Tận diệt Covid là một ảo tưởng nguy hiểm và tốn kém.

Nó dường như hoạt động ở New Zealand và Úc, nhưng bây giờ các cuộc phong tỏa làm cho phá sản, áp bức đang trở lại.

Xe đạp điện ở bãi đổ tại Auckland bị phong tỏa, New Zealand, ngày 1 tháng 3….ẢNH: TIN TỨC BRENDON O'HAGAN / BLOOMBERG

Jay Bhattacharya và Donald J. Boudreaux,…Ngày 4, Tháng Tám, năm 2021 … Theo The Wall Street Journal.

Trần H Sa lược dịch.

Phần lớn chính sách Covid dựa trên cơ sở bệnh lý học đều phát sinh từ ảo tưởng rằng có thể tận diệt virus. Lợi dụng sự hoảng loạn của đại dịch, các chính phủ và các phương tiện truyền thông hay lấy lòng người khác, đã sử dụng sự quyến rũ của quan điểm Covid bằng 0 (zero-Covid) để thuyết phục sự tuân thủ các chính sách phong tỏa khắc nghiệt, tùy tiện và kèm theo sự vi phạm các quyền tự do dân sự.

Trong mọi quốc gia, New Zealand, Úc và đặc biệt là Trung Quốc đã đi theo zero-Covid một cách hăng hái nhất. Sự phong tỏa ban đầu của Trung Quốc ở Vũ Hán là bạo ngược nhất. Nó nhốt mọi người trong nhà của họ một cách thô bỉ, buộc bệnh nhân phải dùng thuốc chưa được kiểm tra, và áp đặt cách ly 40 ngày bằng cách chỉa súng vào người dân.

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2020, New Zealand đã áp đặt một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất trong thế giới tự do, với những hạn chế mạnh mẽ trong việc đi lại với quốc tế, đóng cửa kinh doanh, cấm ra ngoài, và quan chức khuyến khích công dân chỉ điểm hàng xóm. Vào tháng 5 năm 2020, sau khi đạt được zero-Covid, New Zealand đã dỡ bỏ các hạn chế phong tỏa, ngoại trừ cách ly đối với du khách quốc tế, và tìm kiếm nhà nào không được bảo đảm zero-Covid thì thực thi phong tỏa.

Úc cũng đã đi theo con đường zero-Covid. Trong khi các bước ban đầu tập trung vào việc cấm đi du lịch quốc tế, lệnh phong tỏa ở đó cũng kéo theo các trường học bị đóng cửa, thỉnh thoảng tách các bà mẹ ra khỏi trẻ em mới sinh, đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình, và bắt giữ những ai đi lang thang cách nhà hơn 3 dặm.

Thành tựu tạm thời của New Zealand và Úc về zero-Covid và thành công tự tuyên bố của Trung Quốc đã được chào đón với sự phô trương của các phương tiện truyền thông và các tạp chí khoa học. Phản ứng độc đoán của Trung Quốc được cho là quá thành công - bất chấp hồ sơ của đất nước này nói dối về virus - khiến các chính phủ dân chủ vốn hoảng loạn trên khắp thế giới đã sao chép nó. Ba quốc gia New Zealand, Úc và Trung quốc dỡ bỏ lệnh phong tỏa và ăn mừng.

Rồi thì, Covid trở lại, việc phong tỏa cũng được thực thi y như vậy. Mỗi chính phủ đã có nhiều cơ hội để vinh quang trong việc đạt được zero-Covid bằng cách khoác lấy những phương án đền tội. Các cuộc phong tỏa hiện nay của Úc ở Sydney đang được thực thi bởi các cuộc tuần tra quân sự, cùng với những cảnh báo khắt khe từ các quan chức y tế chống lại việc nói chuyện với hàng xóm. Sau khi Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố rằng Vương quốc Anh phải "học cách sống chung với" virus, Bộ trưởng Phụ trách ứng phó Covid-19 của New Zealand, Chris Hipkins, đã phản ứng một cách không chính xác, "Đó không phải là điều mà chúng tôi sẵn sàng chấp nhận ở New Zealand."

Hồ sơ theo dõi của nhân loại không mấy ấn tượng về việc cố tình tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm, cảnh báo chúng ta rằng các biện pháp phong tỏa, dù hà khắc thế nào, cũng không thể có hiệu quả. Cho đến nay, số lượng các dịch bệnh như vậy được loại bỏ chỉ đúng ở mức hai loại - và một trong số này, dịch tả trâu bò, chỉ ảnh hưởng đến động vật bốn chân có móng guốc. Căn bệnh truyền nhiễm duy nhất của con người mà chúng ta cố tình tiêu diệt được là bệnh đậu mùa. Vi khuẩn chịu trách nhiệm cho Cái chết đen, là sự bùng phát bệnh dịch hạch hồi thế kỷ 14, vẫn còn với chúng ta, gây nhiễm trùng ngay cả ở Hoa Kỳ.

Mặc dù việc loại bỏ bệnh đậu mùa - một loại virus gây chết người gấp 100 lần Covid - là một kỳ tích gây ấn tượng, nhưng nó không nên được sử dụng như một tiền lệ cho Covid. Bởi một điều, không giống như bệnh đậu mùa chỉ đeo bám ở con người, SARS-CoV-2 cũng đeo bám trên động vật, mà theo một số giả thuyết chúng từ động vật có thể lây bệnh sang người. Chúng ta sẽ cần phải tống khứ chó, mèo, chồn, dơi và nhiều thứ hơn nữa ra khỏi chúng ta để nhận về con số 0.

Ở một lĩnh vực khác, vắc-xin bệnh đậu mùa cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh nghiêm trọng, ngay cả sau khi tiếp xúc với bệnh, với sự bảo vệ được kéo dài từ năm đến 10 năm. Vắc-xin Covid kém hiệu quả hơn nhiều trong việc ngăn ngừa lây lan.

Và việc diệt trừ bệnh đậu mùa đòi hỏi một nỗ lực phối hợp toàn cầu kéo dài nhiều thập kỷ và sự hợp tác chưa từng có giữa các quốc gia. Ngày nay, không có gì giống như thế có thể xảy ra, đặc biệt là nếu nó đòi hỏi phải phong tỏa vĩnh viễn ở mọi quốc gia trên trái đất. Có quá nhiều câu hỏi cho điều không đơn giản đó, đặc biệt là ở các nước nghèo, nơi mà sự phong tỏa đã chứng minh gây thiệt hại khốc liệt cho sức khỏe cộng đồng. Nếu ngay cả một tập hợp nào đó không phải là của con người, hoặc một quốc gia duy nhất, hoặc một khu vực không áp dụng chương trình tận diệt, zero-Covid sẽ thất bại.

Cái giá phải trả cho bất kỳ chương trình tận diệt nào là rất lớn, và phải chính đáng trước khi chính phủ theo đuổi mục tiêu như vậy. Những cái giá phải trả này bao gồm cái chết của hàng hóa và các dịch vụ không liên quan đến sức khỏe và các ưu tiên sức khỏe khác - loại bỏ việc phòng ngừa và điều trị cho các loại bệnh khác. Sự thiếu khả năng từ đầu đến cuối của các quan chức chính phủ trong việc nhận ra tác hại của việc phong tỏa - thường trích dẫn nguyên tắc phòng ngừa - là họ không nhận thấy Covid không đủ điều kiện như là một ứng viên để tận diệt.

Cách ứng xử thực tế duy nhất là sống với virus giống như chúng ta đã học cách sống với vô số mầm bệnh khác qua nhiều thiên niên kỷ. Một chính sách bảo vệ tập trung có thể giúp chúng ta đối phó với rủi ro. Có sự khác biệt gấp ngàn lần ở tỷ lệ tử vong và nguy cơ nhập viện do virus gây ra cho người già so với người trẻ. Bây giờ chúng ta có vắc xin tốt đã giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi sự tàn phá của Covid, bất cứ nơi nào mà họ cần triển khai. Hãy cung cấp vắc xin cho những người dễ bị tổn thương ở khắp mọi nơi, không cần phong tỏa vốn đã thất bại, nên là ưu tiên hàng đầu để cứu lấy đời sống của mọi người.

Chúng ta sống với vô số mối nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp phải, nhưng chúng ta chọn lựa một cách hợp lý là không tận diệt từng mối nguy hiểm đó. Tử vong do ô tô có thể chấm dứt bằng cách cấm xe cơ giới hay không. Chết đuối có thể được xóa bỏ bằng cách cấm bơi lội và tắm hay không. Bị điện giật có thể được xóa bỏ bằng cách cấm dùng điện hay không. Chúng ta sống với những rủi ro này không phải vì chúng ta thờ ơ với đau khổ, mà bởi vì chúng ta hiểu rằng cái giá phải trả cho việc không chết đuối hoặc không bị điện giật sẽ là quá lớn. Điều tương tự cũng đúng với zero-Covid.


_ Tiến sĩ Bhattacharya là giáo sư y khoa tại Stanford và là cộng tác viên nghiên cứu tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia.

_ Ông Boudreaux là giáo sư kinh tế tại Đại học George Mason.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.