Chết chóc, nghèo đói, chạy đua vũ trang, thực trạng bị phá hủy... cái giá phải trả liên tục cho vụ 11/9

Mỹ hiện đã chi 8.000 tỷ USD trong 20 năm để đối phó với các cuộc tấn công. Nhưng cái giá thực sự còn hơn cả tiền bạc.

Người ta ước tính rằng Hoa Kỳ đã chi 300 triệu đô la mỗi ngày để chiến đấu chống khủng bố chỉ riêng ở Afghanistan. Ảnh: Tony Karumba/AFP/Getty Images

Simon Tisdall, Ngày 12 Tháng Chín 2021 ….Theo The Guardian.

Trần H Sa lược dịch
.
Các chính quyền Mỹ liên tục kể từ năm 2001 đã chi 8 nghìn tỷ USD - nghĩa là 8.000 tỷ USD hoặc 8 triệu triệu USD - cho cái mà George Bush, người khởi xướng, gọi là "cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu". Joe Biden phàn nàn rằng chỉ riêng Afghanistan đã tiêu tốn của Mỹ 300 triệu đô la một ngày trong 20 năm. Những con số đáng kinh ngạc này chỉ là ước tính. Quy mô tuyệt đối của chúng rất khó nhận thức thấu đáo. Trong mọi trường hợp, thật vô lý khi tính toán chi phí của một chấn thương trên toàn thế giới hoàn toàn bằng đô la và những đồng xu.

Vậy nên xem hiện tượng đó theo cách nào, nhìn từ mọi phía, phải chăng đó là tai họa do con người tạo ra, gây tổn hại mang tính sử thi nhất trong thời gian gần đây, nó có được đo lường một cách đúng đắn ? Chi phí tổng thể của "cuộc chiến chống khủng bố" có thể được đánh giá theo nhiều cách khác nhau - ở phát triển quốc tế, chi tiêu vũ khí, tác động môi trường, dân quyền và nhân quyền, pháp quyền và cán cân quyền lực. Tuy nhiên, nổi bật nhất là cái giá phải trả được thể hiện trong cuộc sống bình thường bị đánh mất và bị hủy hoại.

Dân thường, những người vì lợi ích của cuộc chiến chống khủng bố, đã là nạn nhân chính trong suốt cuộc chiến, chưa kể đến sự hy sinh rõ ràng của các quân nhân Mỹ và Anh. Các cuộc tấn công của al-Qaida vào New York và Washington đã giết chết 2.976 người vô tội. Số người vô tội chết đi tăng theo cấp số nhân từ đó. Tại Iraq, theo ước tính của dự án Chi phí Chiến tranh thuộc đại học Brown, có từ 184.382 đến 207.156 thường dân đã chết trong bạo lực trực tiếp, liên quan đến chiến tranh kể từ năm 2003 đến 2019.

Ước tính có hơn 71.000 thường dân đã thiệt mạng ở Afghanistan và Pakistan. Nghèo đói, suy dinh dưỡng, bệnh tật và suy thoái môi trường trầm trọng hơn do chiến tranh, đã giết chết hàng chục ngàn người khác nữa. Trong khi hầu hết các nạn nhân của bạo lực đã chết dưới tay của các nhóm khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) và Taliban; máy bay không người lái và các cuộc không kích của Mỹ kể từ vụ 11/9 đã giết chết ít nhất 22.000 thường dân, theo nhóm giám sát thiệt hại dân sự, Airwars.

Thường dân tiếp tục chết với số lượng lớn trong các cuộc xung đột ít hơn ở các khu vực liên quan gián tiếp, nhưng được tạo điều kiện bởi "cuộc chiến chống khủng bố". Một trong số đó là Yemen, nơi mà các lực lượng Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được Mỹ hậu thuẫn, ban đầu tấn công phiến quân Houthi, những người mà họ coi là khủng bố, nhằm theo đuổi một cuộc đấu tranh rộng lớn hơn với Iran. Israel thường xuyên mô tả thường dân Palestine thiệt mạng ở Bờ Tây bị chiếm đóng, là những kẻ khủng bố. Nga cũng làm điều tương tự với các chiến binh chống Assad ở Syria, và Trung Quốc với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Nỗi sợ hãi, sự xa lánh và sự phân cực giữa các nước phương Tây và các nước Hồi giáo - cái được gọi là cuộc đụng độ của các nền văn minh - là một thước đo mà phần lớn không thể nắm bắt đủ về cái giá của chiến tranh. Nỗ lực tiêu diệt kẻ thù "ban đầu", al-Qaida, đã sinh ra IS và các cuộc nổi dậy cực đoan bắt chước một cách mù quáng từ Libya đến miền nam Philippines, Mozambique,Tây Phi và Sahel là những chiến trường ý thức hệ mới nhất. Không bị dập tắt, ngọn lửa lan rộng.

Sự bất ổn, cộng với xu hướng gia tăng sau vụ 11/9 là viện đến việc sử dụng bạo lực, và tránh né các hình thức hòa giải xung đột khác của Liên Hiệp Quốc, được phản ảnh trong một số liệu riêng biệt - bán vũ khí tầm quốc tế. Chi tiêu quân sự toàn cầu đã giảm đều đặn trong những năm 1990. Kể từ năm 2001, nó chưa bao giờ ngừng gia tăng, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Năm 2020, tổng chi tiêu gần 2.000 tỷ USD, gần gấp đôi so với mức của năm 2001.

Về mặt môi trường cũng vậy, "cuộc chiến chống khủng bố" là cực kỳ tốn kém. Tham gia vào các hoạt động chống khủng bố tại hơn 80 quốc gia, Ngũ giác đài là khách hàng tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới - và là nhà sản xuất khí gas gây nên hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới. Dấu chân của Mỹ, hàng hóa thượng hạng và carbon, là khổng lồ. Và đó là chưa kể sự phá hủy không ngừng nhiều môi trường sống của con người và tự nhiên.

Mặc dù chi hàng tỷ đô la cho việc xây dựng quốc gia ở Afghanistan, tác động tổng thể toàn cầu của 20 năm chiến tranh đối với người Hồi giáo và đặc biệt ở các nước Ả Rập là khủng khiếp, về các trường hợp khẩn cấp nhân đạo liên quan, bỏ lỡ các cơ hội kinh tế và phát triển, và các quyền tự do cá nhân và tự do chính trị. Ở Yemen, cung cấp một ví dụ, gần nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi có thể chết vì những nguyên nhân có thể phòng ngừa được, trong năm nay. Những phân nhánh tiêu cực lâu dài của thảm họa không thể tha thứ, nhưng có thể tránh được này, là không thể hiểu được.

Trong khi sự lan rộng của trào lưu Hồi giáo chính thống bạo lực ở trước và sau năm 2001 từng là thảm họa đối với người Hồi giáo, phản ứng quá hung hăng, thiếu cân nhắc của phương Tây cũng là việc tự hủy hoại một cách ồ ạt - đặc biệt là Mỹ.

Giáo sư Harvard, Stephen Walt tuyên bố tuần trước "Sau một đợt bùng nổ ngắn ngủi của chủ nghĩa yêu nước tụ tập mọi người chung quanh lá cờ, cuộc chiến đã thúc đẩy sự chia rẽ trong nước, bài ngoại và sợ hãi rộng lớn hơn đối với người da màu, do đó củng cố những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng cùng đứng dưới chủ nghĩa Trump. Các quan chức Mỹ coi tra tấn và diễn xuất như là các công cụ chính sách, nói dối với đất nước về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq… Và không ai phải chịu trách nhiệm".

Nền dân chủ của Anh cũng bị thiệt hại theo cách tương tự. Niềm tin vào Tony Blair và các chính trị gia nói chung, được cho là chưa bao giờ phục hồi từ những sự lừa dối và cường điệu xảy ra trước cuộc xâm lược Iraq - tất cả đều ủng hộ "cuộc chiến chống khủng bố" được cho là chính đáng về mặt đạo đức của Bush.

Theo sau đó, bom trả thù của người Hồi giáo và các cuộc tấn công tự sát ở London, Manchester, Paris và nhiều thành phố khác ở châu Âu đã kích động tình cảm bài Hồi giáo, chống người di cư, chống người nước ngoài. Điều đó lần lượt thổi bùng ngọn lửa chính trị chống lại các nguyên tắc xã hội, chính trị, và kinh tế truyền thống của xã hội, thứ mà đã tạo ra Brexit trong khi trao quyền cho các nhà độc tài chống dân chủ và những kẻ mị dân theo chủ nghĩa dân tộc - dân túy ở khắp mọi nơi. Những tổn thất cộng thêm là nền pháp quyền quốc tế, qua đó một hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bị chia rẽ, mất uy tín, tỏ ra không có khả năng chống đỡ, trước "học thuyết Blair" về can thiệp nhân đạo và tính ưu việt không bị thách thức của Hoa Kỳ. Walt viết, "Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu là một sự xao lãng khổng lồ, trượt khỏi một loạt các mối quan tâm chiến lược rộng lớn hơn, đáng chú ý nhất là sự trỗi dậy đáng kể của Trung Quốc. Không quá lời khi nói rằng vụ 11/9 - và đặc biệt là phản ứng của Mỹ đối với nó - là một món quà to lớn dành cho Bắc Kinh".

Mặc dù thất bại của nó là rất nhiều và có tính chất sử thi, nhưng thật khó để xác định những thành công rõ ràng đối với việc tiếp tục "cuộc chiến chống khủng bố". Cơ quan tình báo của Anh, MI5 cho biết nhiều âm mưu đã bị phá vỡ. Không có cuộc tấn công lặp lại nào của al-Qaida trên đất Mỹ. Osama bin Laden đã chết. Tuy nhiên, bất chấp sự bảo đảm của Biden, "cuộc chiến mãi mãi" đặc biệt này vẫn chưa kết thúc.

Người dân bình thường ở khắp mọi nơi tiếp tục phải trả giá đắt cho một phản ứng thảm khốc đối với một hành động tàn bạo.

_ Simon Tisdall là một nhà bình luận về các vấn đề đối ngoại. Ông là một người viết xã luận đối ngoại, biên tập viên đối ngoại và là biên tập viên người Mỹ cho Tờ Guardian.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.