Lancet, Trung Quốc và nguồn gốc của coronavirus
Ngày 27 tháng 7 năm 2021,… Theo The Spectator.
Trần H Sa lược dịch.
Ngay từ số đầu tiên ra mắt vào năm 1823, Lancet không chỉ là một tạp chí y khoa thông thường. Biên tập viên sáng lập của nó, là một phẫu thuật viên chứng khó tiêu và là nhân viên điều tra, Thomas Wakley, đã cố tình đặt tên cho tạp chí là một con dao mổ sắc bén, có thể cắt bỏ các mô bệnh tật vô dụng : ông sử dụng nó như một tổ chức vận động, đẩy lùi sự bất công, đẩy lùi ý tưởng xấu và hành vi xấu .
Điều khiến Wakley bận tâm nhất là cơ sở thành lập. Trường Cao đẳng Phẫu thuật Hoàng gia không chỉ ít quan tâm đến những kẻ lang băm và những người bán thuốc dỗm, mà các thành viên của nó còn tham gia vào tệ nạn tham nhũng và thói gia đình trị, đoan chắc rằng những ai có quan hệ tốt với họ sẽ có được những vị trí tốt nhất, và làm đầy túi họ bằng tiền giảng dạy. Wakley đã viết vào năm 1838 về 'những kẻ độc tài và lang băm có đầu óc ngốc nghếch, hám lợi', những người đã giành được những đặc quyền mà lẽ ra phải là do phẩm chất xứng đáng. Hệ thống này là 'con sâu ăn vào trái tim của cơ quan y tế'.
Thời gian khác nhau, sâu bọ khác nhau. Báo Lancet vẫn diễn ra mạnh mẽ, nhưng nó tồn tại trong một hệ thống rất khác so với các tạp chí học thuật hồi thế kỷ 19. Nó chắc chắn có lập trường cấp tiến mạnh mẽ liên quan đến chính trị, với các bài xã luận thường xuyên mắng nhiếc chống lại chính phủ về việc xử lý hàng ngày đối với chăm sóc sức khỏe và các vấn đề liên quan. Nhưng liên quan đến y học, mọi thứ hoàn toàn khác : tạp chí giờ đây là một phần của một hệ thống, vướng theo tất cả các vấn đề phát sinh của hệ thống đó. Cơ sở thành lập tạp chí đó, là Lancet. Và bởi vì Lancet có phạm vi tiếp cận đáng kể và nét văn hóa đặc sắc mạnh mẽ như vậy, nên khi nó mắc lỗi, nó thực sự gây ra vấn đề có tầm quan trọng.
Hãy xem những tiết lộ gần đây của Jeremy Farrar, đứng đầu Wellcome Trust, người đã nói trong cuốn sách về đại dịch bùng nổ Spike của mình rằng, vào tháng 1 năm 2020, ông đã thúc giục Tổng biên tập Lancet, Richard Horton, đẩy nhanh việc xuất bản một bài báo, có thể cung cấp cho thế giới bằng chứng đầu tiên cho thấy coronavirus mới có thể lây lan giữa người với người. Ông đã bị cảnh cáo bởi một trong những đồng nghiệp thẩm định bài báo, người mà cũng lo lắng những phát hiện như của Farrar được công bố rộng rãi. Không thể giải thích được vì sao Horton đã không trả lời, và phải mất hơn một tuần bài báo mới xuất hiện : có lẽ anh ta đã quá bận rộn với việc viết tweet, như anh ta đã làm trong tuần đó, về 'khả năng lây truyền vừa phải và khả năng gây bệnh tương đối thấp' của virus, thúc giục các phương tiện truyền thông không làm dấy lên nỗi sợ hãi về một 'virus giết người' được viết trong dấu ngoặc kép (anh ta đã thay đổi giai điệu của mình tương đối sớm sau đó, vì nhận ra rằng SARS-CoV-2 thực sự là một kẻ giết người).
Yêu cầu của Farrar là một yêu cầu bất thường, chắc chắn như vậy : các tạp chí thường không có cơ chế công khai một bài báo chưa được đồng nghiệp đánh giá. Nhưng điều đó chứng tỏ, đây là một thông tin quan trọng gây kinh ngạc. Các quy tắc có thể đã bị bẻ cong phần nào cho một tình huống bất thường như vậy.
Bài báo của Horton khiến không thể nghi ngờ gì về vai trò của Lancet như là cơ quan ngôn luận của cơ sở y tế, hoặc như trong tháng Hai năm ngoái, khi nó công bố một bức thư của một nhóm, được tổ chức bởi nhà động vật học Peter Daszak, viết về nguồn gốc của coronavirus SARS-CoV 2. Bức thư cũng 'lên án mạnh mẽ các thuyết âm mưu' cho rằng vi rút không có nguồn gốc tự nhiên, bức thư bày tỏ 'tình đoàn kết' với tất cả các nhà khoa học và nhân viên y tế ở Trung Quốc, kết thúc bằng một số câu nói kỳ quặc từ thời Liên Xô: 'Sát cánh cùng đồng nghiệp của chúng ta trên tiền tuyến! Chúng ta nói cùng một giọng nói. '
Bức thư không tiết lộ bản thân Daszak có liên quan đến nghiên cứu virus học tại Viện virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm ở viện này là trung tâm của suy đoán 'rò rỉ từ phòng thí nghiệm'. Các tạp chí y khoa thường nhận thức rõ ràng về các xung đột lợi ích tiềm ẩn - ví dụ như, một thử nghiệm lâm sàng được tài trợ bởi một công ty dược phẩm - nhưng trong trường hợp này, Lancet đã để nó trôi qua. Mãi đến cuối tháng 6 (sau khi bài báo này xuất bản lần đầu), Daszak mới tuyên bố bổ sung có sự xung đột thông tin.
Nhìn lại quá khứ, lý thuyết rò rỉ từ trong phòng thí nghiệm hiện được coi trọng hơn nhiều, điều này được xem là tốt nhất khi bắt nguồn từ nhận thức sai lạc, và tệ nhất là do nghi ngờ. Tất nhiên, không có một điều gì khiến lý thuyết trở nên hợp lý hơn (chúng ta nên tiếp tục hoài nghi nhưng cởi mở, và chờ đợi kết quả của cuộc điều tra đang tiếp tục). Nhưng đó là một lỗi lầm tự gây ra.
Lancet không chỉ ca ngợi các nhà khoa học và nhân viên y tế của Trung Quốc. Vào tháng 5 năm ngoái, Horton đã xuất hiện trên truyền hình nhà nước, 'Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc' để ca ngợi cách Đảng Cộng sản Trung Quốc xử lý đại dịch 'một cách vô cùng quyết liệt'. Ông cũng đã viết nhiều bài xã luận về Trung Quốc, trong đó có một bài với tựa đề 'Covid-19 và những nguy hiểm của chủ nghĩa bài Trung Quốc'. Bài viết này đã đề cập đến "tình huống chống lại Trung Quốc", bao gồm "sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ" và "sự hiếu chiến đối với Đài Loan". Nhưng nó viết tiếp, những điều này chỉ là 'sự xâm phạm có nhận thức về quyền tự do', kết luận rằng, về cơ bản, tất cả chúng ta nên hòa hợp với nhau: 'đại dịch là thời điểm để hòa giải, tôn trọng nhau và trung thực giữa bạn bè.'
Nếu Lancet hiện đại có một thành tích đáng lo ngại trong việc nắm giữ cơ quan ngôn luận - hoặc, ít nhất, một số cơ quan nhất định - để giải trình, thì nó hoạt động như thế nào trong cuộc chiến chống lại các vấn đề băn khoăn khác của Wakley trước đây, những kẻ lang băm và dối trá ? Để làm được điều đó, chúng ta phải nhìn vượt ra ngoài các trang xã luận, thư từ và nhìn vào các nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí. Than ôi, một số câu chuyện nổi tiếng nhất về gian lận khoa học bắt nguồn từ Lancet, trong thời gian Horton làm biên tập viên.
Tất nhiên, người được biết đến nhiều nhất là Andrew Wakefield, một bác sĩ bị thất sủng, người đã có thể nhặt được một bài báo gần như hoàn toàn giả mạo về bệnh tự kỷ và vắc xin MMR (vắc xin sởi-quai bị), và đã được xuất bản trên tờ Lancet vào năm 1998. Nó đã không bị rút bỏ trong 12 năm, trong suốt thời gian đó, cho phép những kẻ chống vắc xin tồi tệ nhất tuyên bố rằng, ý tưởng của họ đã bị một tạp chí uy tín ăn cắp rõ ràng.
Đáng lo ngại không kém là trường hợp của Paolo Macchiarini, một phẫu thuật viên mồm mép, người dường như có thể cấy ghép khí quản nhân tạo cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân trong số đó đã chết, các ca phẫu thuật là một thất bại nguy hiểm, nhưng Macchiarini tuyên bố trên tờ Lancet (và những nơi khác) rằng ca phẫu thuật đã thành công.
Các vụ bê bối khác của Lancet không liên quan đến gian lận hoàn toàn, nhưng vẫn có nghiên cứu đáng nghi vấn lọt qua được bộ lọc bình duyệt. Những lời chỉ trích về cuộc chiến tranh Iraq đã trở lại mạnh mẽ khi, vào năm 2006, tạp chí xuất bản một bài báo ước tính rằng hơn 650.000 người chết là do chiến tranh và sự chiếm đóng sau đó gây ra. Điều này dường như gần như không thể tin được, và thực sự các nghiên cứu khác cho thấy con số thấp hơn nhiều. Các tác giả viết nghiên cứu của Lancet đã bị chỉ trích nặng nề về phương pháp luận của họ - khảo sát các khu vực cụ thể của các thành phố Iraq có khả năng có số thiệt hại cao hơn, do đó thổi phồng các số liệu - cũng như không công khai và minh bạch các khía cạnh quan trọng của nghiên cứu.
Sự thiếu cởi mở đó cũng là nguyên nhân gây ra một cơn bão lửa về thử nghiệm PACE, một nghiên cứu về tập thể dục và trị liệu tâm lý dành cho hội chứng mệt mỏi mãn tính được tạp chí công bố vào năm 2011. Đây là một minh chứng kinh điển về tầm quan trọng của sự minh bạch : những người chỉ trích nghiên cứu (có nhiều người) đã phải đưa ra yêu cầu Tự do Thông tin và chờ đợi nhiều năm để xem dữ liệu - tại thời điểm chờ đợi đó, họ lập luận rằng các phân tích lại của họ cho thấy kết quả kém ấn tượng hơn nhiều so với tuyên bố ban đầu.
Và mặc dù Lancet đã thực hiện một số nghiên cứu quan trọng nhất về Covid, nhưng nó đã tự bôi đen danh dự của mình bằng việc xuất bản, vào tháng 5 năm 2020, một bài báo của các nhà nghiên cứu Harvard tuyên bố rằng thuốc hydroxychloroquine dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở bệnh nhân Covid. Mặc dù nó là phản ứng gây thị phi cho những ai muốn thắng thế Donald Trump - một người hâm mộ nổi tiếng với loại thuốc mà cuối cùng là vô dụng - việc xuất bản bài báo hóa ra lại là một quyết định khủng khiếp. Các nhà nghiên cứu Harvard đã được cung cấp tất cả các kết quả từ một công ty ranh ma có tên là Surgisphere, và khi họ yêu cầu Surgisphere cung cấp dữ liệu gốc để kiểm tra một số điểm bất thường, họ đã bị từ chối. Không ai trong số các nhà khoa học Harvard, hoặc những người bình duyệt hoặc biên tập viên của Lancet, đã từng nghĩ đến việc kiểm tra dữ liệu trước khi xuất bản. Tất cả dẫn đến một vụ rút bỏ lộn xộn khác chỉ hai tuần sau khi bài báo xuất hiện.
Tuy nhiên, bất kể sự lóng ngóng này, thật khó để đổ lỗi cho Lancet một cách rõ ràng. Đó là bởi vì nó không hề đơn độc trong hệ thống tạp chí khoa học hiện đại của chúng ta có các quy tắc và giao thức vốn thường ngăn cản khoa học lương thiện. Cách thức hoạt động của hệ thống này đôi khi phù hợp với khoa học lương thiện - nhưng không thường xuyên gần đủ. Và không chỉ hệ thống hoạt động chậm chạp một cách đáng thất vọng, thất bại trong các tình huống như phát sinh đại dịch mới, mà nó còn có đầy đủ các loại khuyến khích ác ý. Tất cả những sai lầm trích dẫn ở trên, được giải thích, một phần là do thế giới tàn khốc của siêu cạnh tranh ở các tạp chí khoa học, nơi mà việc được xuất bản bằng mọi giá là mục tiêu chính - ngay cả khi những gì bạn đang xuất bản là không đáng tin cậy.
The Lancet cũng là một trong nhiều tạp chí được điều hành bởi các nhà xuất bản (trong trường hợp này là Elsevier), là những người dường như ít quan tâm đến việc có được các bài báo khoa học đúng đắn, họ quan tâm hơn về thanh thế, sự chú ý và những trích dẫn; những nhà xuất bản này gây áp lực cho các biên tập viên chấp nhận những bài báo nghiên cứu hào nhoáng và hấp dẫn vốn sẽ gây được sự chú ý lớn hơn và thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học khác, thay vì những bài báo tẻ nhạt hơn nhưng đáng tin cậy hơn.
Vào năm 1823, mục đích của Lancet là cắt bỏ sự trái đạo đức và sự tự mãn của cơ sở y tế. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng giữa Wakley và Horton - cả hai đều sử dụng các bài xã luận nham hiểm để tấn công đối thủ của họ, tuy nhiên chỉ có Horton mới dùng Twitter - Wakley sẽ rất ngạc nhiên khi thấy rằng tạp chí của ông ta hiện là minh chứng cho cơ sở xấu xa mà ông muốn cắt bỏ. Nó thể hiện một tầng lớp ưu tú không chịu trách nhiệm, hoặc chỉ chịu trách nhiệm một phần mà thường phải qua một tiến trình, nhưng thất bại nặng nề khi đối mặt với nhiều lỗi lầm của họ.
Vào năm 2021, chúng ta có thể nhận thấy rằng câu trả lời tốt nhất cho cơ sở của chúng ta không phải là một tạp chí Wakley kiểu mới, mà là một cách hoàn toàn mới để suy nghĩ về khoa học và cách mà nó được xuất bản : một cách thức không giao tất cả niềm tin của chúng ta cho các biên tập viên và những người bình duyệt, mà là cách nhấn mạnh tính công khai và minh bạch ngay từ đầu. Có một số đề xuất về cách nó có thể xảy ra. Thứ thối nát tiếp theo cần được cắt bỏ có thể là hệ thống tạp chí chuyên đề - và bản thân Lancet .
_ Stuart Ritchie là tác giả "Những bịa đặt của Khoa học : gian lận, thiên vị, sơ suất và thủ đoạn, phá hoại cuộc tìm kiếm sự thật như thế nào."