Cuộc chiến trên bộ của Mỹ ở Afghanistan đã kết thúc. Bây giờ đến lượt Hải quân.

Các quan chức Mỹ cho biết, có triển vọng hàng không mẫu hạm sẽ ở lại Trung Đông, ngay cả khi quân đội cố gắng xoay trục sang Trung Quốc.

Các thủy thủ sẳn sàng làm việc với máy bay trực thăng MH-60S Seahawk trên boong đáp của tàu sân bay USS Ronald Reagan hồi tháng Bảy. | Quinton A. Lee / Hải quân Hoa Kỳ, qua AP

PAUL MCLEARY,….03 /09 /2021 .. Theo Politico.

Trần H Sa lược dịch.

Việc tham gia của quân đội Mỹ ở Afghanistan có thể sớm trở thành trách nhiệm trên quy mô lớn của Hải quân, một bước ngoặt đột xuất đối với sứ mệnh chống khủng bố ở một quốc gia không giáp biển.

Mặc dù đã từ lâu Hải quân kín đáo yêu cầu triển khai một hoặc thậm chí hai hàng không mẩu hạm cùng lúc hiện diện ở Biển Ả Rập và Vịnh Ba Tư để hỗ trợ các cuộc chiến trên bộ ở Afghanistan, Iraq và Syria, việc thiếu các sân bay do Mỹ kiểm soát gần Afghanistan có nghĩa là cần nhiều máy bay cất cánh từ boong tàu trên biển.

Và điều đó có thể mở ra một loạt yêu cầu mới về việc tài trợ nhiều hơn - và gây lo lắng nhiều hơn trong số những người muốn quân đội Mỹ tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc.

Một quan chức Hải quân yêu cầu giấu tên cho biết: “Tôi nghĩ rằng rất nhiều nhiệm vụ đó sẽ thuộc về Hải quân, vì kế hoạch của Ngũ giác đài vẫn chưa được hoàn thành. Đây là một ví dụ tuyệt vời về lý do tại sao chúng tôi cần nhiều tiền hơn để hoạt động về sau này - những thứ như thế này là những gì chúng tôi được xây dựng để làm, nhưng chúng tôi cần tài trợ và hỗ trợ để tiếp tục làm việc đó, và điều đó không phải lúc nào cũng có.”

Lo lắng về sự nổi lên trở lại của ISIS-K, hay một al Qaeda táo bạo ở Afghanistan, chính quyền Biden đã cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc không kích, bay “xuyên đường chân trời” từ máy bay không người lái và máy bay có người lái. Nhưng vẫn chưa có kế hoạch chi tiết về cách mà các máy bay đó sẽ thu thập thông tin tình báo các mục tiêu, hoặc thực hiện các nhiệm vụ liên tục từ những khoảng cách quá xa như vậy.

Các phi công của Lực lượng Không quân bay từ Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar hoặc Al Dhafra ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong nhiều năm đã đánh trúng các mục tiêu ở Afghanistan, nhưng trước tiên họ phải lượn vòng qua Vùng Vịnh xung quanh Iran, rồi quay vào Pakistan, tiếp nhiên liệu ít nhất một lần, và thường mất hàng giờ trên không trước khi bay vòng ngang mục tiêu.

Bryan Clark, một cựu sĩ quan Hải quân hiện nay ở tại Viện Hudson cho biết: “Các máy bay chiến đấu trên bộ ở Qatar hoặc Kuwait có thể không có thời gian để bay đến vị trí nhằm thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ mặt đất cho các lực lượng hoạt động đặc biệt. Ông nói rằng, điều đó có thể dẫn đến việc sử dụng nhiều máy bay không người lái lảng vảng lâu hơn và máy bay Hải quân bay từ Biển Bắc Ả Rập.

Việc một hàng không mẫu hạm neo đậu ở Biển Bắc Ả Rập sẽ cắt giảm một phần thời gian bay đó, và cho phép các phi công bay qua Pakistan trước khi vào không phận của Afghanistan (xem hình).

Hình minh họa hàng không mẫu hạm phục vụ chống khủng bố thay các sân bay trên bộ hiện nay của Mỹ.

Nhưng những hoạt động triển khai đó có nghĩa là làm mất khả năng và kéo giản thủy thủ đoàn cùng các tàu chiến, đồng thời cũng đòi hỏi phải lấy thêm tài sản từ Thái Bình Dương, nơi mà chính quyền Biden cho rằng lợi ích chiến lược thực sự của Washington nằm ở chỗ đó.

Sự căng thẳng đó hiện đang hiển thị đầy đủ. Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan có căn cứ tại Nhật Bản đã mang theo các tiệm kích hạm F / A-18 Hornet bay qua Kabul trong chiến dịch sơ tán hồi tháng trước, và ở lại Biển Bắc Ả Rập cùng với USS Iwo Jima, chiếc hàng không mẫu hạn đã phóng Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 24 vào Kabul cùng thời gian với các F / A-18 Hornet xuất kích.

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã đặt một căn cứ cho hàng không mẫu hạm ở Nhật Bản để thể hiện sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương trên cơ sở nhất quán. Lời kêu gọi gửi tàu Reagan đến Trung Đông vào mùa xuân năm nay đã làm dấy lên những lời bàn tán trong giới cứng rắn với Trung Quốc, khi việc này khiến toàn bộ khu vực Thái Bình Dương không có một hàng không mẫu hạm hoạt động đầy đủ trong suốt mùa hè.

Sự vắng mặt của Reagan có lẽ được cảm nhận một cách sâu sắc nhất vào tháng 6, khi một lực lượng đặc nhiệm hải quân lớn của Nga - lực lượng lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, theo Moscow - tiến sát Hawaii một cách khó chịu, khiến Mỹ phải điều các máy bay F-22 từ Trân Châu Cảng tới ngăn chặn các máy bay ném bom đi cùng với đội tàu đặc nhiệm của Nga.

Vào thời điểm đó, tàu Reagan đang ở Ấn Độ Dương để thực hiện nhiệm vụ tại Afghanistan, còn hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vẫn đang thực hiện các cuộc tập trận được triển khai trước đó gần Hawaii, thực hành phóng F-35 lần đầu tiên.

Tàu Reagan đã tiếp quản nhiệm vụ Trung Đông từ USS Dwight D. Eisenhower, cho phép tàu chiến này cuối cùng về đến Mỹ ở điểm đầu là Virginia, sau những triển khai liên tục mà đã giữ nó ở trên biển trong hơn 300 ngày trong số 500 ngày trước đó.

“Đáng lẽ USS Dwight D. Eisenhower phải ở lại Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương, nhưng cuối cùng lại dành phần lớn việc triển khai ở Trung Đông”, Phó Đô dốc chỉ huy Hạm đội 2, Andrew Lewis nói với các phóng viên khi chiếc Eisenhower cuối cùng đã về nước vào tháng 7.

Bryan Clark nói: “Hải quân cần phải thoát ra khỏi sức nặng đó” của việc triển khai hàng loạt đến Trung Đông. Reagan "có thể sẽ ở đó cho đến khi được đổi phiên vì Mỹ hiện đang tổ chức các hoạt động chống khủng bố ở Afghanistan và máy bay không người lái có thể không đáp ứng được trong mọi tình huống."

Tuy nhiên, sẽ không chỉ là máy bay có người lái thực hiện bất kỳ nhiệm vụ giám sát và tấn công liên tục nào mà chính quyền Biden cho là cần thiết. Không nghi ngờ gì nữa, máy bay không người lái sẽ đóng một vai trò quan trọng, và số lượng tương đối hạn chế của các loại máy bay tiên tiến, bay đường dài sẵn sàng tại bất kỳ thời điểm nào, cũng có thể được lấy đi từ Bộ Tư lệnh Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Bryan McGrath, cựu thuyền trưởng tàu khu trục và giám đốc công ty tư vấn của tập đoàn FerryBridge Group, cho biết: “Hầu hết lực lượng không quân mà chúng tôi sẽ sử dụng ở Afghanistan sẽ là máy bay được điều khiển tự động và tôi đoán rằng nhu cầu về những tài sản này sẽ tăng cao. Nhu cầu gia tăng đó có khả năng "làm cho mọi thứ khó khăn hơn đối với các nhiệm vụ tình báo và giám sát cần thiết để theo dõi hải quân Trung Quốc."

Cho dù cuộc chiến ở trên không tiếp diễn ở Afghanistan trông như thế nào, rất có thể nó sẽ đặt ra các yêu cầu ngân sách mới cho Không quân và Hải quân.

Brent Sadler, một sĩ quan Hải quân đã nghỉ hưu hiện ở tại Quỹ Di sản cho biết: “Bạn sẽ nghe Không quân nói rằng họ bị gò bó và họ không có đủ máy bay chở xăng” để tiếp nhiên liệu cho các chuyến bay có các nhiệm vụ đường dài. Vì vậy, hãy giao nó cho Hải quân và hãy để chúng tôi chế tạo thêm máy bay chiến đấu, bởi vì chúng tôi cần nhiều máy bay chiến đấu hơn."

Mặt khác, “Hải quân sẽ nói, 'chúng tôi sẽ làm điều đó, nhưng bạn phải mua thêm hàng không mẫu hạm.' Vì vậy, cả hai đều sẽ xem đây là cơ hội để mua nhiều thứ hơn ”.

Cuối cùng, chỉ có một số lượng có hạn các hàng không mẫu hạm có sẳn, và những triển khai mở rộng này dẫn đến thời gian bảo dưỡng lâu hơn, điều này gây ảnh hưởng đến việc triển khai hàng không mẫu hạm trên toàn cầu.

Becca Wasser tại Trung tâm An ninh Mỹ mới cho biết “chi phí vật chất đó“ không có khả năng ngăn Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ yêu cầu có một hàng không mẫu hạm trong khu vực có các khả năng hoạt động xa hơn ”.

Trong nhiều thập kỷ, các chỉ huy trên khắp các bộ chỉ huy địa lý của Ngũ giác đài đã yêu cầu và đã nhận được, các hàng không mẫu hạm theo dõi các tuyến duyên hải của họ, và lãnh đạo bộ Quốc phòng và bộ Hải quân hiếm khi từ chối. Nếu chính quyền Biden tiếp tục tập trung vào việc săn lùng các chiến binh ISIS-K và al Qaeda ở Afghanistan, điều đó khó có thể thay đổi hoạt động trong Bộ Tư lệnh Trung tâm, ngay cả khi không có quân đội Mỹ hỗ trợ ở Afghanistan.

Tuy nhiên, Hải quân đang nhận được một số trợ giúp. Tàu sân bay mới của Anh, HMS Queen Elizabeth, đang trong hành trình đầu tiên của mình qua Thái Bình Dương, cùng với các máy bay F-35 do các phi công của Thủy quân lục chiến Anh và Mỹ điều khiển bay. Vào mùa thu năm nay, các phi công F-35 của Hải quân cũng sẽ bắt đầu bay từ một tàu sân bay dành cho trực thăng của Nhật Bản, và vào năm 2022, hàng không mẫu hạm mới trị giá 13 tỷ USD, USS Gerald R. Ford sẽ triển khai lần đầu tiên.

Với nhiều nền tảng hơn chắc chắn sẽ có nhiều nhiệm vụ hơn và nhiều yêu cầu hơn. Và nếu quá khứ là những sự kiện mở đầu, những yêu cầu đó sẽ được bật đèn xanh.


_ Paul McLeary theo dõi lấy tin từ Ngũ giác đài cho các trang báo Politico, Foreign Policy, Defense News, Breaking Defense, và đã tham gia với các lực lượng Hoa Kỳ ở Iraq, Afghanistan và Syria. Tại Afghanistan, anh là phóng viên đầu tiên tham gia chương trình ODIN bí mật nhắm mục tiêu vào quân nổi dậy đặt bom ven đường, và sau đó đồng hành cùng các lực lượng hoạt động đặc biệt của Mỹ huấn luyện người Kurd ở miền bắc Syria. Anh cũng đã đi đến Bắc Cực với quân đội Na Uy.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.