Rời khỏi Afghanistan, Mỹ tái tổ chức các quan hệ quyền lực toàn cầu

Việc Mỹ rút quân tạo ra những rắc rối mới cho Trung Quốc và Nga.

Các chiến binh Taliban xông vào sân bay quốc tế Kabul để bảo vệ khu vực và kiểm tra các khí tài bị bỏ lại, sau khi quân đội Mỹ hoàn tất việc rút quân hôm thứ Ba. MARCUS YAM / LOS ANGELES TIMES / GETTY IMAGES

Yaroslav Trofimov và Trang Jeremy, Aug. 31, 2021 Theo The Wall Street Journal.

Trần H Sa lược dịch.

Sau khi chính phủ Afghanistan được Mỹ hậu thuẫn sụp đổ vào ngày 15/8, Bắc Kinh không thể kiềm chế niềm vui của họ trước những gì họ mô tả là sự sỉ nhục của đối thủ chính trên toàn cầu của họ - mặc dù Washington cho biết một lý do lớn để rút quân là quyết định tập trung nhiều nguồn lực hơn vào Trung Quốc.

Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh đến cái chết của Zaki Anwari, một cầu thủ bóng đá Afghanistan 17 tuổi, đã bị rơi khỏi bộ phận tiếp đất ở một chiếc C-17 của Mỹ khi nó cất cánh từ sân bay Kabul. Cô nói, "Huyền thoại Mỹ rơi rụng. Ngày càng có nhiều người thức tỉnh hơn."

Ở Nga cũng vậy, truyền thông nhà nước tràn ngập sung sướng trên đau khổ của kẻ khác, mặc dù bị giảm bớt bởi lo ngại về sự thất bại của Afghanistan sẽ lan sang các đồng minh Trung Á mong manh của nó. Margarita Simonyan, tổng biên tập đài truyền hình RT của Nga, viết trên Twitter "bài học của câu chuyện là : đừng giúp các ngôi sao và sọc. Họ sẽ chỉ khom lưng và bỏ rơi bạn."

Nhưng bây giờ cuộc chiến Afghanistan kéo dài 20 năm của Mỹ đã kết thúc, sự hả hê đang chuyển sang một cái nhìn tỉnh táo hơn về việc, chiến tranh và sự rút lui sẽ ảnh hưởng đến cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào.

Cuộc khủng hoảng đáng kinh ngạc của nhà nước Afghanistan được bảo vệ bởi Hoa Kỳ đánh dấu những hạn chế ở sức mạnh cứng của Mỹ. Những cảnh tuyệt vọng đầy kịch tính ở Kabul đã làm nản lòng và gây tức giận trong nhiều đồng minh của Mỹ, đặc biệt là ở châu Âu, gây ra thiệt hại tai tiếng đáng kể.

Tổng thống Biden sau khi nói về các vụ đánh bom tại sân bay Kabul hôm thứ Năm….ẢNH: EVAN VUCCI /ASSOCIATED PRESS

Tuy nhiên, bất chấp tuyên truyền của họ thổi phồng câu chuyện yếu kém của Mỹ, dường như Bắc Kinh và Moscow không trốn tránh được ý tưởng rằng, Hoa Kỳ không phải là nước duy nhất thua cuộc.

Xét về gốc gác sức mạnh quân sự và nguồn lực kinh tế, Mỹ vẫn chiếm ưu thế. Việc Mỹ xoay trục khỏi Afghanistan có nghĩa là Washington có nhiều nguồn lực hơn để thúc đẩy cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia này muốn vẽ lại trật tự quốc tế mà đã giúp ích cho lợi ích của Mỹ và của các đồng minh Mỹ trong nhiều thập kỷ.

Và không giống như Nga và Trung Quốc, đối với các quốc gia trong khu vực lân cận của Afghanistan, thì sự có mặt của Mỹ rất khác so với những hậu quả trực tiếp do việc Taliban tiếp quản, từ dòng người tị nạn đến khủng bố đến buôn bán ma túy. Quản lý Afghanistan kể từ bây giờ ngày càng trở thành một vấn đề đối với Moscow và Bắc Kinh, và các đồng minh trong khu vực của họ.

Ma Xiaolin, một học giả quan hệ quốc tế tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Chiết Giang ở Hàng Châu, Trung Quốc nói "Việc các lực lượng Mỹ rút khỏi Afghanistan một cách hỗn loạn và đột ngột không phải là tin tốt đối với Trung Quốc", ông lưu ý rằng Mỹ vẫn mạnh hơn về công nghệ, sản xuất và sức mạnh quân sự. "Trung Quốc chưa sẵn sàng thay thế Mỹ trong khu vực".

Trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Mỹ cần duy trì sự dính líu ở Afghanistan, bao gồm cả việc giúp nước này duy trì sự ổn định và chống khủng bố bạo lực, theo một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Moscow cũng kêu gọi Mỹ và các đồng minh không quay lưng lại. Zamir Kabulov, đặc phái viên về Afghanistan của Tổng thống Vladimir Putin, cho biết các nước phương Tây nên mở lại các đại sứ quán ở Kabul và tham gia vào các cuộc đàm phán với Taliban về việc xây dựng lại nền kinh tế của đất nước này. "Điều này áp dụng trước tiên cho những quốc gia đã duy trì quân đội của họ ở đó trong 20 năm, và gây ra sự tàn phá mà chúng ta nhìn thấy bây giờ", ông Kabulov nói với truyền hình Nga.

Các học giả về Trung Quốc, những người tư vấn cho chính phủ đặt kỳ vọng Mỹ sẽ tập trung lại các nguồn lực quân sự vào việc chống lại Bắc Kinh, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương, và thể hiện quyết tâm lớn hơn trong một khu vực có tầm quan trọng chiến lược, hiện đang là một điểm đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng.

Tổng thống Biden, trong bài phát biểu tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan hồi tháng 4, sau một cuộc chiến tranh tiêu tốn hàng trăm tỷ USD và cướp đi sinh mạng của 2.465 người Mỹ, đã chứng minh cho động thái rút quân bằng cách nhấn mạnh mệnh lệnh này, ông nói : "Thay vì quay trở lại chiến tranh với Taliban, chúng ta phải tập trung vào những thách thức đang ở phía trước. Chúng ta phải củng cố khả năng cạnh tranh của Mỹ để đáp ứng sự cạnh tranh gay gắt mà chúng ta đang phải đối mặt từ một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán".

Chuyển đổi chính sách.

Hoa Kỳ đã có thể cho phép nước cộng hòa Afghanistan ngăn chặn Taliban trong nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ, bằng cách tiếp tục sự hiện diện quân sự tương đối nhỏ của Hoa Kỳ, tập trung vào hỗ trợ trên không, tình báo và hậu cần, hơn là chiến đấu trên mặt đất. Thay vì một thất bại quân sự, như những năm 1970 ở Việt Nam, việc Mỹ rút quân là một chuyển đổi chính sách có chủ ý, ngay cả khi nó gây ra những hậu quả không lường trước được.

Alexander Gabuev, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Carnegie Moscow cho biết, "Những người nghiêm túc ở Moscow hiểu rằng bộ máy quân sự Mỹ và tất cả các thành phần có tính ưu thế toàn cầu của Mỹ sẽ không đi đến đâu, và rằng toàn bộ ý tưởng không còn tham gia vào 'cuộc chiến mãi mãi' này là một ý tưởng chính xác. Vâng, việc thực hiện ý tưởng này có phần kỳ quái, nhưng mong muốn tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là Đông Á và Trung Quốc, đang gây ra ở đây một sự bất an nhất định, một sự lo lắng - và một sự am hiểu về logic chiến lược."

Ông nói thêm, hy vọng chính ở Moscow, là tác dụng phụ từ việc rút quân khỏi Kabul sẽ dẫn đến sự phân cực chính trị thêm nữa bên trong Hoa Kỳ, và dẫn đến những căng thẳng mới trong mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện với một người đàn ông bị thương sau vụ đánh bom sân bay ở Kabul hôm thứ Năm….ẢNH: WAKIL KOHSAR / AGENCE FRANCE-PRESSE / GETTY IMAGES

Những căng thẳng này đã có thật, đặc biệt là sau khi ông Biden từ chối yêu cầu của châu Âu gia hạn thời hạn rút quân vào ngày 31/8 để các đồng minh có thể đưa các công dân còn lại của họ và các đồng minh Afghanistan ra khỏi Kabul. Hàng chục ngàn người như vậy, đủ điều kiện để sơ tán, vẫn bị mắc kẹt.

Ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, chẳng hạn như Anh, cũng đã công khai chỉ trích cách rút quân của Mỹ. Tom Tugendhat, chủ tịch ủy ban đối ngoại tại Hạ viện Anh và là một cựu chiến binh chiến tranh Afghanistan, đã so sánh sự thất bại ở Kabul với cuộc khủng hoảng Suez năm 1956, sự kiện mà đã ngăn cản những quyền lực hạn chế của Anh và dẫn đến sự rút lui chiến lược của đất nước ông.

Ông Tugendhat nói trong một cuộc phỏng vấn, "Năm 1956, tất cả chúng ta đều biết rằng Đế quốc Anh đã kết thúc, nhưng cuộc khủng hoảng Suez đã khiến điều đó hoàn toàn rõ ràng. Kể từ thời Tổng thống Obama, với hành động rút quân của Mỹ, ôi Chúa ơi, nó đã khiến cho điều này rõ ràng".

Ông nói thêm, "Đó không nhất thiết là tin tuyệt vời cho Nga và Trung Quốc."

Ông Tugendhat nói, "Thực tế là hành vi xấu của Trung Quốc và Nga chỉ có thể xảy ra trong một thế giới theo trật tự Mỹ. Nếu bạn biết rằng cha bạn vẫn sẽ đổ xăng vào xe vào ngày hôm sau, thì bạn chỉ có thể tức giận khi bạn chưa trưởng thành."

Kết cục của Mỹ ở Afghanistan đã làm dấy lên mối lo ngại đặc biệt ở Đài Loan, hòn đảo dân chủ mà Bắc Kinh tìm cách thống nhất với đại lục - bằng vũ lực nếu cần thiết. Hoa Kỳ có nghĩa vụ theo luật pháp để giúp Đài Loan tự bảo vệ mình. Sau khi các chính trị gia thân Bắc Kinh cảnh báo rằng Đài Loan không nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ trong trường hợp Trung Quốc tấn công, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi hòn đảo này tự lực hơn.

Quan điểm phổ biến trong các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á là giờ đây, Washington, cuối cùng có thể thực hiện lời cam kết về "xoay trục sang châu Á" mà chính quyền Obama đã hứa như một cách để chống lại Trung Quốc, nhưng phần lớn đã thất bại vì Mỹ bận tâm với Afghanistan và Trung Đông.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thị sát quân đội ở Đài Nam hồi tháng 1…..ẢNH: SAM YEH/AGENCE FRANCE-PRESSE/GETTY IMAGES

S. Paul Choi, cựu sĩ quan quân đội Hàn Quốc và cố vấn cho các lực lượng Mỹ ở đó, hiện là cố vấn an ninh có trụ sở tại Seoul, nói "Có một sự thừa nhận về những bài học cần phải rút ra. Với một lưu ý tích cực hơn, những gì mà các đồng minh châu Á muốn thấy là sự chú ý lớn hơn, nguồn nhân lực lớn hơn, đào tạo nhân sự lớn hơn… Điều đó tập trung nhiều hơn vào khu vực này chứ không phải là chống khủng bố ở Trung Đông".

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Jen Psaki hồi đầu tháng này đã thách thức quan điểm cho rằng các sự kiện ở Kabul tạo ra một cơ hội cho Moscow hoặc Bắc Kinh kiểm tra ý chí của Mỹ trong các nước láng giềng của họ. Bà nói "Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng : Chúng tôi đứng bên nhau, như được nêu trong Thỏa thuận quan hệ Đài Loan, với những con người ở Đài Loan. Chúng tôi đứng bên cạnh các đối tác trên khắp thế giới, những nơi phải chịu đựng loại tuyên truyền mà Nga và Trung Quốc đang dự đoán. Và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những lời nói đó bằng những hành động."

Trong khi sự hỗn loạn ở Afghanistan ít nhất đã tạm thời làm suy yếu uy tín của Mỹ với các đối tác và đồng minh, những mối quan hệ này, từ Đài Loan đến Israel, đến Ukraine, được dựa trên một loạt các cam kết độc đáo - và, không giống như thất bại ở Afghanistan của Mỹ, ở tất cả những nơi đó sẽ không có ngày hết hạn được đặt trước. Washington đã phát đi ý định rời khỏi Afghanistan kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Obama hơn một thập kỷ trước, mặc dù nhiều nhà lãnh đạo Afghanistan tin rằng Mỹ sẽ không bao giờ thực sự làm như vậy.

Slawomir Debski, giám đốc Viện Các Vấn đề Quốc tế của Ba Lan, một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng ở Warsaw, nói rằng rắc rối ở Kabul sẽ ít ảnh hưởng đến vấn đề quan trọng của quốc gia ông : khả năng của Mỹ và NATO trong việc ngăn chặn Nga ở sườn phía đông của liên minh.

Ông nói, "Không ai trong số các đồng minh chỉ trích chính quyền Biden về bản thân quyết định rút quân. Họ chỉ trích sự thi hành khốn khổ của nó. Nhưng điều này không thay đổi mối quan hệ căn bản. Liên minh của chúng tôi với người Mỹ đủ lâu dài để chúng tôi biết rằng họ phạm những sai lầm gì và chúng tôi có thể dễ dàng tránh được".

Khủng bố.

Hoa Kỳ xâm lược Afghanistan vào năm 2001 vì các nhà lãnh đạo Taliban của đất nước vào thời điểm đó đã lưu giữ Osama bin Laden và các nhà lãnh đạo al Qaeda khác, những người đã âm mưu các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 vào Mỹ. Kể từ đó, các nhóm khủng bố Hồi giáo, đặc biệt là Nhà nước Hồi giáo cực đoan hơn nhiều, đã thiết lập các chỗ đứng khác trên khắp thế giới, từ Mozambique đến Philippines, đến Tây Phi.

Afghanistan, nơi mà Nhà nước Hồi giáo thực hiện vụ đánh bom ở sân bay Kabul hôm thứ Năm khiến 200 người Afghanistan và 13 lính Mỹ thiệt mạng, có chung một đoạn biên giới ngắn ở miền núi với Trung Quốc và một biên giới dài, dể qua lại với Tajikistan và các quốc gia Trung Á khác, mà từ đó đã đưa hàng triệu lao động nhập cư đến Nga.

Trong các chuyến thăm gần đây tới Nga và Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Taliban đã bảo đảm với chủ nhà rằng họ sẽ không cho phép những kẻ khủng bố quốc tế hoạt động từ Afghanistan một lần nữa.

Andrey Kortunov, tổng giám đốc Hội đồng Các Vấn đề Quốc tế của Nga, một tổ chức tư vấn cho chính phủ, nói "Taliban nói tất cả những lời đúng đắn vào bây giờ : Họ sẽ không cho phép sử dụng lãnh thổ của họ đối với các hoạt động khủng bố ở phía đông, ở Tân Cương, hoặc về phía bắc, ở Trung Á. Nhưng cho đến nay đây chỉ là những lời nói… Có rất nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời."

Các quân nhân Nga tham gia một cuộc tập trận quân sự chung của Nga, Tajikistan và Uzbekistan gần biên giới Afghanistan vào ngày 10/8….ẢNH: NOZIM KALANDAROV/TASS/ZUMA PRESS

Đối với Trung Quốc, vấn đề chủ chốt ở Afghanistan từ lâu đã là sự hiện diện của các chiến binh Duy Ngô Nhĩ từ Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, hay ETIM, và tổ chức kế nhiệm nó, Đảng Hồi giáo Turkestan. Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 500 chiến binh Duy Ngô Nhĩ này đang ở Afghanistan, chủ yếu ở tỉnh Badakhshan, phía đông bắc đất nước.

Haneef Atmar, Bộ trưởng Ngoại giao của nước cộng hòa Afghanistan đã sụp đổ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng 8 rằng việc triển khai các chiến binh Duy Ngô Nhĩ này, một số người trở về Afghanistan từ chiến trường Syria, là một trong những lý do giải thích cho cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban ở phía bắc đất nước. Phát ngôn viên của Taliban, Suhail Shaheen, và các quan chức cao cấp khác đã nhiều lần nói rằng Taliban sẽ không can thiệp vào các công việc nội bộ của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Vương Nghị đã trực tiếp nêu vấn đề với Mullah Abdul Ghani Baradar, người đứng đầu văn phòng chính trị của Taliban, khi hai người gặp nhau tại Trung Quốc vào cuối tháng 7. Sau cuộc họp đó, Trung Quốc cho biết họ đã làm rõ các yêu cầu của mình, thúc ép Taliban phá vỡ tất cả các tổ chức khủng bố và có hành động kiên quyết chống lại Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan.

Mullah Abdul Ghani Baradar, người đứng đầu văn phòng chính trị của Taliban, và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chụp ảnh trong cuộc họp của họ tại Thiên Tân, Trung Quốc vào tháng 7…..ẢNH: LI RAN/TÂN HOA XÃ/ASSOCIATED PRESS

Trong khi ao ước thành công ở nơi mà Mỹ thất bại, Bắc Kinh bất đắc dĩ bị lôi kéo vào chính trị nội bộ của Afghanistan hoặc đảm nhận gánh nặng trợ cấp vô thời hạn cho nhà nước Afghanistan khánh kiệt. Quân đội Trung Quốc thiếu kinh nghiệm ở bên ngoài biên giới Trung Quốc.

Moscow, với lịch sử đau đớn của riêng mình ở Afghanistan, cũng đang bước đi cẩn thận. Fyodor Lukyanov, người đứng đầu Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, nói "Afghanistan là một nơi độc đáo. Nó đã cho thấy trong suốt lịch sử rằng những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các Đế chế ở đó, không mang lại lợi ích cho bất cứ ai."

Wang Huiyao, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh, và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, đã nêu ra ví dụ về Việt Nam, từng là nơi xảy ra thất bại quân sự nhục nhã của Mỹ và hiện là một trong những đối tác quan trọng của Washington ở châu Á.

Ông Wang nói, "Đó là câu chuyện tương tự với việc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1975 : Mọi người nói rằng nó sẽ được tiếp quản bởi Trung Quốc hoặc người Nga. Bây giờ hãy nhìn vào nó."


—Vivian Salama đã đóng góp cho bài viết này.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.