Afghanistan: Quốc gia của những cuộc xung đột không hồi kết.

Người Nga và người Mỹ cùng chịu trách nhiệm đối với thảm họa này.

Với bản chất bộ tộc của người Afghanistan, đến một lúc nào đó, Taliban rất có thể sẽ bị chia rẽ theo từng các dòng tộc - có khả năng dẫn đến một cuộc nội chiến khác. | AFP-JIJI

GWYNNE DYER, 18 tháng 8, 2021… Theo The Japan Times.

Trần H Sa lược dịch.

Vào những năm 2000, 5 năm sau khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan, không một ai ở nơi khác quan tâm đến những gì đã xảy ra ở đất nước tăm tối lọt thỏm giữa lục địa đó.

Nó bị cai trị bởi những kẻ cuồng tín xuất thân từ nông dân đầy thù hận, những kẻ đã hành hạ người dân địa phương bằng những quy tắc điên cuồng mà họ cho là phù hợp với hành vi “Hồi giáo”, những hành vi không dành một ưu tiên quân sự hay ngoại giao nào cho bất kỳ ai.

Nó sắp trở lại sự tồn tại tự cô lập và chủ nghĩa biệt lập đó. Cả lúc đó cũng như bây giờ Taliban đều không có một chính sách đối ngoại. Họ hoạt động giống như kiểu cấp quyền thương mại mà trong đó các yếu tố khác nhau cùng chia sẻ các nguyên tắc cơ bản nhất định - ví dụ như người nước ngoài, phụ nữ và nền dân chủ đều là xấu - nhưng các thành viên của họ chủ yếu tập trung vào các vấn đề địa phương và tham vọng cá nhân.

Đây không phải là lần đầu tiên đất nước này rơi vào tình trạng lộn xộn như vậy, và điều hữu ích duy nhất mà rất nhiều kẻ xâm lược nước ngoài hiện nay có thể làm trên đường tiến quân của họ là, cung cấp nơi ẩn náu ở nước ngoài cho càng nhiều người Afghanistan càng tốt, những người đã tin tưởng vào lời hứa của họ. Chắc chắn sẽ không có nhiều hơn 10% hoặc 20% những lời hứa được thực hiện, so với những gì họ đã hứa trước những người tìm kiếm sự bảo vệ của họ.

Người Nga và người Mỹ cùng chịu chung trách nhiệm về thảm họa này. Thật khó để tin rằng một Afghanistan không bị chiếm đóng lại có thể tiến triển một cách hòa bình thành một xã hội dân chủ thịnh vượng với các quyền bình đẳng cho tất cả mọi người , nhưng “không bị chiếm đóng” là điều kiện duy nhất mà người ở đất nước này có thể hình dung được, để đạt được mục tiêu đó.

Đó là mầm mống của một quá trình hiện đại hóa được lãnh đạo một cách cục bộ trong cuộc lật đổ nhà vua vào năm 1973 và tuyên bố một nước cộng hòa Afghanistan. Các quốc gia đa số theo đạo Hồi khác đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi đó - ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù đã có chính phủ hiện tại (không mấy cọng hòa) - nhưng nỗ lực của Afghanistan đã không thành công.

Sự phản kháng bằng bạo lực của các nhóm xã hội và tôn giáo truyền thống bắt đầu ngay lập tức, và chế độ cộng hòa mới đang lung lay đã bị lật đổ vào năm 1978 bởi một cuộc đảo chính quân sự đẫm máu. Những sĩ quan trẻ lên nắm chính quyền là những người Marxist, họ đã áp đặt một chương trình cải cách triệt để.

Họ cho phụ nữ quyền bầu cử và được tiếp cận giáo dục bình đẳng, tiến hành cải cách ruộng đất và thậm chí tấn công vai trò của tôn giáo. Đến năm 1979, chế độ Marxist phải đối mặt với một cuộc nổi dậy rộng lớn ở các vùng nông thôn bảo thủ, và một phe đã yêu cầu sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô.

Giới lãnh đạo cộng sản suy tàn ở Moscow đồng ý, và 100.000 quân Liên Xô đã vào nước này. Cuộc chiến sau đó đã tàn phá đất nước trong một thập kỷ - với nhiều sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Zbigniew Brzezinski cho biết: “Ngày mà Liên Xô chính thức vượt qua biên giới Afghanistan, tôi đã viết cho Tổng thống Carter: Giờ đây, chúng ta có cơ hội trao cho Liên Xô một Chiến tranh Việt Nam”. Ông ấy ngay lập tức bắt đầu gửi tiền và vũ khí cho các phiến quân nông thôn, những người sau này trở thành Taliban.

Phải mất 10 năm, 40 tỷ đô la viện trợ quân sự bí mật của Mỹ, và khoảng một triệu người Afghanistan thiệt mạng, đến năm 1989, Taliban và các đối thủ Hồi giáo khác nhau của họ đã buộc người Nga phải rút quân. Ngay sau đó thì Liên Xô sụp đổ, và Brzezinski tuyên bố khen ngợi sự sụp đổ đó một cách thiếu hợp lý nhưng kiêu hãnh.

Ông ấy hỏi "Điều gì là quan trọng nhất đối với lịch sử thế giới? Taliban hay sự sụp đổ của đế chế Liên Xô? Một số nhà thờ Hồi giáo gây rắc rối hay việc giải phóng Trung Âu và kết thúc Chiến tranh Lạnh? ” Trên thực tế, Liên Xô dù sao cũng đang hướng đến sự sụp đổ, nhưng “các nhà thờ Hồi giáo gây rắc rối” hóa ra lại là một vấn đề khá lớn.

Taliban lên nắm quyền ở Kabul vào năm 1996 sau một cuộc chiến kéo dài đối đầu giữa các nhóm Hồi giáo khác nhau, và đã cai trị phần lớn đất nước một cách tồi tệ và tàn bạo trong 5 năm. Sau đó, một phần tử Hồi giáo Ả Rập có tên là Osama bin Laden đã lạm dụng lòng hiếu khách của thủ lĩnh Taliban, Mullah Omar bằng việc phát động vụ tấn công 11/9 chống lại Hoa Kỳ vào năm 2001.

Bin Laden thậm chí đã không nói trước với Mullah Omar về các cuộc tấn công. Nguyên tắc giấu kín các hoạt động bí mật không cho phép Bin Laden tiết lộ, cũng như khả năng Mullah Omar có thể cấm các cuộc tấn công vì ông ta không muốn bị xâm lược.

Một cuộc xâm lược của Mỹ là không thể tránh khỏi sau ngày 11/9, vì một số cuộc trả đũa ngoạn mục là cần thiết về mặt chính trị. Điều đó dẫn đến một cuộc chiến tranh khác kéo dài hai mươi năm : Taliban chống lại những người nước ngoài khác, những người hiểu rất ít về lịch sử gần đây của đất nước và lý do tại sao nó khiến người dân địa phương vô cùng nghi ngờ những người nước ngoài “giúp ích”.

Ngay cả bây giờ người Mỹ cũng không nhận ra rằng họ đã tổng hợp được kinh nghiệm của Liên Xô ở đất nước này chặt chẽ như thế nào. Cái kết mà bây giờ đang diễn ra đã được đoán trước ngay từ khi bắt đầu, mặc dù phải mất thời gian gấp đôi mới xảy ra, vì Hoa Kỳ giàu hơn nhiều so với Nga. Tuy nhiên, hậu quả sau đó cũng sẽ như nhau.

Các phe phái khác nhau của Taliban sẽ chia rẽ, chủ yếu là theo dòng tộc, và một cuộc nội chiến khác chưa rõ kéo dài đến đâu sẽ diễn ra ngay sau đó. Quy tắc của những người chiến thắng sẽ tàn nhẫn và độc đoán như đã từng trước đây. Và phần còn lại của thế giới sẽ nhanh chóng đánh mất sự quan tâm, bởi vì Afghanistan sẽ không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào cho bất kỳ nơi nào khác.


_ Gwynne Dyer là một nhà báo độc lập. Cuốn sách mới của ông là "Lịch sử chiến tranh ngắn nhất."

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.