Tại sao Úc đặt cược đất nước của mình vào sức mạnh lâu dài của Mỹ ở châu Á

Chưa đầy ba năm trước, nhà lãnh đạo Úc nói rằng đất nước của ông không cần phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân cho thấy nhiều thứ đã thay đổi kể từ đó.

Australia đã ký một thỏa thuận với Mỹ và Anh để có được các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhằm tăng cường cho đội tàu chạy bằng diesel thông thường. Credit…Richard Wainwright / EPA, thông qua Shutterstock

Damien Cave và Chris Buckley, Ngày 16 Tháng Chín, 2021… Theo The New York Times.

Trần H Sa lược dịch.

Khi ông Scott Morrison trở thành Thủ tướng Úc ba năm trước, ông nhấn mạnh rằng nước này có thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc, trong khi làm việc với Hoa Kỳ, đồng minh an ninh chính của nước này.

"Úc không cần phải lựa chọn", ông nói ở một trong những bài phát biểu chính sách đối ngoại đầu tiên của mình.

Hôm thứ năm, thực tế là Úc đã lựa chọn. Sau nhiều năm quan hệ với Bắc Kinh xấu đi rõ rệt, Australia đã công bố một thỏa thuận quốc phòng mới, trong đó Mỹ và Anh sẽ giúp nước này triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, một bước tiến lớn trong sức mạnh quân sự của Úc.

Với động thái mua vũ khí hạng nặng và công nghệ tối mật, Úc đã ném số phận của mình vào Hoa Kỳ với nhiều thế hệ sắp tới - một "quan hệ đối tác mãi mãi", theo lời của ông Morrison. Thỏa thuận này sẽ mở đường cho mối quan hệ quân sự sâu sắc hơn và những kỳ vọng cao hơn, rằng Úc sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Bắc Kinh.

Đó là một đánh cược chiến lược lớn mà Mỹ sẽ chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc, và tiếp tục là một lực lượng thống trị và ổn định ở Thái Bình Dương ngay cả khi chi phí tăng lên.

"Đây thực sự là một thời điểm bước ngoặt - một thời điểm quyết định đối với Úc và cách họ nghĩ về tương lai của mình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", cựu quan chức an ninh Úc, hiện là thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á, Richard Maude nói.

Ông nói, "Nó thể hiện những lo ngại thực sự khá rỏ nét hiện nay trong chính phủ Morrison về môi trường an ninh xấu đi trong khu vực, về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc, và về việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng sức mạnh cưỡng chế để theo đuổi lợi ích quốc gia của nó".

Tổng thống Biden nói rằng Hoa Kỳ và Anh sẽ giúp Úc triển khai các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, làm tăng thêm sự hiện diện của phương Tây ở Thái Bình Dương. Credit…Doug Mills / The New York Times

Rõ ràng, Hoa Kỳ cũng đưa ra một lựa chọn : rằng sự cần thiết phải có một liên minh vững chắc để chống lại Bắc Kinh là vấn đề cấp bách đến mức, họ sẽ gạt sang một bên những dè dặt lâu dài về việc chia sẻ công nghệ hạt nhân nhạy cảm. Úc sẽ trở thành quốc gia thứ hai duy nhất - sau Anh vào năm 1958 - được tiếp cận với công nghệ tàu ngầm của Mỹ, cho phép di chuyển kín đáo hơn với khoảng cách xa hơn.

Zhao Lijian, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng, thỏa thuận tàu ngầm sẽ "gây tổn hại nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định khu vực, làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang và gây tổn hại cho các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân của quốc tế", theo một bản ghi chép do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố.

Ông Zhao nói, "Đây là hành vi hoàn toàn vô trách nhiệm".

Đối với Hoa Kỳ, quyết định củng cố một đồng minh thân cận ở châu Á-Thái Bình Dương thể hiện sự leo thang rõ rệt trong nỗ lực đáp trả sự tăng trưởng quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong báo cáo gần đây nhất trước Quốc hội rằng, Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, được đo đếm bằng số lượng tàu, nó đã xây dựng một hạm đội khoảng 350 tàu chiến vào năm 2019, bao gồm cả chục tàu ngầm hạt nhân.

So sánh, Hải quân Mỹ có khoảng 293 tàu. Trong khi các tàu Mỹ có xu hướng lớn hơn, Trung Quốc cũng đang bắt kịp với các hàng không mẫu hạm, trong khi vượt qua Mỹ với các tàu chiến nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn.

Đồng thời, Trung Quốc đã tích cực hoạt động ở các địa điểm an toàn là các tiền đồn có tên lửa, tăng cường sự hiện diện của nó trên các đảo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Các nhà phân tích an ninh tin rằng Úc sẽ có khả năng sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân để tuần tra các tuyến đường vận chuyển quan trọng ở đó, trong vùng biển mà Việt Nam, Philippines và Malaysia tuyên bố chủ quyền. Họ nói, sự lựa chọn loại tàu, gửi một thông điệp không thể nhầm lẫn.

Oriana Skylar Mastro, một thành viên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli tại Đại học Stanford và tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết, "Không có gì khiêu khích Trung Quốc hơn là vật liệu hạt nhân và các vật dụng của tàu ngầm. Trung Quốc quá yếu trong chiến tranh chống tàu ngầm, so với các khả năng khác".

Một quan sát viên thường xuyên về nước Úc, ông Mastro nói "Đối với tôi, điều đó cho thấy Úc sẵn sàng chấp nhận một số rủi ro thực sự, trong mối quan hệ của mình để đứng lên chống lại Trung Quốc".

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc hiện có hạm đội hải quân lớn nhất thế giới. Credit…Ảnh: Mark Schiefelbein

Các quan chức Mỹ và Úc, đang tìm cách dập tắt những lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh rằng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng không liên quan gì đến vũ khí hạt nhân. Lời hứa về 8 chiếc tàu Mỹ trùng hợp với việc Úc hủy hợp đồng với 12 tàu ngầm thông thường do Pháp thiết kế, mà đã bị trì hoãn và giá cả vượt quá ngân sách. Các quan chức Pháp đã phản ứng giận dữ, gọi việc từ bỏ thỏa thuận là sự phản bội lòng tin.

Phát biểu hôm thứ Năm, ông Morrison cho biết liên minh an ninh được củng cố với Hoa Kỳ và Anh, bao gồm hợp tác về trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới nổi khác, phản ảnh nhu cầu trước một sự thay đổi không ngừng nguy hiểm hơn, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông nói, "Môi trường tương đối lành tính mà chúng tôi đã tận hưởng trong nhiều thập kỷ trong khu vực của chúng tôi, đang ở phía sau chúng tôi", nhưng không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc. "Chúng tôi đã bước vào một kỷ nguyên mới với những thách thức mới đối với Úc, và các đối tác của chúng tôi".

Một số nhà phân tích an ninh lập luận rằng sự trả đũa gần đây của Trung Quốc chống lại Úc qua đường lối cứng rắn hơn của họ - cắt giảm nhập khẩu than, rượu vang, thịt bò, tôm hùm và lúa mạch, cùng với việc giam giữ ít nhất hai công dân Úc gốc Trung Quốc - dường như đã đẩy Úc theo hướng của người Mỹ. Đáp lại, Trung Quốc có thể mở rộng chiến dịch trừng phạt kinh tế. Úc dường như đã tính toán rằng Bắc Kinh ít quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ.

Euan Graham, một nhà phân tích an ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Singapore cho biết, "Tôi nghĩ rằng việc làm này sẽ đối mặt với sự sợ hãi rõ ràng hơn nhiều, ngay cả ba hoặc bốn năm trước, thậm chí hai năm trước. Nhưng một khi mối quan hệ của bạn chỉ là hình phạt và ném ra những lời lăng mạ, nói một cách thẳng thắn, thì việc làm đó đã được giả định trước. Trung Quốc không có đòn bẩy cho nỗi sợ hãi, tức giận, bởi vì họ lúc nào cũng tức giận".

Theo những người chỉ trích niềm tin kiên định của Úc vào Hoa Kỳ, một câu hỏi lờ mờ là, liệu có đo lường được Washington hay không. Kể từ khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố "xoay trục sang châu Á", phát biểu trước Quốc hội Úc vào năm 2011, các đồng minh của Mỹ đã chờ đợi một sự thay đổi quyết định về nguồn lực và sự chú ý. Phần lớn, họ đã thất vọng.

Tiến sĩ Graham nói rằng thỏa thuận tàu ngầm sẽ làm dịu một số lời chỉ trích đó. Đối với các đồng minh khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, ông nói: "Nó trả lời câu hỏi rằng Mỹ vẫn đang tham gia vào mạng lưới liên minh của mình ở phần này của thế giới".

Tuy nhiên, thỏa thuận này không xóa bỏ mọi nghi ngờ về cam kết của Mỹ trong việc chống lại Trung Quốc, và bảo vệ vai trò của họ như là cường quốc thống trị trong một khu vực phức tạp cách xa Washington và gần hơn với Bắc Kinh.

Một tàu Hải quân Úc neo đậu tại Sydney hồi tháng 4. Credit…Mark Baker /Associated Press

Sam Roggeveen, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy, một trung tâm nghiên cứu ở Sydney nói rằng, về lâu dài Mỹ có thể quyết định rằng cuộc cạnh tranh với Trung Quốc là quá tốn kém, buộc một số mức độ sức mạnh bị chia sẻ và giảm ảnh hưởng.

Ông nói, "Mỹ chưa bao giờ phải đối mặt với một cường quốc có tầm cở như Trung Quốc trong lịch sử của mình. Họ chưa bao giờ phải đối mặt với một kẻ thách thức như thế này."

Một rủi ro khác là việc Mỹ chống lại Trung Quốc rơi vào một cuộc xung đột, mà Úc vì quan hệ đối tác được củng cố, không thể tránh né. Hai siêu cường đã trải qua những căng thẳng sâu sắc về Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của Trung Quốc. Hoa Kỳ nói rằng việc sử dụng vũ lực để xác định số phận của Đài Loan sẽ là "mối quan tâm nghiêm trọng", để ngỏ khả năng can thiệp bằng quân sự.

Hugh White, một nhà phân tích quốc phòng tại Đại học Quốc gia Úc và là cựu quan chức quân sự cho biết, "Khi sự đối đầu Mỹ - Trung leo thang, Mỹ sẽ kỳ vọng Úc làm nhiều hơn nữa".

"Nếu Mỹ cho phép Úc tiếp cận công nghệ hạt nhân của mình, đó là vì Mỹ kỳ vọng Úc sẽ triển khai lực lượng của họ trong một cuộc chiến tiềm năng với Trung Quốc".

Hiện tại, chính phủ Úc dường như thậm chí xem rủi ro đó là đáng để chấp nhận. James Curran, một nhà sử học về quan hệ đối ngoại của Úc tại Đại học Sydney, gọi quyết định tăng gấp đôi niềm tin vào Hoa Kỳ là "canh bạc chiến lược lớn nhất trong lịch sử Úc".

"Úc đang đặt cược cái nhà của mình vào việc Mỹ duy trì quyết tâm và ý chí của họ".

Sui-Lee Wee đóng góp báo cáo.

_ Damien Cave là trưởng văn phòng ở Sydney, Úc. Trước đó, ông là phóng viên ở Mexico City, Havana, Beirut và Baghdad. Kể từ khi gia nhập The Times vào năm 2004, ông cũng là phó tổng biên tập quốc gia, trưởng văn phòng Miami và là một phóng viên đô thị.

_ Chris Buckley là thông tín viên chính về Trung Quốc và đã sống ở Trung Quốc trong hầu hết 30 năm qua, sau khi lớn lên ở Sydney, Úc. Trước khi gia nhập The Times vào năm 2012, ông là thông tín viên tại Bắc Kinh cho Reuters.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.