia đang suy tàn" (American Enterprise Institute; bìa mềm, £ 14,95); viết rằng “một trật tự thế giới của Trung Quốc sẽ trông… giống như Trung Cộng” - “ độc ác ”,“ hà khắc ” và “dựa vào các công cụ kiểm soát, cưỡng bức và đàn áp xã hội ”.

Có lẽ điều đáng chú ý nhất của những lập luận như vậy là - ở thời điểm mà sự phân cực đảng phái là điểm đặc trưng cho hầu hết mọi khía cạnh của đời sống Hoa Kỳ - những lập luận đó có khả năng được đưa ra bởi đảng Dân chủ cũng như bởi đảng Cộng hòa. Cuốn sách mới của Rush Doshi "Trò chơi lâu dài: Đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ" (Nhà xuất bản Đại học Oxford, £ 21,99), bắt đầu với những mệnh đề rằng Trung Quốc “hiện đang đặt ra một thách thức không giống như bất kỳ thách thức nào mà Hoa Kỳ từng đối mặt” và rằng “mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là thay thế trật tự của Hoa Kỳ trên toàn cầu… để trở thành quốc gia thống trị thế giới vào năm 2049 ”. Trong số tất cả những cuốn sách xuất hiện về chủ đề này vào năm nay (2021), đây sẽ là cuốn sách nên được đọc kỹ lưỡng nhất, vì Doshi hiện là giám đốc phụ trách Trung Quốc trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden, và là người đở đầu cho “Sa hoàng châu Á” của Biden, Kurt Campbell.

Bản chất thách thức của Trung Quốc là gì? Rõ ràng, nó hoàn toàn khác ở một số khía cạnh so với thách thức của Liên Xô vào cuối những năm 1940. Stalin tin tưởng vào việc áp đặt quyền kiểm soát của Liên Xô đối với các nước láng giềng bằng cách thành lập các chế độ bù nhìn và ủng hộ họ bằng Hồng quân. Như Doshi lưu ý, đó không phải là phong cách của Trung Cọng. Rất lâu trước khi ông Tập lên nắm quyền, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc - kinh hoàng trước “bộ ba hàng đầu” gồm Quảng trường Thiên An Môn, Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, và sự sụp đổ của Liên Xô - đã bày tỏ ý muốn chỉ “làm mòn” các mũi nhọn ở quyền bá chủ của Mỹ. Đây là điểm thực sự trong châm ngôn "Thao quang Dưỡng hối" của Đặng Tiểu Bình (Tao Guang Yang Hui = “ẩn mình và chờ thời”). Trung Quốc đầu tư vào các loại vũ khí “ngọn giáo sát thủ” (shashoujian) phi đối xứng như tàu ngầm, mìn và tên lửa. Nó đã tìm cách gia nhập và đồng thời làm suy yếu các tổ chức khu vực, đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Và nó đã cố gắng theo đuổi hội nhập kinh tế của riêng nó vào với trật tự thương mại toàn cầu do Hoa Kỳ lãnh đạo, với đỉnh cao là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.

Giai đoạn hai diễn ra khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ năm 2008–2009, Trung Cọng có vẻ tạo cơ hội xây dựng các hình thức ảnh hưởng mới - “Tích cực hoàn thành điều gì đó”, cụm từ của Hồ cẩm Đào. Hải quân Trung Quốc thủ đắc các tàu nổi trên mặt biển, khả năng đổ bộ và các căn cứ ở nước ngoài. Trung Quốc đã tạo ra các tổ chức quốc tế mới, đặc biệt là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á. Và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Tập bắt đầu phóng chiếu các nguồn lực, sức mạnh mềm và tuyên truyền của Trung Quốc ra bên ngoài Đông Á.

Gần đây nhất, Doshi lập luận trong cuốn sách mới của ông, trong bối cảnh "những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ" (như Brexit, cuộc bầu cử của Trump và đại dịch Covid-19), giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt tay vào việc mở rộng toàn cầu một cách công khai, “tiến gần hơn đến vũ đài trung tâm của thế giới”, như ông Tập đã nêu trong bài phát biểu trước Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017. Điều này dễ nhận thấy một cách đáng ngạc nhiên nhất trong phong cách “chiến binh sói” hung hăn của ngoại giao Trung Quốc, nhưng những thay đổi thực chất bao gồm nỗ lực tạo ra một “quân đội đẳng cấp thế giới”, cố gắng nắm quyền kiểm soát các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn quốc tế (như Liên minh Viễn thông Quốc tế), đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ của “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” ( ví dụ như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử) và biến BRI trở thành một chương trình toàn cầu, thực sự có thể so sánh với tinh thần trong chiến lược nội chiến của Mao là “lấy nông thôn bao vây thành thị”. Không giống như nhiều người phương Tây khác viết về chiến lược của Trung Quốc, Doshi dựa trên kiến ​​thức sâu sắc từ các cuộc thảo luận nội bộ và công khai rộng lớn của Trung Cọng. (Kiến thức như vậy không dễ dàng thủ đắc được . Nhà Hán học đã quá cố người Bỉ, Simon Leys từng ví việc đọc các bài phát biểu và chủ trương của Đảng giống như việc “nhồi nhét mùn cưa vào chiếc thùng”.) Nhưng Doshi có đúng không? Hay là lập luận của ông ấy chỉ là một phiên bản loại nhất của Pillsbury, Ward và Blumenthal rồi được nghiên cứu sâu hơn và mang tính học thuật hơn ?

Một tiếng nói phản đối quan trọng là nhà sử học Odd Arne Westad thuộc đại học Yale, người thừa nhận xu hướng bành trướng của Trung Quốc từ Tây Tạng đến Hồng Kông đến Biển Đông, nhưng nhận xét “ít có bằng chứng cho thấy chế độ này ra tay phá hủy hệ thống quốc tế được thiết kế và vẫn còn bị chi phối bởi quyền lực phương Tây”. Đồng nghiệp của tôi tại Viện Hoover, Elizabeth Economy, gần đây đã lập luận trên tờ Foreign Affairs (ngày 28 tháng 5 năm 2021) rằng, trên thực tế Trung Quốc yếu hơn nhiều so với vẻ bề ngoài của nó, chi cho an ninh trong nước nhiều hơn chi cho Quân đội Giải phóng Nhân dân với số tiền là 30 tỷ đô la, cái giá phải trả cho một dân số ngày càng bất bình đẳng và hay nổi khùng dưới sự kiểm soát của Đảng. (Nói đến việc mô tả đáng kinh ngạc về sự bất bình đẳng của Trung Quốc ngày nay, không thể bỏ qua tác phẩm "Trung Quốc vô hình : Sự phân chia thành thị và nông thôn đe dọa sự trỗi dậy của Trung Quốc như thế nào" của Scott Rozelle và Natalie Hell - University of Chicago Press; 22 bảng Anh ). Và Minxin Pei của Claremont McKenna lưu ý trong một chuyên mục cho Bloomberg (ngày 27 tháng 5 năm 2021) rằng, xét về sự giàu có và khả năng quân sự (đặc biệt là hạt nhân), Trung Quốc vẫn kém xa Mỹ. Theo quan điểm của ông, “những điểm yếu nội tại đa dạng, một loạt vấn đề từ sự suy giảm nhân khẩu học nhanh chóng đến bất ổn xã hội, căng thẳng sắc tộc và hệ thống nhà nước-tư bản kém hiệu quả… sẽ hạn chế sự phát triển sức mạnh của Trung Quốc”.

Trung Quốc cũng bị cô lập về mặt ngoại giao, và sự cô lập đã gia tăng nhiều hơn do hậu quả của việc xử lý sai một cách vụng về đối với sự bùng phát ban đầu của dịch Covid-19 cũng như những nỗ lực sau đó, thường ầm ỉ phủ nhận trách nhiệm của họ, và che lấp những gì thực sự đã xảy ra ở Vũ Hán. Đó là dấu hiệu của những thời điểm mà một nhà báo kỳ cựu người Anh, Ian Williams, đã để lại trong cuốn sách mới của ông "Every Breath You Take: Chế độ chuyên chế mới của Trung Quốc" (Birlinn; bìa mềm, £ 16,99), đã mô tả đất nước này dưới thời ông Tập là “một cường quốc hung hăng và bành trướng, không chỉ đàn áp người dân của mình mà còn là mối đe dọa lớn nhất đối với các nền dân chủ phương Tây, các đồng minh cùng chí hướng của họ, và các giá trị dân chủ nói chung ”. Luke Patey, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, lập luận trong "Trung Quốc thua cuộc như thế nào : Cú đẩy lùi chống lại tham vọng toàn cầu của Trung Quốc" (Nhà xuất bản Đại học Oxford; £ 22,99) rằng, đó chính xác là loại tình cảm, không chỉ ở Anh mà còn ở cả châu Âu, điều đó sẽ khiến Trung Quốc mất khả năng tranh giành quyền lực trên thế giới - “không phải vì nước này thiếu sức mạnh toàn cầu… mà vì hành động và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc gây ra… sự đẩy lùi trên toàn thế giới”. Nghiên cứu đáng tin cậy của Eyck Freymann về BRI, "Một vành đai, một con đường: Quyền lực Trung Quốc tiếp cận thế giới" (Nhà xuất bản Đại học Harvard; 48,95 bảng Anh), cho thấy sự bày binh bố trận một cách hổn tạp các dự án được quấn trong rất nhiều tuyên truyền, đôi khi bị mất tiền, đôi khi bị mất bạn bè một cách nhanh chóng, như nó mang lại lợi ích cho phía nhận tài trợ, mặc dù Freymann vẫn cho rằng nó “đại diện cho một mô hình hoạt động cho một khối địa chính trị trong tương lai do Trung Quốc lãnh đạo, được cấu trúc theo đường lối của một hệ thống triều cống tân thời”.

Lập luận rằng CHND Trung Hoa là một con hổ giấy là rất hấp dẫn. Sẽ thật tiện lợi biết bao nếu thách thức của Trung Quốc bị biến mất một cách đơn giản trong sự sụp đổ đột ngột của nhà nước đế chế độc đảng. Trong cuốn sách "Cuộc đảo chính Trung Quốc: Bước nhảy vọt tới tự do" (Nhà xuất bản Đại học California; 18,99 bảng Anh), nhà cựu ngoại giao người Anh Roger Garside đã tưởng tượng ra một phiên bản khủng hoảng nội bộ như Liên Xô năm 1991, khi Lý Khắc Cường hợp lực với Vương Kỳ Sơn lật đổ ông Tập để phản ứng với một cuộc khủng hoảng được gây ra bởi các lệnh trừng phạt tài chính của Hoa Kỳ. Ô, điều đó không nằm ngoài giới hạn khả năng xảy ra, và sẽ là một học giả khờ khạo nếu không học hỏi được từ sự sụp đổ thình lình của Liên Xô. Mặt khác, Gordon Chang đã xuất bản "Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc vào năm 2001". Một bản tóm tắt tất cả các bài báo dự đoán sự sụp đổ của Trung Quốc đã qua hai mươi năm sẽ là một dự báo không may mắn.

Cách duy nhất để dung hòa hai lập trường rõ ràng là trái ngược nhau - “Trung Quốc là một mối đe dọa” và “Trung Quốc suy yếu” - là lập luận của Blumenthal rằng “những điểm yếu bên trong ngày càng tăng của Trung Quốc” trên thực tế là “sự thúc đẩy hướng tới các tham vọng chiến lược lớn của họ”. CHND Trung Hoa vừa là “thù địch lẫn không ổn định”. “Thất vọng” với các vấn đề nội bộ “dẫn đến việc tấn công bất ngờ”. Điều này cũng không phải là một lập luận bị bác bỏ một cách nhẹ nhàng. Các cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu không phải vì các cường quốc đang trỗi dậy - Đức, sau này là Nhật Bản - cảm thấy tự tin, mà vì họ cảm thấy bất an và thấy thời gian cho cơ hội chiến lược của mình đang bị đóng lại. Một năm trước, trên National Interest (ngày 11 tháng 6 năm 2020), Graham Allison, tác giả của cuốn sách có ảnh hưởng cực kỳ lớn "Destined for War" (2017) , đã đưa ra sự tương đồng giữa các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ áp đặt lên Nhật Bản trước trận Trân Châu Cảng, và các biện pháp hiện tại trực tiếp chống lại Trung Quốc - không tính các biện pháp áp dụng thuế quan quá nhiều như của Trump nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei.

Trung Quốc chi nhiều tiền cho các sản phẩm bán dẫn nhập khẩu y như nó nhập khẩu dầu, và Mỹ kiểm soát các điểm tắc nghẽn quan trọng của ngành công nghiệp chip, bao gồm thiết bị sản xuất chất bán dẫn và quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc không thể thiết kế chip tiên tiến mà không sử dụng phần mềm tự động hóa sự thiết kế bằng điện tử của Mỹ. Nó không thể sản xuất chúng nếu không có máy in thạch bản bằng tia cực tím do công ty ASML của Hà Lan sản xuất. Và không có sản phẩm bán dẫn nào do Trung Quốc sản xuất có thể sánh ngang với chip 5 nanomet do TSMC của Đài Loan sản xuất (1 nanomet bằng một phần tỉ mét ). Như một chính trị gia kỳ cựu người Mỹ đã nói vào năm ngoái: “Trung Quốc sẽ ăn bữa trưa của chúng ta? Cố lên nào anh bạn. Ý tôi là, bạn biết đấy, họ không phải là những người xấu, các bạn. Nhưng hãy đoán xem? Họ không phải là đối thủ của chúng ta ”.

Joe Biden (đối với chính ông ta) đã rất vội vã thay đổi giai điệu của mình khi được giải thích với ông ta rằng, nếu ông muốn đắc cử tổng thống, ông phải hiếu chiến hơn Trump về Trung Quốc, chứ không phải ít hơn. Có thể nói rằng sự thay đổi trong tình cảm của dân chúng mà chính Trump xúc tiến đã buộc Biden quay lại 180 độ, nhưng sẽ chính xác hơn nếu nói rằng Biden gia nhập đảng chống Trung Quốc chỉ muộn một chút. Các thành viên khác trong chính quyền của Barack Obama hiện đang phục vụ dưới trướng Tổng thống mới Biden - không chỉ Kurt Campbell mà còn cả Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan - đều đã thay đổi quan điểm về Trung Quốc trước chiến dịch bầu cử năm 2020. Bây giờ phòng tuyến đã được thiết lập vững chắc. Như ông Biden nói với các phóng viên hồi tháng 3, Trung Quốc sẽ không thể trở thành “quốc gia hàng đầu thế giới, quốc gia giàu có nhất thế giới và quốc gia quyền lực nhất thế giới”.

Tuyên bố như vậy là một việc; việc khác là xây dựng một chính sách nhất quán có khả năng ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc với cái giá có thể chấp nhận được về mặt chính trị. Chính xác thì các lựa chọn chiến lược của Mỹ là gì, giả sử CHND Trung Hoa không ở trên đà sụp đổ ? Vẫn có những người (chẳng hạn như Robert Zoellick hoặc Henry Paulson) tin rằng tinh thần trước đây dựa trên “đối thoại chiến lược” và “ngoại giao đôi bên cùng có lợi” có thể được hồi sinh bằng cách nào đó (xem TLS, ngày 29 tháng 1 năm 2021), nhưng chúng đang dần bị suy giảm ở Washington, nếu không phải ở Phố Wall. Sau đó, có những người, chẳng hạn như Peter Beinart (xem trang Atlantic, ngày 16 tháng 9 năm 2018) và Stephen Wertheim (xem trang Foreign Affairs, tháng 3 / tháng 4 năm 2020), những người dường như sẵn sàng chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc theo một số thể thức "bánh ít trao đi bánh mì lấy lại"; rằng sẽ, trong số những thứ khác nhận được, là từ bỏ Đài Loan cho Bắc Kinh, thừa nhận sự ngang bằng nếu không muốn nói là ưu thế đối với Trung Quốc trong khu vực “Ấn Độ - Thái Bình Dương” mới được đổi tên gần đây. Như trong những năm 1930, sự xoa dịu thường được coi là chiến lược của những người theo chủ nghĩa hiện thực. Theo lời của Richard Hanania thuộc Đại học Columbia (xem Các ưu tiên quốc phòng, tháng 5 năm 2021), bất kỳ nỗ lực nào của Hoa Kỳ nhằm chống lại sự đi lên của Trung Quốc “sẽ thất bại và làm tăng khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh đầy tai biến”. Những lập luận như vậy không được nhiều người yêu thích ở Tòa Bạch Ốc của Biden.

Thích hợp hơn nhiều đối với chính quyền là các lập luận kinh tế phù hợp với chương trình nghị sự trong nước của họ. Trong "The Great Decoupling: Trung Quốc, Mỹ và cuộc đấu tranh giành vị trí tối cao về công nghệ" (Hurst; £ 25) Nigel Inkster - một cựu chiến binh tình báo Anh hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - lưu ý rằng sự khác biệt lớn nhất giữa Chiến tranh Lạnh và hiện tại, là mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, điều mà thuế quan của Trump được dự đoán không thể giảm bớt. Như Inkster lưu ý, một sự tương đồng tốt hơn có thể là như Vương quốc Anh và Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nếu vậy, tự bản thân thương mại và đầu tư song phương ở mức độ cao không thể ngăn chặn xung đột; quá trình tách rời đang được tiến hành và có thể dễ dàng tăng tốc trong một cuộc khủng hoảng (xem các biện pháp của chính quyền Trump nhằm vào Huawei).

Hệ quả của việc tách rời là khôi phục lại cơ sở sản xuất của Hoa Kỳ vốn đã bị xói mòn nhanh chóng trong kỷ nguyên mà tôi và Moritz Schularick gọi là “Chimerica” (khối liên kết Trung Mỹ). Trong "Thế giới đảo lộn : Mỹ, Trung Quốc và cuộc đấu tranh giành vị trí lãnh đạo toàn cầu" (Nhà xuất bản Đại học Yale; £ 25) Clyde Prestowitz đề xuất một danh sách dài các biện pháp và thể chế mới, được thiết kế để khôi phục sự độc lập của Hoa Kỳ về kinh tế và chiếm ưu thế : một trách nhiệm tiếp cận thị trường đối với tất cả các khoản đầu tư từ nước ngoài; một Chương trình Trẻ hóa Hoa Kỳ; một Hội đồng Kinh tế và An ninh Quốc gia được sáp nhập; Cục Năng lực cạnh tranh; một đối thủ với Huawei được nhà nước bảo trợ ; một hội đồng hoặc cơ quan phát triển quốc gia. Đôi khi các mô hình là từ quá khứ của Mỹ (ví dụ: Woodrow Wilson sáng tạo Tổng công ty Phát thanh Hoa Kỳ để cạnh tranh với công ty con American Marconi của Anh, hoặc Đạo luật Giáo dục Quốc phòng năm 1958); đôi khi chúng có xuất xứ từ châu Âu (chẳng hạn như đề xuất tái cấu hình các công ty đa quốc gia của Mỹ thành công ty cổ phần theo kiểu Đức với lao động có tổ chức đại diện trong các ban giám sát). Độc giả suy ngẫm xem làm thế nào mà bất kỳ điều gì trong số này có thể thực sự ngăn cản Trung Quốc xâm lược Đài Loan.

Sự khác biệt lớn giữa chiến lược Trung Quốc của Biden và chiến lược Trung Quốc của Trump dường như là về mặt ngoại giao chứ không phải là kinh tế. Như Campbell và Doshi tranh luận ngay trước lễ nhậm chức của Biden (Bộ Ngoại giao, ngày 12 tháng 1 năm 2021), “để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc… Washington sẽ phải làm việc với những nước khác”. Tuy nhiên, thay vì thành lập một liên minh lớn tập trung vào mọi vấn đề, Hoa Kỳ nên theo đuổi các cơ quan riêng biệt hoặc đặc biệt tập trung vào các vấn đề riêng lẻ, chẳng hạn như D-10 do Vương quốc Anh đề xuất (các nền dân chủ G-7 cộng với Úc, Ấn Độ, và Hàn Quốc) hoặc… cái gọi là Quad hiện bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Doshi tin rằng Mỹ và các đồng minh của họ nên áp dụng các phương pháp ngăn chặn và xây dựng của Trung Quốc, ví dụ sao chép cách tiếp cận "chống tiếp cận / khắc chế khu vực" của Trung Quốc để phòng thủ. Câu hỏi đặt ra là những cách tiếp cận này có thể tạo ra thứ gì đó nhỏ tới mức nào, có hiệu quả như NATO trong Chiến tranh Lạnh hay không. Châu Á không phải là Châu Âu và Thái Bình Dương không phải là Đại Tây Dương. Trung Quốc rộng lớn hơn nhiều ở Đông Á so với Liên Xô ở Tây Âu, và San Francisco cách xa Đài Bắc gấp đôi New York cách Paris. Một quan chức Hàn Quốc gần đây đã so sánh sự cần thiết phải chọn phe trong tranh chấp Mỹ-Trung với việc “hỏi một đứa trẻ xem liệu con thích bố hay mẹ”.

Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất có cuộc khủng hoảng Berlin, cuộc khủng hoảng Cuba, cuộc khủng hoảng Trung Đông. Chiến tranh Lạnh lần thứ hai có khả năng cuốn tất cả những điều này vào một cuộc khủng hoảng Đài Loan duy nhất. Hòn đảo này có ý nghĩa biểu tượng của thủ đô nước Đức, sự nhạy cảm về địa lý của đảo Caribe, và trung tâm kinh tế của Vịnh Ba Tư. Không ai có thể có bất kỳ nghi ngờ gì về việc chấm dứt quyền tự chủ và dân chủ trên thực tế của Đài Loan là mục tiêu cuối cùng của ông Tập, cũng như chẳng nghi ngờ gì về việc Trung Quốc đã và đang lên gân cho lực lượng không quân và hải quân của mình một cách đe dọa trong năm qua. Oriana Skylar Mastro, Elbridge Colby và Jim Mitre, Philip Zelikow và Robert Blackwill : danh sách các chuyên gia cảnh báo về một cuộc chiến tranh ở Đài Loan ngày càng dài hơn vào mỗi tháng. Con số tranh cãi (với Patrick Porter và Michael Mazar; xem báo cáo của họ cho Viện Lowy, ngày 20 tháng 5 năm 2021) rằng thu vốn không đủ bù chi cho cả hai bên thì nhỏ hơn nhiều. Chính trong bối cảnh đó, cuốn tiểu thuyết 2034 (Penguin; 27 đô la) của Elliot Ackerman và James Stavridis rất đáng đọc. Stavridis tưởng tượng cuộc bao vây bất ngờ của hải quân Trung Quốc đối với Đài Loan là một trong những bước mở đầu của Thế chiến III. Mỹ chịu tổn thất hải quân nặng nề trong cuộc đấu tranh giành hàng hải ngay sau đó, đến nỗi họ được định hướng tấn công Trạm Giang (thuộc tỉnh Quảng Đông) bằng một tên lửa hạt nhân, dẫn đến việc San Diego và Galveston bị xóa sổ. “Đối với việc Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực,” Westad lập luận, “sẽ giống như việc muốn bay và nhảy khỏi một vách đá để chứng minh rằng việc đó có thể làm được : cuộc chiến sau đó sẽ là thảm họa cho Trung Quốc và thế giới”. Nhưng Norman Angell cũng đưa ra những lập luận tương tự về bản chất viển vông ở hành động xâm lược của Đức, chỉ 5 năm trước năm 1914.

Vấn đề, như Hal Brands đã chỉ ra gần đây (trên Bloomberg, ngày 7 tháng 6 năm 2021), rằng năm 2034 có thể là một ngày xa vời không thực tế cho một cuộc đọ sức Trung - Mỹ. Một ngày hợp lý hơn, xét về cán cân lực lượng tương đối, có thể là năm 2025. Nhà đầu tư công nghệ Peter Thiel đã gợi ý rằng một động thái của Trung Quốc đối với Đài Loan có thể đến sớm nhất là vào năm sau, sau Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh (giống như Nga xâm lược Ukraine sau Thế vận hội 2014 ở Sochi). Không phải là Mỹ thiếu nguồn tài chính để ngăn cản Trung Quốc tránh khỏi mạo hiểm một cuộc xâm lược xuyên eo biển (hoặc thậm chí ít rủi ro hơn là chiếm giữ các hòn đảo xa xôi như Kim Môn và Mã tổ). Như Michael Beckley đã chỉ ra; (xem Foreign Affairs, ngày 12 tháng 6 năm 2021) còn nhiều thứ gây rủi ro hơn là rằng, Lầu Năm Góc đang chi tiền cho những thứ sai lầm - tàu chiến lớn và máy bay chiến đấu tầm ngắn hoạt động từ các căn cứ lộ thiên, thay vì "bãi mìn" công nghệ cao gồm các bệ phóng tên lửa, máy bay không người lái có vũ trang và các cảm biến được định vị trước.

Khi Churchill miêu tả thế giới bị chia cắt bởi một bức màn sắt, đó là để bán cho người Mỹ ý tưởng về một “mối quan hệ đặc biệt” giữa Hoa Kỳ với Khối thịnh vượng chung và Đế chế Anh. Số còn lại ít ỏi này của liên minh thời chiến mà đã đánh bại các cường quốc phe Trục sẽ cung cấp cho Liên hiệp quốc mới "những cột mốc hòa bình" cần thiết để ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô. Thay vào đó, những gì nổi lên, khi Đế chế được gở rối và Tây Âu phục hồi, là một liên minh xuyên Đại Tây Dương. Nhưng NATO đã thực hiện được nhiều công việc như Churchill đã dự định, ngay cả khi George Kennan gọi công việc đó là “ngăn chặn”.

Theo những cách khác nhau, nhiều học giả, nhà báo và nhà ngoại giao khao khát trở thành Kennan của Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Tuy nhiên, không có cuốn sách nào được đánh giá ở đây đạt được sự rõ ràng như trong bài báo của Kennan “Nguồn ứng xử của Liên Xô”, được xuất bản trên Foreign Affairs một năm sau bài phát biểu Bức màn sắt của Churchill. Nó cần được đọc lại ngày hôm nay. Kennan đặt câu hỏi: “Ai có thể nói với sự bảo đảm rằng ánh sáng mạnh mẽ vẫn được Điện Kremlin chiếu vào những người bất mãn ở thế giới phương Tây, không phải là ánh sáng rực rỡ mạnh mẽ của một chòm sao đang suy tàn? … Khả năng vẫn còn… sức mạnh của Liên Xô… mang trong mình nó những hạt giống của sự thối rữa từ chính nó, và sự nảy mầm của những hạt giống thối rữa này thì phát triển rất nhanh”. Một số người có thể đặt câu hỏi tương tự về Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, Kennan đã 43 tuổi khi viết những lời đó và 87 tuổi khi Liên Xô cuối cùng bị giải thể vào tháng 12 năm 1991.

Cũng như không ai có thể chắc chắn khi nào một cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu, cũng như không thể chắc chắn về thời gian của một cuộc chiến tranh như vậy. Chỉ vì Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất kéo dài khoảng bốn mươi năm nên không có gì bảo đảm rằng Chiến tranh Lạnh lần thứ hai cũng sẽ đúng như vậy. Những người hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ngày nay phải hy vọng vào điều tốt nhất nhưng phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Nó thực sự có thể là một trò chơi dài.


_ Niall Campbell Ferguson là một nhà sử học người Anh và là nhà bình luận chính trị bảo thủ. Ông là một nghiên cứu viên cao cấp tại College Jesus, Oxford và là giáo sư thỉnh giảng tại New College of the Humanities. Ông cũng là một viên chức cao cấp tại Học viện Hoover, Đại học Stanford. Trước Stanford, ông là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Harvard. Cuốn sách mới nhất của Niall Ferguson là "Số phận bất hạnh : chính trị của thảm họa, 2021".


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.