Tăng cường sức răn đe của Hoa Kỳ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương sau khi Afghanistan sụp đổ

Hải quân Trung tá, Ryan T. Easterday, sĩ quan chỉ huy tàu khu trục gắn tên lửa dẫn đường, USS John S. McCain, quan sát từ cánh cầu tàu khi con tàu đi trên Biển Đông, ngày 20 tháng 10 năm 2020, ảnh của Hạ sĩ nhì Hải quân, Markus Castaneda / US Bộ quốc phòng
.

Scott W. Harold,…Ngày 3 tháng 9 năm 2021… Theo RAND.

Trần H Sa lược dịch.

Uy tín của Mỹ bị giáng một đòn đau khi Chính phủ Quốc gia Afghanistan sụp đổ, bất chấp 20 năm Mỹ nỗ lực xây dựng quân đội và thể chế dân chủ cho đất nước này. Đối với nhiều người, tình huống này gợi nhớ lại sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, qua việc các lực lượng Mỹ thậm chí phải hỗ trợ cho sự sơ tán ở các đại sứ quán của đồng minh và những thường dân sợ hãi phải trèo lên các chuyến bay ra khỏi Kabul.

Các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc và Bắc Triều Tiên nắm bắt diễn biến này để đưa ra các thông điệp chiến tranh chính trị của riêng họ. Cả hai đều muốn làm lung lay niềm tin của các đồng minh và đối tác của Mỹ, bằng cách tuyên bố rằng khi các vết nứt bong ra, Washington sẽ không còn được nhìn thấy. May mắn thay, cả Đài Loan lẫn Hàn Quốc - hai quốc gia có nhiều nguy cơ bị xâm chiếm nhất, bởi một đối thủ cộng sản thù địch - đều rất không giống Afghanistan. Mặt khác, Washington vẫn có thể hưởng lợi từ những nỗ lực nhằm củng cố uy tín răn đe của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Để bắt đầu, logic chiến lược trong việc Mỹ rút quân có thể hữu ích khi được nhắc lại một cách thường xuyên và nhất quán. Phát biểu của Tổng thống Biden cho thấy rõ rằng việc giảm bớt cam kết quá tốn kém đối với Afghanistan, giúp Mỹ chuẩn bị tốt hơn để bảo vệ các liên minh và lợi ích cốt lõi của mình ở những nơi khác, bao gồm châu Á. Châu Á được lưu ý bởi chính quyền Obama, Trump, và Biden, là trung tâm của lực hấp dẫn về chính trị và kinh tế của thế giới, và Ấn Độ -Thái Bình Dương đã được chỉ định là nơi xảy ra những sự kiện quan trọng được quân đội ưu tiên phản ứng. Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời vào tháng 3 năm 2021 của chính quyền Biden đã xác định ưu tiên chính là thúc đẩy “phân bổ sức mạnh một cách thuận lợi để răn đe và ngăn chặn những kẻ thù đe dọa Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta”, với Ấn Độ - Thái Bình Dương là trọng tâm hàng đầu của khu vực. Đội ngủ an ninh quốc gia Hoa Kỳ có thể thường xuyên và nhất quán nhấn mạnh lại cam kết này với Đài Loan , Hàn Quốc và các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong khu vực.

Để phản bác lại câu chuyện đang bị Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thúc đẩy, các nhà ngoại giao và cơ quan tình báo Hoa Kỳ có thể nêu bật những hành động mà quân đội Hoa Kỳ đã tìm cách hỗ trợ người Afghanistan chạy trốn khỏi Taliban ra làm sao, ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất từ sự sụp đổ của Chính phủ Quốc gia Afghanistan . Ngược lại, Trung Quốc đã tổ chức các cuộc họp với giới lãnh đạo Taliban vào cuối tháng 7 để tạo nền tảng cho việc duy trì các hoạt động khai thác khoáng sản của họ ở Afghanistan, và bảo đảm rằng Taliban sẽ không can thiệp vào nỗ lực của Trung Quốc nhằm tiếp tục gây ra tội ác diệt chủng nhắm vào hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bao gồm cả những người Duy Ngô Nhĩ đó đang bị giam cầm trong các trại tập trung ở Tân Cương.

Mỹ cũng có thể công bố mục tiêu của các bước nhằm nâng cao khả năng răn đe. Một động thái khả thi có thể là, tăng tốc sự phát triển và triển khai cấu ​​trúc chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính, thông tin, giám sát và trinh sát (C4ISR) linh hoạt hơn, chẳng hạn như khái niệm Hợp tác Điều khiển và Chỉ huy Toàn miền. Một hoạt động khác có thể là công khai việc mua sắm và chuẩn bị trước một kho dự trữ đa dạng và phong phú hơn, gồm tên lửa hành trình tầm xa chống hạm và các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác, bao gồm cả loại đạn có tốc độ siêu thanh thế hệ mới của Quân đội Mỹ ( Common-Hypersonic Glide Body ). Những vũ khí như vậy có thể ngăn chặn rủi ro từ các tàu chiến và các dàn tấn công mà Trung Quốc sẽ sử dụng để đe dọa hoặc xâm lược Đài Loan, trong khi vẫn duy trì khoảng cách mà PLA khó bề nhắm mục tiêu vào chúng.

Bộ Quốc phòng có thể chọn đẩy nhanh việc phát triển và triển khai số lượng lớn các nền tảng không người lái với nhiều quy mô, vai trò và nhiệm vụ khác nhau, qua đó cho phép các chỉ huy xử lý các rủi ro lớn hơn và hoạt động ở các khu vực ngày càng tranh chấp, như khái niệm Hoạt động Căn cứ Viễn chinh Nâng Cao của Thủy Quân Lục Chiến đã được yêu cầu. Các nguồn lực bổ sung có thể được sử dụng để giảm bớt căng thẳng cho Hải quân, bằng cách tài trợ thêm việc đào tạo và bảo trì, điều này sẽ cải thiện khả năng sẵn sàng, hoạt động hiệu quả và cuối cùng là khả năng răn đe.

Ngoài việc tìm kiếm sự tăng cường lòng tin trong ngắn hạn về khả năng răn đe quân sự của Mỹ, các đối tác châu Á sẽ tìm kiếm các tín hiệu cho thấy rằng Hoa Kỳ đang đầu tư vào một cuộc cạnh tranh lâu dài với Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu đó, Washington có thể tiến triển nhanh hơn các sáng kiến ​​thúc đẩy ảnh hưởng, chẳng hạn như "quan hệ đối tác xây dựng lại thế giới tốt hơn" ( Build Back Better World ) , cung cấp hỗ trợ vắc-xin cho Đông Nam Á hoặc thúc đẩy các giải pháp 5G đáng tin cậy với các đồng minh như Nhật Bản, để chống lại các nhà cung cấp công nghệ thông tin và truyền thông không đáng tin cậy của Trung Quốc.

Cuối cùng, Washington có thể xem xét tầm quan trọng của việc được coi là giữ chữ tín với những người hợp tác với Hoa Kỳ. Chính quyền Biden có thể xem xét, tăng tốc và mở rộng các nỗ lực hiện có để giúp người Afghanistan thoát khỏi Taliban, và tái định cư cho họ ở Hoa Kỳ hoặc các nơi khác. Kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, hơn 1,6 triệu người Việt Nam đã di chuyển đến Hoa Kỳ, nhận quốc tịch, xây dựng gia đình và kinh doanh, đồng thời là đại diện cho một kết nối quan trọng giữa Hoa Kỳ và châu Á. Tương tự, những người Afghanistan đến Hoa Kỳ sẽ mang theo họ những kỹ năng, giá trị và các kết nối mà có thể làm cho nước Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn. Trong khi việc sàng lọc có thể sẽ rất quan trọng, thì những lời kêu gọi từ chối những người tị nạn như vậy vì sợ hãi họ sẽ tham gia vào khủng bố, có thể bêu xấu một cách không chính đáng cộng đồng dễ bị tổn thương này.

Thảm họa Afghanistan rơi vào tay Taliban lần thứ hai sẽ không sớm được xóa bỏ. Giúp những người còn lại ở Afghanistan thoát ra ngoài và giảm thiểu tác động từ sự nắm quyền của Taliban, đó có lẽ là mục tiêu quan trọng hiện nay đối với lợi ích của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.


_ Scott W. Harold là một nhà nghiên cứu cao cấp khoa chính trị học tại Tập đoàn RAND phi lợi nhuận, phi đảng phái .


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.