Điều gì xảy ra sau cuộc chiến chống khủng bố? Chiến tranh với Trung Quốc?

Credit…Wang Zhao / Agence France-Presse — Getty Images

Thomas L. Friedman,…07 Tháng chín, 2021…Theo The New York Times.

Trần H Sa lược dịch.

Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sau một thực tập xây dựng quốc gia kéo dài 20 năm bị thất bại, đã khiến nhiều người Mỹ và các nhà phân tích nói: "Giá như trước đây chúng ta biết những gì mà chúng ta đang biết vào lúc này, chúng ta sẽ không bao giờ đi theo con đường đó". Tôi không chắc đó là sự thật, nhưng dù sao nó vẫn đặt ra câu hỏi này: Chúng ta đang làm gì hôm nay trong chính sách đối ngoại mà 20 năm sau kể từ bây giờ, chúng ta có thể quay nhìn lại và nói, "Giá như trước đây chúng ta biết những gì mà chúng ta đang biết vào lúc này, chúng ta sẽ không bao giờ đi theo con đường đó"?

Câu trả lời của tôi có thể được tóm tắt trong một từ : Trung Quốc.

Và nỗi sợ hãi của tôi có thể được tóm tắt chỉ trong một vài đoạn : 40 năm kể từ 1979 đến 2019 là một kỷ nguyên với quan hệ Mỹ-Trung. Có nhiều thăng trầm, nhưng nhìn chung đó là một kỷ nguyên hội nhập kinh tế ổn định giữa hai nước chúng ta.

Chiều sâu của sự hội nhập Mỹ-Trung đó, đã giúp thúc đẩy toàn cầu hóa sâu sắc hơn nền kinh tế thế giới, và củng cố bốn thập niên hòa bình tương đối giữa hai cường quốc của thế giới. Và hãy luôn nhớ rằng, đúng là những cuộc xung đột cường quốc mang lại cho chúng ta những cuộc chiến tranh thế giới vô cùng bất ổn.

Thời đại toàn cầu hóa Mỹ-Trung đó đã khiến một số công nhân ngành sản xuất của Mỹ bị thất nghiệp, trong khi mở ra những thị trường xuất khẩu mới khổng lồ cho các nước khác. Nó đã giúp thoát khỏi đói nghèo cho hàng trăm triệu người ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Á, trong khi khiến cho nhiều sản phẩm có giá cả phải chăng hơn cho nhiều người tiêu dùng ở Mỹ .

Nói tóm lại, hòa bình và thịnh vượng tương đối mà thế giới đã trải qua trong 40 năm đó, không thể được giải thích mà không đề cập đến mối ràng buộc Mỹ-Trung.

Tuy nhiên, trong 5 năm qua, Mỹ và Trung Quốc đã trượt ngã vào con đường giảm hội nhập và có thể hướng tới đối đầu hoàn toàn. Theo quan điểm của tôi, chính phong cách lãnh đạo ngày càng bắt nạt của Trung Quốc ở trong và ngoài nước, các chính sách thương mại mà Trung quốc luôn muốn nắm lấy phần thắng, và sự thay đổi kỹ năng nền kinh tế của họ, chịu trách nhiệm chính cho sự đảo ngược này.

Điều đó nói rằng, nếu tiếp tục, có một cơ hội tốt cho cả hai nước chúng ta - chưa kể nhiều nước khác - mà 20 năm sau sẽ nhìn lại lúc này và nói rằng, thế giới đã trở thành một nơi nguy hiểm hơn và kém thịnh vượng hơn vì sự đổ vỡ trong quan hệ Mỹ-Trung vào đầu những năm 2020.

Hai gã khổng lồ này đã đi từ thực hiện rất nhiều công việc trên bàn và thỉnh thoảng đá nhau dưới gầm bàn, đến thực hiện công việc trên bàn ít hơn và đá nhau mạnh hơn rất nhiều dưới gầm bàn - khó khăn hơn nhiều đến nỗi họ có nguy cơ làm vỡ chiếc bàn và để lại cho nhau một cái tật bị đi khập khiễng. Đó là, với một thế giới ít có khả năng quản lý biến đổi khí hậu, đánh mất đa dạng sinh học, không gian mạng và các khu vực hỗn loạn ngày càng phát triển.

Nhưng trước khi chúng ta chuyển từ "hợp tác" sang đối đầu với Trung Quốc, chúng ta nên tự hỏi mình một số câu hỏi khó. Trung Quốc cũng cần phải làm điều tương tự. Bởi vì cả hai nước chúng ta có thể thực sự cảm thấy tiếc mối quan hệ này khi nó biến mất.

Để bắt đầu, chúng ta cần đặt câu hỏi: Những khía cạnh nào trong cạnh tranh / xung đột của chúng ta với Trung Quốc là không thể tránh khỏi, giữa một cường quốc đang lên và một cường quốc đang ở hiện trạng, và những gì có thể làm nản lòng bởi các chính sách gay gắt ?

Hãy bắt đầu với điều không thể tránh khỏi. Trong khoảng 30 năm đầu tiên của 40 năm hội nhập kinh tế, Trung Quốc đã bán cho chúng ta những thứ mà tôi gọi là "hàng hóa hời hợt" - những chiếc áo chúng ta mặc trên lưng, giày tennis chúng ta mang trên đôi chân và tấm pin mặt trời mà chúng ta gắn trên mái nhà. Ngược lại, Mỹ đã bán cho Trung Quốc "hàng hóa sâu sắc" - phần mềm và máy tính đi sâu vào hệ thống của họ, thứ mà họ cần và chỉ có thể mua từ chúng ta.

Vâng, ngày nay, Trung Quốc giờ đây có thể sản xuất ngày càng nhiều những "hàng hóa sâu sắc" đó - như hệ thống viễn thông 5G của Huawei - nhưng chúng ta không chia sẻ sự tin tưởng giữa chúng ta với họ để cài đặt các công nghệ sâu sắc của Trung quốc trong nhà, phòng ngủ và doanh nghiệp của chúng ta, hoặc thậm chí bán loại hàng hóa sâu sắc nhất của chúng ta cho Trung Quốc, như chip logic tiên tiến, v…v…. Khi Trung Quốc bán cho chúng ta "hàng hóa hời hợt", chúng ta không quan tâm liệu chính phủ của họ có phải là độc đoán, tự do hay ăn chay hay không. Nhưng khi nói đến việc chúng ta mua "hàng hóa sâu sắc" của Trung Quốc, việc chia sẻ các giá trị là vấn đề quan trọng và chúng không có mặt ở đó.

Tiếp đó là chiến lược lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đó là mở rộng sự kiểm soát của Đảng Cộng sản vào mọi lỗ chân lông của xã hội, văn hóa và thương mại của Trung Quốc. Điều này đã đảo ngược quỹ đạo dần dần mở cửa của Trung Quốc với thế giới kể từ năm 1979. Kết hợp với quyết tâm của Tập Cận Bình rằng Trung Quốc không bao giờ được phụ thuộc vào Mỹ về các công nghệ tiên tiến, và Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết - mua, ăn cắp, sao chép, giả mạo hoặc đe dọa - để bảo đảm điều đó, và bạn có một Trung Quốc hung hăng hơn nhiều.

Nhưng Tập Cận Bình đã vung tay quá trán. Mức độ trộm cắp và thâm nhập công nghệ của các tổ chức Hoa Kỳ đã trở nên không thể chấp nhận được - chưa kể đến quyết định của Trung Quốc dập tắt nền dân chủ ở Hồng Kông, quét sạch văn hóa Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở miền tây Trung Quốc, sử dụng sức mạnh kinh tế và các nhà ngoại giao chiến binh sói để đe dọa các nước láng giềng như Úc, thậm chí chỉ vì yêu cầu một cuộc điều tra thích hợp về nguồn gốc của coronavirus mới ở Vũ Hán.

Tập đang biến cả thế giới phương Tây chống lại Trung Quốc - chúng ta sẽ thấy khi Trung Quốc tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022 sẽ đông đúc như thế nào - và điều này đã thúc đẩy tổng thống Mỹ và người tiền nhiệm của ông xác định việc chống lại Trung Quốc là mục tiêu chiến lược số 1 của Mỹ.

Nhưng chúng ta đã thực sự suy nghĩ về cách chúng ta làm điều này "như thế nào" hay chưa?

Nader Mousavizadeh, người sáng lập và là C.E.O. của Macro Advisory Partners, một công ty tư vấn địa chính trị, cho rằng nếu bây giờ chúng ta chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang một chiến lược đối đầu với Trung Quốc mà không thể đảo ngược, chúng ta nên bắt đầu bằng cách đặt ra ba câu hỏi cơ bản :

Thứ nhất, Mousavizadeh nói: "Chúng ta có chắc rằng chúng ta hiểu khá đủ động lực của một xã hội rộng lớn và đang thay đổi như Trung Quốc, để quyết định rằng sứ mệnh không thể tránh khỏi của nó là sự lan rộng chủ nghĩa độc tài trên toàn cầu ? Đặc biệt là khi điều này sẽ phụ thuộc vào cam kết đối nghịch mang tầm thế hệ từ phía Hoa Kỳ, mà quay ngược lại, sẽ tạo ra một Trung Quốc vẫn dân tộc chủ nghĩa nhiều hơn?"

Thứ hai, vị cố vấn cao cấp lâu năm của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, Mousavizadeh nói: Nếu chúng ta tin rằng mạng lưới liên minh của chúng ta là "một tài sản độc đáo của Mỹ, chúng ta đã lắng nghe nhiều như chúng ta đã nói chuyện với các đồng minh châu Á và châu Âu về thực tế mối quan hệ kinh tế và chính trị của họ với Trung Quốc hay chưa - bảo đảm rằng lợi ích và giá trị của họ được gắn kết trong cách tiếp cận chung với Trung Quốc hay chưa ? Bởi vì nếu không có điều đó, bất kỳ liên minh nào cũng sẽ sụp đổ".

Không còn nghi ngờ gì nữa, cách tốt nhất để Mỹ đối trọng với Trung Quốc là làm một điều mà Trung Quốc ghét nhất - đối đầu với nó bằng một liên minh rộng lớn, xuyên quốc gia, dựa trên các giá trị phổ quát chung, liên quan đến pháp quyền, thương mại tự do, nhân quyền và các tiêu chuẩn giải trình cơ bản.

Khi chúng ta thực hiện đối đầu với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ đấu với Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập có thể dễ dàng tận dụng tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đứng về phía ông ta. Khi chúng ta làm cho thế giới chống lại Trung Quốc trên những gì là chuẩn mực quốc tế tốt nhất và công bằng nhất, chúng ta cô lập những người kiên quyết ũng hộ Bắc Kinh và tận dụng nhiều nhà cải cách Trung Quốc đứng về phía chúng ta.

Nhưng Trung Quốc sẽ không chỉ phản ứng với những câu chuyện mang tinh thần cao cả về các chuẩn mực quốc tế, ngay cả khi nó phải đối mặt với một liên minh toàn cầu. Các câu chuyện như vậy phải được ủng hộ với ảnh hưởng kinh tế và quân sự. Nhiều doanh nghiệp Mỹ giờ đây đang thúc đẩy việc bãi bỏ thuế quan giai đoạn 1 của Trump đối với Trung Quốc - mà không yêu cầu Trung Quốc bãi bỏ các khoản trợ cấp dẫn đến các mức thuế này ngay từ đầu. Một ý tưởng tồi. Khi đối phó với Trung Quốc, hãy nói chuyện nhẹ nhàng nhưng luôn mang theo một mức thuế lớn (và một hàng không mẫu hạm).

Câu hỏi thứ ba, Mousavizadeh lập luận, nếu chúng ta tin rằng ưu tiên bây giờ của chúng ta sau cuộc chiến chống khủng bố kéo dài 20 năm, phải là "sửa chữa ở trong nước - bằng việc giải quyết những thâm hụt chán ngắt trong cơ sở hạ tầng, giáo dục, thu nhập và công bằng chủng tộc" - thì liệu việc sửa chửa đó có hữu ích hơn hay nguy hiểm hơn khi nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc ? Nó có thể đốt lên một ngọn lửa phía dưới người Mỹ để rước lấy tình trạng hiểm nghèo khi đổi mới quốc gia. Nhưng nó cũng có thể đốt cháy toàn bộ mối quan hệ Mỹ-Trung, ảnh hưởng đến mọi thứ từ chuỗi cung ứng đến trao đổi sinh viên, đến việc Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trong mọi trường hợp, đây sẽ là danh sách kiểm tra khởi đầu của tôi, trước khi chúng ta chuyển từ cuộc chiến chống khủng bố sang cuộc chiến chống Trung Quốc. Hãy thực sự suy nghĩ đển điều này một cách thông suốt.

Các cháu của chúng ta sẽ cảm ơn chúng ta vào năm 2041.

_ Thomas L. Friedman là nhà bình luận về đối ngoại . Ông gia nhập tờ báo vào năm 1981, và đã giành được ba giải Pulitzer. Ông là tác giả của bảy cuốn sách, bao gồm "Từ Beirut đến Jerusalem", cuốn sách này đã giành được giải thưởng Sách Quốc gia.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.