Ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc ở Afghanistan là sự ổn định, các chuyên gia nói

Một chuyên gia nói rằng Mỹ phải bỏ đi sự đổ lỗi Afghanistan trong quá khứ, để tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc.

Các chiến binh Taliban tuần tra ở Kabul, Afghanistan, ngày 19 tháng 8 năm 2021. AP / RAHMAT GUL

Jacqueline Feldscher, Ngày 23 Tháng 8 Năm 2021. Theo Defense One.

Trần H Sa lược dịch.

Khung cảnh tại sân bay Kabul tiếp tục hỗn loạn hơn một tuần, sau khi Taliban chiếm được thủ đô của Afghanistan, với đám đông người dân muốn trốn khỏi đất nước đến nỗi một số người đưa trẻ sơ sinh vượt qua hàng rào để giúp đưa chúng ra khỏi nước.

Nhưng chỉ cách đó ba dặm, mọi hoạt động vẫn bình thường tại đại sứ quán Trung Quốc.

Trung Quốc là một trong chỉ một ít các quốc gia vẫn mở đại sứ quán của họ ở Kabul trong bối cảnh Taliban tiếp quản. Các chuyên gia nhận định, mối quan tâm của Bắc Kinh đối với Afghanistan, ít nhất là trong ngắn hạn, tập trung nhiều hơn vào việc ngăn chặn sự bất ổn mà có thể tràn qua biên giới sang Trung Quốc, thay vì lợi dụng sự hỗn loạn của Mỹ hoặc bước vào nơi mà Mỹ đang bước ra.

Andrew Small , một thành viên cao cấp về xuyên Đại Tây Dương trong chương trình Châu Á của Quỹ Marshall của Đức cho biết: “Mối quan tâm chính là bất kỳ vấn đề nào ở Afghanistan đều ở lại trong Afghanistan. Họ muốn Taliban thành lập một chính phủ ít nhất phải chịu đựng đủ các thử thách để có thể đạt được tính hợp pháp về mặt ngoại giao … Họ không muốn một quốc gia bị bài xích là láng giềng của mình một lần nữa."

Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan được cho là giúp Lầu Năm Góc chuyển sự chú ý sang cạnh tranh siêu cường và mối đe dọa của Trung Quốc. Arnold Punaro, một Thủy quân lục chiến đã nghỉ hưu và là Giám đốc điều hành của Punaro Group , cho biết, điểm chiến lược này không nên bị mất đi giữa những hình ảnh về cuộc di tản không thể kiểm soát được và những nỗ lực đổ lỗi này kia.

Punaro nói: “Trong khi chúng ta sa lầy ở Afghanistan, Trung Quốc đã tiến quân về mặt quân sự, kinh tế và công nghệ. Chúng ta có đang tận dụng điểm uốn này khi cứ đặt Iraq và Afghanistan vào gương chiếu hậu, và chúng ta có thực sự tập trung vào Trung Quốc không?”

Trung Quốc có chung đường biên giới dài 46 km với Afghanistan và Bắc Kinh đã làm việc với Taliban theo một cách nào đó ít nhất là kể từ năm 1999, khi nhóm khủng bố này thống trị đất nước lần cuối cùng, Small nói. Hai bên đã duy trì “ mối quan hệ công việc ” kể cả trước và sau năm 2001, bất chấp căng thẳng bởi các cuộc tấn công do Taliban tài trợ nhằm vào công dân Trung Quốc hồi năm 2007 và 2011. Mối quan hệ Taliban - Trung quốc được hưởng lợi từ mối quan hệ của Trung Quốc với Pakistan, một nước ủng hộ chính của Taliban , nhưng Bắc Kinh đã tham gia trực tiếp với Taliban mà không cần sự trợ giúp của Islamabad kể từ năm 2014.

Các quan chức Trung Quốc đã gặp các quan chức Taliban nhiều lần để thảo luận về tiến trình hòa bình Afghanistan trong quá khứ, vào các năm 2014, 2015, 2016 và 2019. Gần đây nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tổ chức một cuộc họp với 9 thành viên của Taliban vào tháng trước, ở đó ông nhắc lại rằng Bắc Kinh sẽ không can thiệp vào các vấn đề đối nội của Afghanistan.

Về lâu dài, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách thu lợi từ số khoáng sản trị giá gần 1 nghìn tỷ USD của Afghanistan, bao gồm khoáng chất đất hiếm được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử. Nhưng nó cần phải bảo đảm rằng đất nước vẫn đủ ổn định để khai thác.

Bonnie Glaser, giám đốc chương trình châu Á tại Quỹ Marshall của Đức, cho biết: “Bắc Kinh gần như chắc chắn muốn tiếp cận khoáng sản ở Afghanistan, nhưng điều kiện tiên quyết là mức độ ổn định phải cao. Các khoản đầu tư kinh tế vào Afghanistan của Trung Quốc trong quá khứ đã bị chững lại một phần do tình trạng thiếu an ninh ở nước này”.

Small nói, nhưng "cơ hội hầu như là số không" nếu Trung Quốc can thiệp quân sự vào Afghanistan để áp đặt sự ổn định cần thiết.

Ông nói: “Có cảm giác Afghanistan là một cái bẫy và rằng đây không phải là một khoảng trống mà Trung Quốc nghĩ rằng họ nên lấp đầy. Họ coi đây là một sai lầm nghiêm trọng tiềm ẩn đã được thực hiện để làm suy yếu hoặc nhấn chìm bất kỳ ai cố gắng làm điều đó.”


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.