Rộn rịp hoạt động xây dựng hầm ngầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa, đặt ra câu hỏi về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Một số có thể là bẩy nghi binh, nhưng nước Mỹ đã lo ngại.

Ảnh của The Economist

Ngày 04/07/2021… Theo The Economist.

Trần H Sa lược dịch.

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc thì tầm thường so với các tiêu chuẩn của Mỹ hoặc Nga. Nước này chỉ có 200 đầu đạn, theo tính toán của Bộ Quốc phòng Mỹ, và có lẽ có chừng 100 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Cho đến tuần trước, được biết nó chỉ có 16 hầm ngầm dành cho tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới nhất. Vì vậy, người ta đã ngạc nhiên khi thấy hình ảnh vệ tinh tiết lộ 120 cái hầm ngầm mới vừa được xây dựng ở sa mạc thuộc tỉnh Cam Túc, phía tây Trung Quốc.

Các hầm ngầm, gần thành phố Ngọc Môn (Yumen), được xác định bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí hạt nhân James Martin, một nhóm tư vấn người Mỹ, những phát hiện của nhóm này được công bố vào ngày 30 tháng 6 trên Washington Post. Những chuyên gia này và các chuyên gia khác tính toán rằng các cấu trúc được thiết kế để chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Trung Quốc, DF-41, loại tên lửa này có thể bay tới gần như toàn bộ lục địa của Mỹ. Câu hỏi là tại sao lại cần quá nhiều hầm ngầm như thế.

Một giả thuyết cho rằng chúng có thể cho phép Trung Quốc chơi một "trò chơi nghi binh" (“shell game” = lừa dối bằng cách che giấu sự thật) - một thủ thuật cũ rích gợi lên trò chơi một quả bóng được đặt bên dưới của một trong ba chiếc cốc lật ngược, sau đó xáo trộn vị trí các chiếc cốc. Trung Quốc lo ngại rằng, trong một cuộc khủng hoảng, kho vũ khí to lớn và chính xác của Mỹ có thể quét sạch lực lượng hạt nhân ít ỏi của Trung Quốc. Bất kỳ tên lửa nào của Trung Quốc vẫn chỉ được phóng đi sau một cuộc tấn công dữ dội như vậy, đều có thể bị phá hủy bởi tên lửa phòng thủ của Mỹ. Nhưng nếu tên lửa của Trung Quốc có thể được di chuyển dưới lòng đất giữa các hầm ngầm, Mỹ có thể không biết nên tấn công tên lửa nào.

                                           Ảnh của The Economist

Chương trình "MX" bị bỏ rơi của Mỹ trong những năm 1970 và 1980 có thể đã truyền cảm hứng cho một kế hoạch như vậy. Ý tưởng của chương trình này là di chuyển xáo trộn 200 tên lửa trong số gần 5.000 nhà chứa chúng ở Utah và Nevada. James Acton của Carnegie Endowment, một nhóm tư vấn ở Washington cho biết, sự quy hoạch các nơi trú ẩn của Trung Quốc có thể gợi ý một mục đích tương tự. Ông chỉ ra rằng trong khi các hầm ngầm cũ hơn của Trung Quốc, ở Jilantai thuộc tỉnh nội Mông lân cận, cách nhau hàng chục cây số, thì những hầm ngầm mới ở Cam Túc chỉ cách nhau 3km. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần là lên kế hoạch cho một trò chơi nghi binh. Vấn đề là 120 hầm ngầm mới cũng có thể hỗ trợ cho việc triển khai 120 tên lửa mới, và về lý thuyết, là hàng trăm đầu đạn mới, vì mỗi tên lửa có thể mang nhiều hơn một đầu đạn.

Các quan chức quân sự Mỹ đã tranh luận trong một thời gian rằng Trung Quốc đang mở rộng đáng kể lực lượng hạt nhân của nó. Trong báo cáo thường niên gần đây nhất về sức mạnh quân sự Của Trung Quốc, Ngũ giác đài nói rằng kho dự trữ đầu đạn của Trung Quốc "được dự kiến ít nhất sẽ có kích thước tăng gấp đôi" trong thập kỷ tới. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng việc phát hiện hầm ngầm là "đáng lo ngại" và "đặt ra câu hỏi" về ý định của Trung Quốc. Rebeccah Heinrichs của Viện Hudson, một nhóm tư vấn khác cho biết: "Tôi e rằng lý thuyết nghi binh dựa trên hy vọng mạnh mẽ rằng Trung Quốc đang thủ đắc một sự răn đe quá ít. Tôi không chia sẻ điều tin tưởng đó và nghĩ rằng đúng là thực sự khá nguy hiểm khi họ thủ đắc các hầm ngầm đó.

Việc phát hiện ra các hầm ngầm đặt ra hai câu hỏi rộng lớn hơn. Một là liệu chúng có cho phép Trung Quốc phản ứng nhanh hơn trước một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra hay không. Tên lửa đạn đạo ở dưới hầm ngầm có thể được phóng đi nhanh hơn so với các tên lửa đạn đạo được đặt trên các bệ phóng di động, mà trước tiên phải được dựng lên và, trong một số trường hợp, phải được nạp nhiên liệu. Một số quan chức Mỹ lập luận rằng với việc thủ đắc nhiều tên lửa sẵn sàng ngay lập tức, và với radar cảnh báo sớm thích hợp mà Trung Quốc đang bắt đầu phát triển, nước này có thể áp dụng tư thế "khởi động ngay khi nhận được cảnh báo", có nghĩa là nó sẽ bắn tên lửa của mình ngay từ dấu hiệu đầu tiên của một cuộc tấn công hạt nhân.

Câu hỏi khác là liệu điều này có sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát vũ khí hạt nhân hay không. Hiệp ước còn lại cuối cùng giữa Mỹ và Nga, hiệp ước New START, đã được gia hạn vào tháng 2 và sẽ hết hạn sau 5 năm. Mặc dù cả hai nước đều có nhiều đầu đạn hơn Trung Quốc, chính quyền Biden muốn Trung Quốc mở các cuộc đàm phán về kho vũ khí của riêng nó. Nếu Tòa Bạch Ốc coi các hầm ngầm mới như là sự xác nhận về việc mở rộng hạt nhân nhanh chóng, họ có thể áp dụng quan điểm của chính quyền Trump trước đây rằng, bất kỳ biện pháp kiểm soát vũ khí nào trong tương lai phải liên quan đến cả ba cường quốc.

Trớ trêu thay, cách giải thích lành tính nhất về các hầm ngầm - như một trò chơi nghi binh - theo một nghĩa nào đó, là cách ít khuyến khích nhất để kiểm soát vũ khí. Mỹ và Nga xác minh New START bằng cách nhìn vào các hầm ngầm của nhau. Nếu kế hoạch của Trung Quốc thực sự là để di chuyển xáo trộn tên lửa giữa các hầm ngầm, những nước khác sẽ khó khăn hơn nhiều để xác định việc triển khai của mình (trong hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân). "Vì vậy, James Cameron của Đại học Oslo nói, "tình huống tốt nhất là Trung Quốc đã tiến hành một số đường lối để xác nhận cách thức họ không quan tâm đến việc kiểm soát vũ khí."


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.