Biden, Tập Cận Bình của Trung Quốc tổ chức cuộc gọi đầu tiên sau nhiều tháng.

Tổng thống Mỹ đã khởi xướng cuộc gọi vì các cuộc họp cao cấp gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc không có hiệu quả, các quan chức Mỹ cho biết.

Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện thoại lần thứ hai sau khoảng 7 tháng….ẢNH: MANDEL NGAN/AGENCE FRANCE-PRESSE/GETTY IMAGES.

Alex Leary và Vivian Salama, ..Ngày 10 tháng 9 năm 2021… Theo The Wall Street Journal.

Trần H Sa lược dịch.

WASHINGTON—Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói chuyện qua điện thoại vào tối thứ Năm trong nỗ lực giảm bớt sự thù địch giữa hai cường quốc và thiết lập lại đường dây liên lạc sau khi các cuộc họp cấp cao gần đây được các quan chức Hoa Kỳ mô tả là không có hiệu quả.

Đây là cuộc gọi lần thứ hai mà các nhà lãnh đạo nói chuyện kể từ khi ông Biden nhậm chức. Trong bảy tháng kể từ đó, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền, áp đặt các biện pháp trừng phạt và cảnh báo các doanh nghiệp đang hoạt động tại Hồng Kông. Hai nước đã tiếp tục xúc phạm hoặc tấn công lẫn nhau thay vì hợp tác chống lại đại dịch Covid-19.

Động thái này diễn ra trong thời gian chính quyền Biden đang nỗ lực hoàn tất việc xem xét lại chính sách Trung Quốc, bao gồm các mức thuế khổng lồ được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Biden phần lớn duy trì lập trường cứng rắn hơn so với người tiền nhiệm nhưng cũng đã tìm cách tập hợp các đồng minh trong việc đối đầu với Trung Quốc, với những kết quả pha trộn.

Rất ít chi tiết cụ thể được đưa ra từ Hoa Kỳ về cuộc trò chuyện, mặc dù những bất đồng bao gồm từ thương mại đến các vấn đề nhân quyền và tấn công mạng.

Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc cho biết "hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về trách nhiệm của cả hai quốc gia trong việc bảo đảm cạnh tranh không bị đi vào xung đột".

Một quan chức chính quyền mô tả giọng điệu này là "quen thuộc" và "thẳng thắn", vì hai người thường xuyên nói chuyện khi ông Biden là phó tổng thống. Nhưng không có yêu cầu hoặc kết quả cụ thể nào, quan chức này nói.

Cuộc điện đàm kéo dài khoảng 90 phút và ông Biden đã thực hiện nó từ phòng Hiệp ước trong dinh thự của Tòa Bạch Ốc vì nó được tổ chức vào cuối giờ ở Washington.

Ông Tập phần lớn đổ lỗi Mỹ làm xấu đi mối quan hệ nhưng bày tỏ lạc quan rằng hai cường quốc có thể tìm thấy cách cải thiện mối quan hệ và làm việc cùng nhau trong các vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu, bao gồm đại dịch Covid 19, theo một dữ liệu phục hồi cuộc gọi do Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cung cấp.

Tòa Bạch Ốc không nói rõ liệu việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan có phải là một phần của cuộc thảo luận hay không.

Trong khi Bắc Kinh nhanh chóng công nhận chính phủ mới lâm thời của Taliban, các quan chức chính quyền Biden cho biết họ hy vọng sẽ thuyết phục Trung Quốc duy trì một số áp lực đối với các nhà cai trị mới của Afghanistan cho đến khi họ chứng tỏ mình xứng đáng với sự hỗ trợ của quốc tế.

Chính quyền Biden đã phải đối mặt với những lời chỉ trích trên toàn cầu về cách xử lý việc rút quân, với nhiều đồng minh thân cận ở bề ngoài chỉ trích các cuộc di tản hỗn loạn, chậm trể đã diễn ra khi Taliban tiếp quản Kabul vào giữa tháng 8. Trung Quốc đã nhanh chóng nhảy vào những thiếu sót đó, công nhận chính phủ Taliban mới.

Trong một cuộc điện đàm gần đây với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Mỹ cần duy trì sự tham gia ở Afghanistan, bao gồm cả việc giúp nước này duy trì sự ổn định, chống khủng bố và bạo lực.

Một quan chức chính quyền cao cấp cho biết, bất chấp các mối quan hệ phần lớn là tranh cãi, cuộc gọi vào tối thứ Năm đại diện cho một nỗ lực để duy trì mối quan hệ tình cảm. Mỹ coi cạnh tranh với Trung Quốc là mối quan tâm chính sách đối ngoại hàng đầu của mình nhưng cũng muốn làm việc ở những lợi ích chung - chẳng hạn như biến đổi khí hậu - và không để vấn đề rơi vào xung đột trực tiếp.

Các quan chức Mỹ cho biết ông Biden không tìm kiếm một kết quả cụ thể trên một loạt các vấn đề nhưng muốn nêu rõ quan điểm của ông và tham gia với ông Tập. Ở trong nước, trong khi cả hai đảng chính trị chủ yếu coi Trung Quốc là mối đe dọa, ông Biden đang phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp yêu cầu khởi động lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc và cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu, nói rằng chúng là một lực cản đối với nền kinh tế Mỹ.

Phó Chủ tịch Điều hành Phòng Thương mại Mỹ, Myron Brilliant nói, "mục tiêu giảm căng thẳng và đồng ý về các lĩnh vực mà hai bên cần hợp tác với nhau chỉ có thể thực sự được tiến triển bởi cuộc nói chuyện của hai nhà lãnh đạo".

Các quan chức Mỹ nói rằng các cuộc đàm phán gần đây với các quan chức Trung Quốc đã không mang lại nhiều tiến bộ, với những người đối thoại phía Trung Quốc đưa ra những lời chỉ trích và yêu cầu mà phía Mỹ coi là gây ấn tượng sâu sắc đối với dân chúng trong nước.

Một cuộc họp hồi tháng 3 tại Anchorage giữa ông Ngoại trưởng Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và các đối tác Trung Quốc đã kết thúc với một loạt các bình luận gay gắt từ cả hai phía và một khẳng định của Trung Quốc về sức mạnh toàn cầu của họ. Khi Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới Trung Quốc vào tháng 7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Xie Feng nói rằng mối quan hệ bị bế tắc là lỗi của Mỹ vì đối xử với Trung Quốc như một "kẻ thù tưởng tượng".

Đầu tháng này, đặc phái viên khí hậu của Hoa Kỳ John Kerry, trong một chuyến đi đến Trung Quốc, đã được ông Vương nói rằng sự hợp tác về biến đổi khí hậu không thể được đặt riêng khỏi tình trạng quan hệ tổng quát.

Quan chức Trung Quốc phục hồi cuộc gọi giữa các ông Biden và Tập cho biết, họ đã đề cập rõ ràng đến thuật ngữ biến đổi khí hậu ba lần, nói rằng hợp tác về vấn đề này là khả thi và có thể tiến bộ miễn là cả hai bên tôn trọng mối quan tâm của nhau và quản lý sự khác biệt của họ.

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đều đã nói về một cuộc gặp mặt trực tiếp có thể xảy ra giữa các nhà lãnh đạo, với một cơ hội có khả năng là cuộc họp của các quốc gia trong G 20 tại Rome vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, ông Tập đã không ra nước ngoài trong đại dịch Covid-19. Một cuộc họp ảo là có thể, nhưng không có gì đã được thiết lập.

Ông Biden, khi vừa mới nhậm chức, ở lần cuối ông nói chuyện trực tiếp với người đồng cấp Trung Quốc, tuyên bố sẽ có cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh vào sự hợp tác với các đồng minh - điều mà chính quyền Trump đã không làm trong việc theo đuổi chính sách cứng rắn chống lại Bắc Kinh.

Trong khi nhiều đồng minh đã đồng ý đối đầu với Trung Quốc, họ lại khác nhau về cách thực hiện điều đó.

Đội ngũ của ông Biden cũng chưa giải quyết được những bất đồng giữa các quan chức về các khía cạnh quan trọng của chính sách Trung Quốc. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Katherine Tai đã báo hiệu rằng bà không vội vàng dỡ bỏ thuế quan thời Trump đối với hàng trăm tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, coi đó là đòn bẩy đàm phán với Bắc Kinh. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết thuế quan có hại về mặt kinh tế.

—Sha Hua đã đóng góp cho bài viết này.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.