Điều tra Covid Trung Quốc, Thực hiện Phương pháp Tiếp cận những Người săn tìm Virus.

Quyết liệt và hung hãn là một kỹ thuật sai lầm khi khiến Trung Quốc công khai về sự lây lan ban đầu của đại dịch. Một chương trình dịch bệnh toàn cầu thành công nhưng ít được biết đến, mang lại một cách tiếp cận thông minh hơn nhiều.

Nhóm mặc thiết bị bảo hộ cá nhân trên tàu liên lạc tuần duyên : Tiến sĩ Callahan (giữa) lãnh đạo Đội Hỗ trợ Thảm họa Y tế của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, trên boong tàu Grand Princess ngoài khơi bờ biển California, tháng 3 năm 2020. Tác giả dẫn đầu nhóm lên con tàu du lịch thứ hai bị nhiễm Covid, vào tháng 3 năm 2020, ngoài khơi California. | Được phép của Michael Callahan.

 

 MICHAEL CALLAHAN,...15/09/2021 ... Theo Politico.

Trần H Sa lược dịch.

Covid-19 thực sự đến từ đâu?

Nguồn gốc của đại dịch có tầm quan trọng to lớn đối với khoa học, y học và an ninh toàn cầu, nhưng gần hai năm sau lần lây nhiễm đầu tiên được biết đến, công việc tìm kiếm bị sa lầy. Bản báo cáo thu hút nhiều sự chú ý từ dư luận và báo chí, của cộng đồng tình báo Mỹ gởi cho Tổng thống Joe Biden hồi tháng trước, chỉ xác nhận cách thức có rất ít tiến bộ: Sau cuộc điều tra kéo dài 90 ngày, nó đưa ra hai giả thuyết quen thuộc từ lâu. Virus có nguồn gốc từ sự tiếp xúc tự nhiên của con người với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc nó thoát ra từ phòng thí nghiệm kiểm soát sinh học. Không có sự đồng thuận về giả thuyết nào có nhiều khả năng hơn.

Có một lý do chính yếu mà nhiều người trong chúng ta không biết : Chính phủ Trung Quốc đã luôn che giấu các sự kiện xung quanh đợt bùng phát coronavirus lúc ban đầu, và chống lại việc cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà điều tra Mỹ và thậm chí cho Tổ chức Y tế Thế giới.

Điều này không có nghĩa Trung Quốc vốn là một tác nhân có ác ý. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể chỉ đơn giản là lo lắng về những gì khác sẽ xảy ra, khi họ cung cấp thông tin. Có lẽ đó là lỗi của con người trong phòng thí nghiệm Vũ Hán, điều mà sẽ làm tổn thương đến lòng tự hào dân tộc của họ đối với cơ sở kiểm soát sinh học mới mẽ, hàng đầu của Trung Quốc. Và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đúng khi họ phàn nàn rằng việc sớm chỉ trỏ vào Bắc Kinh, và đặc biệt là những cáo buộc về phát triển vũ khí sinh học, chẳng qua chỉ là một hành xử chính trị hằn học vô căn cứ.

Ngay bây giờ mọi dấu hiệu cho thấy thế bế tắc đang tiếp tục. Tổ chức Y tế Thế giới đang khởi động một cuộc điều tra toàn cầu lần thứ hai về nguồn gốc của Covid, cuộc điều tra này do các nhà điều tra có trình độ chuyên môn cao hơn so với cuộc điều tra lần đầu, nhưng Trung Quốc tiếp tục từ chối có thêm các cuộc điều tra về những gì đã xảy ra. Ở Washington, hiện đang gia tăng áp lực buộc Tòa Bạch Ốc phải quyết liệt và hung hãn với Trung Quốc - buộc nước này phải hợp tác bằng cách áp đặt các hình phạt mới, nghiêm trọng, chẳng hạn như các lệnh trừng phạt các phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

Có rất ít lý do để cho rằng những thứ này có thể hoạt động. Và ngay cả khi họ đã bị trừng phạt, cách tiếp cận cứng rắn sẽ là một sai lầm to lớn về lâu về dài. Covid-19 chỉ là một trong nhiều đại dịch mà chúng ta có thể thấy trong thế kỷ này, và - trước số lượng động vật và dân số khổng lồ của Trung Quốc, mạng lưới giám sát rộng khắp, khả năng giải mã virus nhanh nhạy và khả năng sản xuất sinh học khổng lồ của nó - chúng ta sẽ cần Trung Quốc trong tương lai, vừa để điều tra, vừa để giúp chống lại đại dịch tiếp theo, và đại dịch sau đó nữa.

Tổng thống Joe Biden thăm Phòng thí nghiệm Phát Sinh bệnh liên quan đến Virus tại Viện Y tế Quốc gia ở Bethesda, Md., Vào tháng 2 năm 2021. Ở giữa, phía dưới là mô hình của virus COVID-19. | Ảnh AP / Evan Vucci

Dù muốn hay không, Joe Biden và những người kế nhiệm ông tại Tòa Bạch Ốc cần Trung Quốc như một đối tác lâu dài hơn nhiều, so với việc cần Trung Quốc như một thứ bung xung.

Vậy bây giờ thì làm sao ? Trước bối cảnh bế tắc hiện tại, có cách nào để làm việc hiệu quả với Trung Quốc về những loại vấn đề mà chúng ta sẽ cần giải quyết trong tương lai ?

Tôi đã tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh toàn cầu trong 22 năm, cô lập các virus nguy hiểm vào khu vực nào đó, và điều trị bệnh nhân bị nhiễm, và tôi đã làm việc trong ba cơ quan liên bang của Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống của cả hai đảng. Và tôi có thể nói câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, nó đòi hỏi nhiều hơn so với những báo cáo tình báo được chỉ định và thực hiện một cách vội vàng. Nó đòi hỏi nhiều hơn so với việc phàn nàn về một Trung Quốc bất hợp tác, hoặc tạo ra các kế hoạch gây áp lực bằng ngoại giao đe dọa.

Một giải pháp hứa hẹn hơn sẽ liên quan đến những thành công của một nỗ lực kéo dài trong 30 năm, nhưng ít được biết đến của chính phủ Hoa Kỳ, nhằm loại bỏ các vũ khí sinh học ở những nơi nguy hiểm trên thế giới, và bảo đảm an toàn đối với các mầm bệnh nguy hiểm trong các phòng thí nghiệm của nước ngoài. Nỗ lực đó đã xây dựng một đội ngũ chuyên gia của Hoa Kỳ sinh hoạt trên thực địa, có kỹ năng về virus học, thực hành kiểm soát sinh học ở nước ngoài, và chăm sóc các bệnh nhân bị nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm ở mức độ cao. Trải nghiệm trực tiếp "từ găng tay sang mầm bệnh" của họ, thường ở trong những môi trường không thuận lợi về mặt chính trị, đã tạo ra một loạt các phương pháp tiếp cận thành công trong việc loại bỏ các yếu tố con người mà đã góp phần gây ra tai nạn, lây nhiễm trong phòng thí nghiệm hoặc bùng phát diịch.

Kinh nghiệm của họ sẽ mở rộng phạm vi của bất kỳ cuộc điều tra mới nào về nguồn gốc của Covid-19 - và quan trọng hơn, phong cách xây dựng hợp tác của họ sẽ có thể bảo vệ sự sẵn sàng giúp đỡ của Trung Quốc đối với phương Tây trong tương lai, có thể là những đại dịch thảm khốc hơn.

Căn nguyên của câu chuyện thành công này nằm ở cách tiếp cận của Mỹ với một cường quốc đối địch khác, Liên Xô.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở nên cảnh giác về tính an toàn của chương trình vũ khí sinh học ở quốc gia đó. Mỹ lo ngại điều gì có thể thoát ra từ các cơ sở và kho dự trữ vũ khí sinh học của họ - và ai có thể thuê 60.000 nhà khoa học được đào tạo ở Liên xô để sản xuất những bom đạn vẫn hữu hiệu này.

Sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2000, và các cuộc tấn công bằng bệnh than nhắm vào người Mỹ ngay sau đó, Mỹ đã tăng cường nỗ lực để ngăn chặn vũ khí sinh học của Liên Xô, và các kỹ năng chế tạo chúng, không để bị bọn khủng bố thu được. Nhiều nỗ lực của Hoa Kỳ liên quan đến việc chuyển hướng các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học trước đây sang các mục đích hòa bình như sản xuất vắc-xin. Điều này đã tận dụng được cả chuyên môn khoa học của Liên Xô lẫn cơ sở hạ tầng kiểm soát sinh học đã có từ trước.

Tuy nhiên, rủi ro vẫn chưa biến mất. Các phòng thí nghiệm này vẫn đang xử lý các mầm bệnh nguy hiểm, và việc mầm bệnh thoát ra và lây nhiễm cho các nhân viên phòng thí nghiệm vẫn là mối quan tâm của các cơ quan an ninh phương Tây. Để chống lại nguy cơ rò rỉ hoặc lây nhiễm từ phòng thí nghiệm, Mỹ đã không tìm kiếm sự giúp đở từ các lực lượng an ninh, vệ tinh hay gián điệp. Mỹ đã sử dụng các chuyên gia bệnh truyền nhiễm.

Thượng nghị sĩ Richard Lugar, bên phải và Sam Nunn, ở giữa, chụp ảnh cùng Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, bên trái, tại hội nghị chuyên đề Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa Nunn-Lugar được tổ chức tại Đại học Quốc phòng ở Fort McNair, Washington, Thứ Hai, ngày 3 tháng 12 năm 2012, năm 2012. | Ảnh AP / Charles Dharapak.

Ý tưởng phát triển một "lực lượng đặc biệt" cho an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm ở nước ngoài, đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong Quốc hội. Năm 1991, các thượng nghị sĩ Sam Nunn (DC-Ga.) Và Richard Lugar (CH-In.) đã đồng tài trợ một đạo luật chống lại sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bằng hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân; và trong những năm qua, các chương trình Nunn-Lugar ( lấy tên của hai người tài trợ) được mở rộng dưới một chương trình tổng hợp có tên là Hợp tác Giảm thiểu Đe doạ, được gọi đơn giản là “CTR” (Cooperative Threat Reduction ) .

Nhiệm vụ của Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa có 3 phần căn bản : ngăn chặn phổ biến vũ khí sinh học và kỹ năng sản xuất chúng; chuyển hướng nghiên cứu mầm bệnh ở nước ngoài để cải thiện sức khỏe toàn cầu; và ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm thoát ra từ các phòng thí nghiệm kiểm soát sinh học ở nước ngoài. Trong 30 năm liên tiếp, Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa đã mở rộng từ Liên Xô cũ sang các khu vực bất ổn về chính trị, nơi mà các mầm bệnh nguy hiểm tồn tại cùng với các nhóm có khả năng vũ khí hóa chúng. Đến năm 2003, các chuyên gia an toàn sinh học của Hoa Kỳ đã được triển khai khắp Trung Đông và Châu Phi. Năm 2004, sau vụ đánh bom vào hộp đêm ở Bali, lo ngại rằng nhóm khủng bố Jemaah Islamiyah có thể biến các mầm bệnh mà chúng thu được từ các phòng thí nghiệm địa phương về thú y, phòng thí nghiệm của bệnh viện và phòng thí nghiệm vắc xin, thành vũ khí sinh học thô sơ, khiến Bộ Ngoại giao Mỹ mở rộng Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa sang Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan .

Cách tiếp cận phân tán dựa trên thực địa không chỉ cần thiết mà còn mang tính chiến lược. Các nhà khoa học trong lĩnh vực này là các bác sĩ về bệnh truyền nhiễm, bác sĩ thú y và các nhà vi trùng học, được tuyển dụng từ các bệnh viện và trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ như Johns Hopkins và Harvard, cũng như từ một trong những phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm quốc tế lâu đời nhất của Hải quân Hoa Kỳ ở Jakarta, Indonesia. Họ đã xây dựng quan hệ đối tác ở mỗi quốc gia không chỉ với các chính phủ, mà còn với các công ty vắc xin, các bác sĩ địa phương và các quan chức y tế công cộng, nhiều người trong số các nhóm hợp tác này đã được đào tạo tại Hoa Kỳ. Một phần của sứ mệnh là giúp mỗi cơ sở kiểm soát sinh học phát triển một kế hoạch kinh doanh, để hỗ trợ các công việc cho hòa bình và sản xuất các sản phẩm có giá trị. Mục đích là bảo đảm rằng các nhà khoa học vũ khí không bị cám dỗ đi lạc đường, và giữ cho các mầm bệnh được an toàn ở đằng sau các ổ khóa, hàng rào và tủ đông.

Các nhà khoa học của chương trình Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa thường là những người nước ngoài lần đầu tiên tiếp cận một số phòng thí nghiệm sinh học bí mật nhất thế giới - và khởi đầu những hợp tác hữu ích ở các quốc gia có liên quan. Ví dụ, ở Liên Xô cũ, nhà khoa học cao cấp của Bộ Ngoại giao, Jason Rao đã có được 30 triệu đô la trong phân bổ khẩn cấp để khởi động chương trình xây dựng năng lực mới của ông, có tên "Sáng kiến ​​Công nghiệp Sinh học". Trong khoảng thời gian 4 năm, Sáng kiến ​​Công nghiệp Sinh học đã bảo vệ an toàn cho các kho chứa mầm bệnh trên khắp Ukraine và Nga; được trao tài trợ cho việc phát triển thuốc và vắc-xin; hỗ trợ các phòng thí nghiệm vũ khí cũ để phát triển các dịch vụ có giá trị về mặt thương mại, như xét nghiệm chẩn đoán và giúp các công ty thuốc non trẻ giải quyết các nhu cầu y tế chưa được đáp ứng.

Khi chiến lược hoạt động của Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa mở rộng sang Châu Á, Rao đã trang bị lại chương trình cho khu vực dưới hình thức Chương trình Cam kết An toàn Sinh học. Đó là chương trình mà ở Liên Xô tập trung vào việc đào tạo lại những người thiết kế vũ khí hạt nhân quay sang các nghề nghiệp phục vụ hòa bình, Chương trình Cam kết An toàn Sinh học đã hoạt động để xây dựng khả năng của châu Á, nhằm tăng cường giám sát dịch bệnh, kiểm soát các ổ dịch bệnh - và bảo đảm an toàn trong việc thu thập mầm bệnh. Trong vòng 5 năm, nó đã cải thiện đáng kể việc giám sát ổ dịch, làm cho vắc xin cúm gia cầm trở nên an toàn hơn, và giúp xây dựng một trong những phòng thí nghiệm nghiên cứu virus trên dơi hàng đầu thế giới, ở Bangkok.

Chương trình đó tiếp tục thành công vào năm 2020, khi coronavirus mới lây lan : các bệnh viện, các trường đại học và các công ty liên kết với Chương trình Cam kết An toàn Sinh học ở châu Á bao gồm phòng thí nghiệm y tế công cộng, lần đầu tiên cô lập Covid-19 ở bên ngoài Trung Quốc. Và họ đã giúp duy trì mối liên kết thông tin liên lạc giữa các bác sĩ Mỹ và Trung Quốc sau khi vụ việc ở Vũ Hán trở thành một tình trạng lúng túng, và nguy cơ kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc khiến việc giao tiếp với các bác sĩ Mỹ trở nên nguy hiểm.

Cơ sở của toàn bộ mô hình Hợp tác Gỉảm thiểu Đe dọa là sự hợp tác, và nó được xây dựng dựa trên các mối quan hệ giữa bác sĩ với bác sĩ. Nó kết hợp trực tiếp các đối tác khoa học của phương Tây với các nhà khoa học địa phương để giúp họ phát triển các xét nghiệm chẩn đoán mới, hoặc vắc xin hoặc các phương pháp điều trị bệnh. Nó ưu tiên làm việc với các nhà khoa học trẻ sẵn sàng được đào tạo ở Mỹ và sau đó trở về các phòng thí nghiệm tại quê nhà của họ. Nó sử dụng các phòng thí nghiệm của Mỹ để xác nhận công việc đang được thực hiện ở nước ngoài, và sử dụng các khoản tài trợ nhỏ từ các cơ quan của Mỹ để ươm mầm các khoản đầu tư lớn hơn ở địa phương.

Mô hình xây dựng lòng tin này tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc đối phó với các chương trình sinh học rất nhạy cảm và có khả năng rất nguy hiểm. Ví dụ, những hợp tác ban đầu bao gồm các dự án vắc xin Ebola và HIV tại một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học trước đây ở Siberia, và chương trình tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho vi khuẩn kháng kháng sinh tại Obolensk - một phòng thí nghiệm gần Moscow - nơi mà các nhà khoa học vũ khí trước đây đã chế tạo bệnh than để kháng kháng sinh. Các chương trình này có thể mang lại lợi ích rõ ràng ở nước sở tại : vào những năm 1990, nhóm tương tự Obolensk từng làm cho bệnh than kháng thuốc kháng sinh, thì vào năm 2003 đã làm việc với Hợp tác Gỉảm thiểu Đe dọa để mở cơ sở sản xuất insulin đầu tiên của Nga. Một đối tác, chương trình Giám sát Dịch cúm của Nga, đã thành công gấp ba lần : Nó giúp Mỹ giám sát dịch cúm quan trọng ở một khu vực bị khắc chế, giảm xác suất virus cúm thoát khỏi phòng thí nghiệm bằng cách tập trung vào công việc nguy hiểm về cúm, và mang lại lợi nhuận cho địa phương bằng cách cung cấp cho các nhà chăn nuôi động vật các xét nghiệm chẩn đoán tốt hơn đối với các bệnh thú y. (Nó cũng được giới thiệu trong một phim tài liệu của Discovery, Flu Time Bomb .)

Tiến sĩ Michael Callahan rời cơ sở kiểm soát sinh học Ebola tại Trung tâm Nghiên cứu VECTOR của nhà nước, ở Novosibirsk, Nga. Tháng 5 năm 2004. (đây là hình ảnh công khai đầu tiên của các nhà khoa học về Hợp tác Gỉam thiểu Đe dọa trên thực tế bên trong phòng thí nghiệm có mức an toàn sinh học cao nhất của Nga). Tác giả tại cơ sở kiểm soát sinh học Ebola ở Novosibirsk, Nga, vào tháng 5 năm 2004. | C / O. Michael Callahan.

Việc chuyển đổi các cơ sở kiểm soát sinh học thành các phòng thí nghiệm y tế công cộng, hoặc các công ty công nghệ sinh học, không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc suôn sẻ. Các nhà khoa học Mỹ đi du lịch ở Nga đã bị Tổng cục An ninh Liên bang Nga quấy rối, luôn nhận được cùng một phòng khách sạn và được yêu cầu chích vắc xin của Nga để làm việc trong các phòng thí nghiệm của Nga. Các phòng thí nghiệm có những nguy hiểm riêng; một phòng thí nghiệm virus đã bị nghi ngờ là nguyên nhân của một đại dịch : Năm 1977, một ổ dịch cúm xuất hiện ở miền bắc Trung Quốc và đã quét qua toàn cầu, giết chết hơn 700.000 người, rất có thể xuất phát từ một loại virus vào những năm 1950 mà chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm, đã thoát ra từ những tủ đông đã qua hai thập kỷ.

Nhưng phần thưởng đến từ cả quan hệ đối tác lẫn kiến ​​thức căn bản mới. Một phát hiện quan trọng từ công việc của Hợp tác Gỉam thiểu Đe dọa trong những năm qua, có thể liên quan trực tiếp đến sự bùng phát dịch Covid : Trong nhiều trường hợp, lây nhiễm được cho là do các hoạt động thực sự xảy ra bên ngoài phòng thí nghiệm kiểm soát sinh học, thường là trong quá trình thu thập các mẫu virus trên thực địa. Động vật có móng vuốt, và có răng lúng túng cắn và cào trong quá trình thu thập chất lỏng từ cơ thể của chúng. Răng và móng dễ dàng xuyên thủng găng tay mỏng vốn cần thiết để duy trì sự khéo léo, khi xử lý với động vật hoang dã yếu ớt. Và từ trên cao, những con dơi giận dữ tiết ra một loại nước tiểu gồm các hạt nước cực nhỏ chứa đầy vi rút. Là một phần của chương trình giám sát thực địa của Hợp tác Gỉam thiểu Đe dọa, tôi đã thu thập vi rút từ những con dơi châu Á mang coronavirus, và từ những con chim bị nhiễm cúm gia cầm, và có thể chứng thực rằng độ an toàn của việc bảo vệ cá nhân trong những chuyến thám hiểm này là mỏng như dao cạo. Thực tế cho thấy, các nhà nghiên cứu không bị lây nhiễm mỗi khi họ thực hiện một cuộc thu thập trên thực địa, là một câu hỏi tiếp tục làm chúng tôi đau đầu.

Trong những trường hợp như thế này, thực tế là, khi sự lây nhiễm xảy ra trên thực địa có thể không được chú ý. Ví dụ, trong hai trường hợp ở châu Á, "nhiễm trùng mắc phải trong phòng thí nghiệm" giữa các nhà nghiên cứu, thực sự là đã mắc phải trong quá trình thu thập trên thực địa, nhưng các triệu chứng đã bị trì hoãn trong vòng 2 và 3 ngày, sau khi các nhà nghiên cứu trở về thành phố quê nhà của họ và quay lại làm việc trong phòng thí nghiệm. Và có những yếu tố con người khác tại nơi làm việc : Ở Trung Quốc, nếu một nhà nghiên cứu phát triển các triệu chứng và nghi ngờ bị nhiễm trùng trong phòng thí nghiệm, họ có xu hướng che giấu sai lầm của họ với cấp trên .

Trong trường hợp điều tra nguồn gốc của Covid, thời gian của các chuyến đi thu thập trên thực địa của Viện Virus học Vũ Hán, mà chúng tôi biết đã xảy ra nhiều lần trong năm 2019, cần được theo dõi cẩn thận để xác định những cơ hội cho việc điều tra đơn giản chuyên sâu hơn. Như hiện tại, chúng tôi chỉ đơn giản là không có đủ thông tin để biết liệu những thứ này có thể liên quan đến sự bùng phát đại dịch hay không - và Trung Quốc đã yêu cầu các nhà nghiên cứu của họ không chia sẻ bất kỳ dữ liệu nào về thu thập trên thực địa với WHO. Nhưng kịch bản này gợi ý một mục tiêu mới cho việc nghiên cứu về nguồn gốc của Covid : Tập trung vào dữ liệu của phòng thí nghiệm ở bệnh viện, từ bất kỳ ai đã tiếp xúc với các nhà virus học Vũ Hán có đi thực địa, trong vòng 4 tuần tính từ sau khi họ trở về từ việc sưu tập trên thực địa.

Trước những gì chúng ta vẫn cần tìm hiểu về Covid-19, Mỹ có thể hợp tác với Trung Quốc về an ninh y tế như thế nào?

Câu trả lời có thể không nằm ở các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người không muốn hợp tác với phương Tây vì những lý do lớn hơn. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã thúc đẩy việc mở rộng mạnh mẽ nghiên cứu công nghệ sinh học trong nước, thúc đẩy năng lực sản xuất thuốc và vắc-xin, đồng thời giữ bí mật về dữ liệu và hành động thực tiễn vì lý do cạnh tranh. Bí mật này cũng mở rộng đến an toàn sinh học. Tôi đã được một quan chức Trung Quốc trực tiếp nói với tôi : Đảng Cộng sản coi vấn đề an toàn sinh học - bao gồm giám sát để ngăn chặn nghiên cứu lưỡng dụng, nơi mà công nghệ sinh học có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm cứu người hoặc vũ khí sinh học - là phương hại cho khát vọng thống trị thị trường công nghệ sinh học toàn cầu .

Các ưu tiên chiến lược của Bắc Kinh giúp giải thích tại sao các chương trình an ninh y tế của Mỹ không tồn tại ở Trung Quốc. Trên thực tế, ngoại trừ sự hiện diện của một Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, không có sự hiện diện đáng kể nào của chính phủ Hoa Kỳ về y tế tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có sự hiện diện y tế của Hoa Kỳ đã được xây dựng ở Trung quốc. Trong hơn 100 năm, cộng đồng giáo dục y tế Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có mối liên kết chặt chẽ với nhau, và mối liên hệ của họ vẫn bền chặt cho đến ngày nay. Chẳng hạn, đại học Yale, có quan hệ với Trung Quốc kể từ năm 1835, khi cựu sinh viên y khoa và là nhà truyền giáo, Peter Parker mở bệnh viện phương tây đầu tiên ở Quảng Châu ngày nay. Năm 1917, Quỹ Rockefeller đã xây dựng Trường Cao đẳng Y tế Liên hiệp Bắc Kinh nổi tiếng thế giới, nơi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo y tế ở Trung Quốc, và những người tốt nghiệp từ trường đó đã giúp hiện đại hóa y học Trung Quốc. Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nơi tôi làm việc, có mối quan hệ với Trường Cao đẳng Y tế Liên hiệp Bắc Kinh bắt đầu từ những năm 1970, sau chuyến công du của Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc.

Nhân viên y tế trong bộ quần áo bảo hộ tại phòng thí nghiệm phát hiện coronavirus ở Vũ Hán vào tháng 2 năm 2020 | Cheng Min / Tân Hoa Xã qua AP.

Kết quả của một thế kỷ hợp tác y tế giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc là các thành viên của cộng đồng y tế Trung Quốc, không giống như chính phủ Trung Quốc, họ có mối quan hệ sâu sắc với các đối tác Hoa Kỳ của họ. Và các mối quan hệ hiện nay mang tính đa thế hệ và sinh hoạt theo cả hai hướng, với các nhà khoa học nói tiếng Quan Thoại sinh ra tại Hoa Kỳ luân phiên nhau thông qua các phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Những mối quan hệ này tỏ ra vô giá khi Mỹ cần tìm hiểu về một đợt bùng phát dịch mới ở Trung Quốc. Ví dụ, các bác sĩ Hoa Kỳ từ Bệnh viện Nghiên cứu Nhi đồng St. Jude và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đang hợp tác nghiên cứu bệnh cúm, khi H5N1 và SARS-1 bùng phát ở Hồng Kông. Các đồng nghiệp tại Bệnh viện Prince of Wales và các nhà virus học tại Đại học Hồng Kông đã lần đầu tiên chia sẻ dữ liệu bệnh án và virus học về bệnh SARS với các đồng nghiệp Hoa Kỳ của họ. Sau đó, trong đợt dịch gây chết người H7N9 hồi năm 2013-2014, chính các bác sĩ Nam Kinh đã chia sẻ dữ liệu đáng lo ngại liên quan đến tỷ lệ tử vong cao, trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt hiện đại của Nam Kinh - và chia sẻ sự vô ích của các phương pháp điều trị do tôi và các đồng nghiệp Hoa Kỳ khác đề xuất. Và vào đầu tháng 1 năm 2020, chính các bác sĩ Nam Kinh, làm việc với các đồng nghiệp tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã chia sẻ bằng chứng đầu tiên cho thấy coronavirus mới đang lây lan từ người sang người.

Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đang kịch liệt từ chối việc truyền tải thông tin cho cộng đồng. Thông tin được chia sẻ gây rủi ro cho cá nhân và nghề nghiệp đáng kể đối với các đồng nghiệp Trung Quốc của chúng tôi : Trong những tuần đầu của đại dịch, chính phủ Trung Quốc đã tích cực kiểm duyệt việc chia sẻ dữ liệu y tế giữa các bác sĩ chẩn đoán lâm sàng ở Boston và Trung Quốc, cuối cùng đã ngăn chặn hoàn toàn luồng dữ liệu từ Vũ Hán.

Liệu loại hợp tác như vậy có thể nâng cao từ cá nhân các bác sĩ đến các cơ quan chức năng của Trung Quốc hay không?

Để thành công, trước tiên cộng đồng quốc tế phải khuyến khích Bắc Kinh tham gia đầy đủ vào cuộc điều tra nguồn gốc. Và mặc dù các tuyên bố và hành vi của Trung Quốc cho thấy rõ ràng rằng sự tham gia như vậy không có sức lôi cuốn đối với Đảng ngay bây giờ, nhưng đó không phải đã là kết thúc câu chuyện.

Cuộc thảo luận giữa các nhà phát triển thuốc và vắc xin của Hoa Kỳ và Trung Quốc, và các đồng nghiệp của họ tại các trung tâm y tế Trung Quốc cho thấy một số khả năng. Các công ty công nghệ sinh học lớn của Trung Quốc, nhiều công ty có mối quan hệ sâu sắc với Đảng, đã quan tâm đến việc bán sản phẩm của họ ở các thị trường phương Tây. Một phương án được đề xuất cho các nhà phát triển công nghệ sinh học Hoa Kỳ - trong một cuộc họp mà tôi đã tham dự dành cho các nhà đầu tư Trung Quốc - là cung cấp cho các cơ quan y tế cấp tỉnh của Trung quốc, động lực của chính họ để họ tham gia vào cuộc điều tra nguồn gốc - chẳng hạn như thưởng cho họ được tiếp cận với các công nghệ y tế mà hiện chưa có ở Trung Quốc. Có lý do để tin rằng Trung Quốc có dữ liệu nằm ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh - ví dụ, các mẫu máu và huyết thanh từ các thử nghiệm thuốc được phân tích và lưu trữ trong các phòng thí nghiệm trên khắp đất nước, điều này có thể mang lại manh mối quan trọng về thời gian và vị trí mà mầm bệnh mới xuất hiện. Và những đợt bùng phát trong quá khứ cho chúng ta một số hy vọng rằng, các nhà lãnh đạo y tế cấp tỉnh sẵn sàng chấp nhận rủi ro khiêm tốn bằng việc không tuân theo Bắc Kinh, mặc dù Covid là một tình huống khác, với sự giám sát chặt chẽ hơn.

Khả năng vượt trội của Hoa Kỳ trong việc sử dụng các công cụ điều tra ở người đã được miễn dịch, cũng có thể có giá trị. Các công nghệ này có thể được chia sẻ với một tổ chức nghiên cứu thử nghiệm bệnh án có uy tín, hoặc trung tâm học thuật y tế hàng đầu, nơi mà nó phục vụ cho các ưu tiên về y tế công cộng trong tương lai của Trung Quốc. Điều này có thể được làm cẩn thận để giải quyết các mối quan tâm của chính Trung quốc : Tăng cường sức khỏe công cộng thông qua đổi mới là một trụ cột quan trọng trong Kế hoạch 5 năm của Chủ tịch Tập Cận Bình, từ năm 2010. Một lời đề nghị như vậy, được thiết kế theo cách cho phép Trung Quốc bảo vệ thể diện, họ sẽ rất khó từ chối.

Có rất nhiều điểm khác của đòn bẩy. Tiếp cận với công nghệ vắc-xin của Mỹ, đặc biệt là công nghệ vắc-xin mRNA của phương Tây, sẽ cho Trung Quốc cơ hội cứu vãn các nỗ lực ngoại giao vắc-xin toàn cầu, mà hiện họ đang gặp khó khăn do hai loại vắc-xin Covid-19 xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc, có khả năng bảo vệ kém. Và các nhà điều tra tội phạm sinh học của Mỹ có thể giúp theo dõi nghiên cứu công nghệ sinh học 'tăng chức năng' nguy hiểm, và gây tranh cãi ở châu Á - điều mà có lẽ đáng ngạc nhiên là Trung Quốc đang ngày càng lo ngại khi nước này nhìn thấy thị trường công nghiệp sinh học đang nóng lên khắp châu Á.

Động lực thứ ba để khuyến khích sự tham gia của Trung Quốc là đề nghị giúp các công ty dược phẩm Trung Quốc thâm nhập thị trường phương Tây thông qua việc sử dụng đồng nhất các khả năng thử nghiệm và đánh giá thuốc và vắc xin. Trung Quốc có khát vọng thực dụng là hất cẳng Ấn Độ như là nhà sản xuất vắc xin và thuốc chưa bao gồm tá dược vừa đủ, có chi phí thấp hàng đầu thế giới. Một trở ngại hiện nay là mối quan tâm về các phương pháp nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc, đó là sự lo ngại trên mặt đạo đức về việc tuyển dụng bệnh nhân cho các cuộc thử nghiệm, các quy tắc đồng ý được thông báo không rõ ràng, và sự phụ thuộc vào các nghiên cứu bệnh án nhỏ hơn, được thực hiện một cách vội vàng. Cũng có những lo ngại về độ tin cậy của hoạt động sản xuất thuốc, và sinh học quy mô lớn của Trung Quốc. Hoa Kỳ có thể thành lập một văn phòng Hoa Kỳ-Trung Quốc để giúp hướng dẫn các công ty dược phẩm Trung Quốc đang tìm kiếm sự chấp thuận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, và Cơ quan Dược phẩm châu Âu để thâm nhập thị trường phương Tây. Ví dụ đã có tiền lệ : Trong các chương trình Hợp tác Gỉam thiểu Đe dọa ngày nay của Nga, các cựu giám đốc điều hành dược phẩm Hoa Kỳ, các cựu chuyên gia đánh giá của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, và các chuyên gia kỹ nghệ khác đã giúp các công ty khởi nghiệp của Nga đáp ứng các mốc quy định về thử nghiệm thuốc trong thử nghiệm trên người. Và một chương trình đào tạo về vắc-xin ở Moscow năm 2004 của các nhà khoa học từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cuối cùng đã giúp Nga phát triển thành công vắc-xin Sputnik V cho Covid-19.

Tất cả các cách tiếp cận này đều được xây dựng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về các nỗ lực Hợp tác Gỉam thiểu Đe dọa của Hoa Kỳ : rằng an toàn sinh học được xây dựng dựa trên sự hợp tác, những khuyến khích tích cực, các liên minh khoa học và các liên minh sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ. Trung Quốc có một chính phủ phức tạp hơn, và phản kháng hơn nhiều so với hầu hết các cộng tác viên của chúng tôi trước đây, nhưng điều đó chỉ biện luận cho các hình thức hợp tác phức tạp hơn mà thôi.

Cũng có những cách tiếp cận khác. Một biện pháp được Hợp tác Gỉam thiểu Đe dọa sử dụng để thúc đẩy tính minh bạch về các rủi ro trong phòng thí nghiệm, là chia sẻ các bài học kinh nghiệm từ các vụ tai nạn của Hoa Kỳ. Là một phần trong công việc của mình, tôi đã đi đến một số quốc gia có nguy cơ cao để tổ chức các hội thảo về an toàn sinh học dựa trên những sai lầm của các nhà nghiên cứu Mỹ - một cách để củng cố sự giảng dạy của chúng tôi về thực hành an toàn sinh học là với một sự khiêm tốn. Triết lý của hội thảo được thúc đẩy bởi những hiểu biết sâu sắc từ cuốn sách 'Tư duy Hộp đen' của Matthew Syed, cuốn sách lập luận rằng các tổ chức cần kiểm tra nhanh sự thất bại theo những cách khách quan, thân thiện - như kỹ nghệ hàng không đã làm - điều đó có thể giúp tránh lặp lại sai lầm một cách tốt nhất. Trong phần trình bày, chúng tôi thảo luận về các bệnh nhiễm trùng thông thường mắc phải trong phòng thí nghiệm như bệnh lao, bệnh bạch cầu, bệnh nấm coccidioidomycosis và bệnh cúm; chúng tôi là các nhà nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm được ngăn chặn cao hơn, vậy mà đã có một đồng nghiệp người Nga chết một cách bi thảm do lây nhiễm Ebola, và một sinh viên tốt nghiệp ở Moscow chết do nhiễm trùng từ những vi khuẩn được thiết kế thông qua nghiên cứu 'tăng chức năng' để đề kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh, cả hai cái chết xảy ra vào năm 2004. Khi Trung Quốc tiếp tục làm việc với các mầm bệnh nguy hiểm, các nhà nghiên cứu của họ sẽ ngày càng mong muốn được nghe cách chúng tôi đánh giá và ngăn ngừa những loại rủi ro đó, cũng như cách chúng tôi chăm sóc cho những bệnh nhân rất dễ lây nhiễm với các bệnh mới xảy ra với họ, như các bệnh Marburg, Lassa và Ebola.

Công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ mang lại cho chúng ta một số loại cà rốt khác mà chúng ta có thể sử dụng để mang đến bàn ăn. Ví dụ, trong khi Trung Quốc đã vượt xa khả năng giải trình tự gen so với Mỹ về khả năng xử lý bản gốc, hệ thống của chúng ta vẫn tốt hơn trong việc dự đoán mầm bệnh, sự tiến hóa của khối u và xác định các đột biến rò rỉ trước khi chúng thực sự xảy ra. Đây là một lĩnh vực cực kỳ có giá trị mà vẫn còn sơ khai ở Trung Quốc. Chúng ta cũng đang trên đà có thể thiết kế vắc-xin chống được biến thể, trong khi Trung Quốc vẫn đang đuổi theo loại virus của ngày hôm trước. Một số công ty Hoa Kỳ hiện có thể tạo ra các kháng thể mới chống lại các mục tiêu, hoàn toàn ở trên máy tính. Việc sản xuất kháng thể trên thực tế chỉ là một thủ tục.

Một số công nghệ này có thể tỏ ra rất hữu ích trong việc điều tra nguồn gốc. Ví dụ, một số công nghệ miễn dịch pháp y mới, thú vị nhất, là những công nghệ giải mã lịch sử miễn dịch của cá nhân và của cộng đồng. Tại Trung Quốc, ngay từ bây giờ, các mẫu máu và huyết thanh của con người từ năm 2019 đang được phân tán rộng rãi trên khắp các bệnh viện truyền thống lẫn các bệnh viện của phương Tây, cũng như ở các trung tâm nghiên cứu y tế và những chiếc tủ đông ở ngân hàng sinh học. Các đồng nghiệp y khoa ở Mỹ và các nước khác đã đề xuất một số chiến lược sử dụng công nghệ Mỹ và các mẫu bệnh án của Trung Quốc để tua lại đoạn băng, nhằm tìm bằng chứng sớm nhất về lây nhiễm Covid. Vì luật pháp Trung Quốc ngăn cản việc xuất khẩu các mẫu của con người có chứa thông tin di truyền, công việc này có thể được thực hiện trong nước Trung Quốc bởi một nhóm Hoa Kỳ-Trung Quốc. Nếu chúng ta, hoặc các đối tác Trung Quốc, tìm thấy bằng chứng về lây nhiễm giống Covid ở trong mẫu máu lấy từ một người dân làng bị bệnh sống gần hang dơi vào đầu năm 2019, nhưng không có ai sống ở đô thị Vũ Hán bị lây nhiễm cho đến tháng 12 năm 2019, điều này sẽ ủng hộ mạnh mẽ các sự kiện tự nhiên là nguyên nhân của Covid-19. Kết luận này sẽ rất tốt cho Trung Quốc. Ngược lại, nếu mẫu máu của người dân từ các ngôi làng xung quanh các hang dơi không thay đổi trong nhiều năm, nhưng mẫu máu của người dân Vũ Hán bắt đầu cho thấy bằng chứng về việc nhiễm virus từ Viện virus học Vũ Hán, thì dữ liệu đó sẽ hỗ trợ cho kịch bản rò rỉ từ trong phòng thí nghiệm.

Tất cả những cách tiếp cận này cung cấp một phương thức tìm ra điểm chung để làm việc với Trung Quốc, không chỉ là cuộc điều tra về Covid, mà còn là các cuộc điều tra mà chúng ta sẽ cần thực hiện sau này. Tất nhiên, cách tiếp cận thay thế sẽ là một số hành xử quyết liệt và hung hãn - bất kể điều đó có nghĩa là gì. Nếu Trung quốc quyết định cắt đứt các quan hệ đối tác, hoặc công nghệ, hoặc kết nối với khoa học phương Tây, chúng ta cần phải nghiêm túc lo lắng về hậu quả. Những người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất không phải là các quan chức Đảng ở Bắc Kinh mà là các nhà nghiên cứu Trung Quốc, những người đầu tiên xác định các loại vi rút mới và gây chết người, là các bác sĩ đồng nghiệp Trung Quốc của chúng ta, những người dạy chúng ta cách chăm sóc nạn nhân của các căn bệnh mới; và là các nhà phát triển thuốc và vắc xin chúng ta, những người mà chúng ta cần sản xuất vắc xin an toàn, chi phí thấp để bảo vệ phần còn lại của thế giới.

* * *

_ Michael Callahan, là bác sĩ bệnh truyền nhiễm và là giám đốc dịch mã bệnh án tại Trung tâm vắc xin và liệu pháp miễn dịch tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, là cựu bác sĩ an toàn sinh học phục vụ cho Sáng kiến ​​Công nghiệp Sinh học của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Liên Xô cũ và Chương trình Tương tác Sinh học ở Châu Á. Ông đã triển khai công tác tới 9 ổ dịch quốc tế bao gồm Marburg, Ebola và SARS-1.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.