Những thất bại của Mỹ ở Afghanistan là lưỡng đảng và kéo dài

Cuộc phiêu lưu ở Afghanistan đi đến một kết thúc bi thảm. Chúng ta đã học được gì?

Các chiến binh Taliban đứng gác ở Kabul sau khi tiếp quản thủ đô….ẢNH: WAKIL KOHSAR / AGENCE FRANCE-PRESSE / GETTY IMAGES

Gerald F. Seib, Ngày 16 tháng 8 năm 2021. Theo The Wall Street Journal.

Trần H Sa lược dịch.

Ngay từ đầu cuộc phiêu lưu ở Afghanistan, các quan chức Mỹ đã cấm các cuộc đàm phán giữa chính phủ Afghanistan và các thủ lĩnh Taliban, vì họ quá tự tin rằng lực lượng Hồi giáo Taliban có thể bị tiêu diệt bằng quân sự. Vào năm ngoái, chính bản thân các quan chức Mỹ đã trực tiếp đàm phán với Taliban, trong các cuộc đàm phán đó chính phủ Afghanistan là bên bị loại trừ không được tham gia.

Vòng cung ngoại giao kỳ lạ đó là một vỏ bọc tốt như bất kỳ cuộc phiêu lưu dài hơi và sai lầm nào của Mỹ xuyên suốt Afghanistan, giờ đang đi đến một kết cục bi thảm, xấu xí đến mức có thể ám ảnh chính sách đối ngoại của Mỹ và nhiệm kỳ của tổng thống Biden trong một số thời gian tới.

Cuộc phiêu lưu đã được lưỡng đảng xem xét kỹ lưỡng, và cuối cùng việc rút lui khỏi nó đã được công chúng ủng hộ rộng rãi. Nhìn lại, có vẻ như người Mỹ đã mất hứng thú với Afghanistan khi các nhà lãnh đạo của họ không tiếp tục cho thấy rằng, các hoạt động quân sự ở đó vẫn được kết nối với mục đích ban đầu và hẹp của nó, đó là nhằm chống lại mối đe dọa khủng bố. Người Mỹ muốn chiến thắng chủ nghĩa cực đoan, chứ không muốn một sự hiện diện vô thời hạn khiến cho nó ít có khả năng chiến thắng. Các nhà lãnh đạo của họ đã hứa với chiến thắng chủ nghĩa cực đoan, và không bao giờ chuẩn bị cho một sự hiện diện vô thời hạn.

Kết quả là tất cả những điều đó, đặt ra câu hỏi về việc liệu siêu cường này, không giống như những bậc tiền bối hống hách của nó, có thực sự bị loại khỏi các cuộc mạo hiểm dài hạn ở nước ngoài hay không.

Cuộc chiến được bắt đầu bởi một tổng thống đảng Cộng hòa, sức mạnh quân đội đạt đỉnh cao dưới thời một tổng thống của đảng Dân chủ, thỏa thuận rời khỏi gây ấn tượng được tổ chức bởi một tổng thống Cộng hòa khác, rồi đến quyết định khởi hành được thực hiện bởi một tổng thống Dân chủ khác. Mỗi tổng thống đều học được những gì mà lịch sử lẽ ra phải dạy về Afghanistan, đó là các chiến binh ở địa phương luôn biết rằng họ sẽ tồn tại lâu hơn những kẻ chiếm đóng nước ngoài.

Cuối cùng, công chúng Hoa Kỳ, đã đánh mất quan điểm về cuộc chiến dài nhất của Mỹ, hầu hết đã ngừng chú ý và về cơ bản chỉ muốn ra khỏi nơi đó. Và sự thúc đẩy đó, cũng là lưỡng đảng. Tháng trước, Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago đã hỏi trong một cuộc khảo sát quốc gia rằng, liệu người Mỹ có đồng ý với quyết định rút lui của Tổng thống Biden hay không. Bảy trong số 10 người cho biết họ chấp thuận, bao gồm 77% đảng viên Dân chủ, 73% đảng viên độc lập và 56% đảng viên Cộng hòa. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, cả Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đều hứa sẽ chấm dứt các cuộc chiến tranh “bất tận”; chủ đề này hầu như không được thảo luận giữa họ.

Tất nhiên, quan điểm của công chúng bây giờ có thể thay đổi khi mà người Mỹ đang chứng kiến ​​một sự ra đi xấu xí, và những cảnh khó coi của các chiến binh Taliban nằm dài trên ghế tại dinh tổng thống. Karlyn Bowman, một thành viên cao cấp và là chuyên gia về dư luận tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết: “Tôi không nghĩ rằng họ muốn mọi chuyện kết thúc như thế này."

Nhìn lại, có vẻ như người Mỹ bình thường chỉ có một ưu tiên duy nhất ở Afghanistan, đó là ngăn chặn mối đe dọa khủng bố của al Qaeda vốn đã gây ra vụ tấn công 11/9. Xây dựng một nền dân chủ ở Afghanistan, tạo ra một đối tác ổn định trong khu vực, thậm chí bảo vệ quyền của phụ nữ và các bé gái Afghanistan khỏi sự thái quá khắc nghiệt của các phần tử Hồi giáo cực đoan — không có gì trong số đó có thể chứng minh là đúng cho ngay cả những thương vong tối thiểu của người Mỹ trong vài năm qua.

Lá cờ Hoa Kỳ được kéo lên vào năm 2001 tại lễ khai trương Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul.
ẢNH: JIMIN LAI / AGENCE FRANCE-PRESSE / GETTY IMAGES

Kết quả là, các nhà lãnh đạo quốc gia đã dành ít thời gian hơn để đưa ra tình huống rằng, sự hiện diện của Mỹ ở Afghanistan là thực sự cần thiết như một biện pháp ngăn chặn khủng bố. Thay vì lập luận rằng một sự hiện diện nhỏ nhưng vô thời hạn của Mỹ là một cái giá chấp nhận được, để đánh đổi cho một chính sách bảo hiểm chống lại sự trỗi dậy của các phần tử cực đoan Hồi giáo, họ lại cho rằng có thể có một giải pháp ngoại giao mà có thể mở đường cho một lối thoát ngăn nắp gọn gàng.

Những gì mà người Mỹ chưa sẵn sàng - và những gì mà các nhà lãnh đạo chính trị của họ không bao giờ chuẩn bị cho họ - là sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ ở Afghanistan, giống như đã có ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu. Cuối cùng, bí ẩn thực sự là tại sao người Mỹ, những người đã sẵn sàng chấp nhận hàng trăm nghìn binh sĩ đóng quân liên tục ở những nơi khác, lại không chuẩn bị để chấp nhận ​​thậm chí chỉ vài nghìn quân trên hiện trường ở Afghanistan với một nhiệm vụ vô thời hạn.

Chuck Hagel - người từng là Bộ trưởng Quốc phòng khi Tổng thống Barack Obama không thành công trong việc tuyên bố chiến đấu ở Afghanistan đã kết thúc - cho biết, "Người Mỹ chấp nhận các cam kết rộng lớn và vô thời hạn ở châu Âu, châu Á vì mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản ngay từ đầu đã có mặt ở khắp nơi, và rõ ràng hơn so với mối đe dọa khủng bố hiện nay. Hơn nữa, những tiền đồn quân sự đó được thành lập trong hoàn cảnh hòa bình, khi giao tranh đã kết thúc, không phải trong khi chiến đấu. Đó không phải là tình thế ở Afghanistan, nơi mà giao tranh dâng lên rồi lại lắng xuống nhưng không bao giờ thực sự dừng lại.

Ngoài ra, người Mỹ luôn coi Afghanistan là một nơi bí ẩn, không ai biết và hoàn toàn xa lạ đối với họ. Ông Hagel, một cựu chiến binh được tặng thưởng huy chương trong Chiến tranh Việt Nam nói rằng, sự thiếu gắn kết đó là sự lặp lại của những gì mà đã cản trở nỗ lực ở Việt Nam.

Ông nói: “Đây là bài học mà chúng tôi đã học được ở Việt Nam, và chúng ta phải học ở Afghanistan, và cũng ở cả Iraq. Chúng ta rơi vào những tình huống này, mà chúng ta không bao giờ biết một cách chắc chắn tại sao chúng ta lại ở đó. Chúng ta không bao giờ chịu học hỏi về đất nước, phong tục tập quán, và con người ở những nơi chúng ta đến”.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.