'Đạo luật EAGLE' của Mỹ có ý nghĩa gì đối với Đông Nam Á

Ảnh: Quan hệ Mỹ - Trung …./ Anbound

Karl Chee Leong Lee… 6 Tháng mười, 2021. … Theo Eurasia Review.

Trần H Sa lược dịch.

Hai tháng sau khi được giới thiệu tại Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, Đạo luật "Bảo đảm sự lãnh đạo và tham gia toàn cầu của Mỹ" (Ensuring American Global Leadership and Engagement….viết tắc là EAGLE) đã vượt qua mức chuẩn để nó được giới thiệu tại Hạ viện nhằm bỏ phiếu thông qua ở giai đoạn sau. Đông Nam Á nên lưu ý và ghi chú.

Mặc dù không nhận được sự thỏa hiệp lưỡng đảng cho dự luật này, nhưng cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đồng ý rằng Washington phải đối phó với Trung Quốc từ vị thế sức mạnh. Điều này đúng cho dù thông qua cách tiếp cận thận trọng của đảng Dân chủ hay sự kiên quyết của đảng Cọng hòa mà cả hai đều nghiêng về an ninh Ấn Độ -Thái Bình Dương, nhân quyền và quản trị toàn cầu .

Việc bao gồm ASEAN vào Mục 205 của Đạo luật được đề xuất, nói lên tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Ủy ban Đối ngoại. Tổng cộng, có 17 điều khoản trong Tuyên bố chính sách nói về hợp tác với ASEAN, mà hầu hết trong số đó chỉ ra việc tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với ASEAN. Thậm chí, có hai điều khoản cụ thể cam đoan sự chú ý đặc biệt đến việc ASEAN tham gia với Hoa Kỳ trong tương lai.

Điều khoản thứ tư gợi ý về mong muốn của Ủy ban Đối ngoại trong việc nhìn thấy ASEAN tăng cường hội nhập với các cường quốc có cùng chí hướng mà đã liên kết với Washington, với tư cách là đồng minh hoặc là đối tác an ninh. Nó kêu gọi ASEAN đoàn kết với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu trong ba lĩnh vực hợp tác - cụ thể là chính trị, kinh tế và an ninh. Vì Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất đối với ASEAN và là đối thủ hàng đầu của Mỹ và các đồng minh của Mỹ, rõ ràng điều khoản này được đưa ra với những suy nghĩ kềm chế Bắc Kinh.

Một điều khoản như vậy, nếu được phê chuẩn, đặt ra một thách thức chưa từng có đối với nguyên tắc trung tâm đã có từ lâu của ASEAN. Nguyên tắc trung tâm được xác định dựa trên khối Đông Nam Á là động lực của kiến trúc khu vực - trong các quá trình hợp tác kinh tế và an ninh trong khu vực và bên ngoài khu vực.

Điều khoản thứ tư của Mục 205 sẽ cung cấp cho Washington cái cớ pháp lý để vận động hành lang và gây áp lực buộc ASEAN ủng hộ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Bộ Tứ do Mỹ dẫn đầu, nhằm chống lại Trung Quốc. Do đó, ASEAN cần đặc biệt chú ý đến tiến trình của dự luật bao gồm nhiều vấn đề này và, nếu có thể, tham gia với tiến trình xác minh trong sinh hoạt chính trị của Quốc hội. Điều này có thể bảo đảm điều khoản này sẽ không đặt khối Đông Nam Á vào thế bất lợi trong việc cổ vũ cho mối quan hệ ba phải, cách đều với các cường quốc.

Điều khoản thứ 18 tiếp tục vạch ra cam kết của Washington trong việc phân bổ các nguồn lực cho ASEAN như một phần của chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương, qua đó hỗ trợ vai trò quan trọng của khối trong khu vực. Mặc dù điều khoản này được hoan nghênh đối với ASEAN, nhưng nó mâu thuẫn trực tiếp với điều khoản thứ tư vốn hạ thấp vai trò trung tâm của khối Đông Nam Á. Điều đáng chú ý hơn là cam kết của Mỹ tiếp tục phân bổ nguồn lực cho khối Đông Nam Á - một cơ hội cần được sử dụng một cách hiệu quả để hiện thực hóa một ASEAN hùng mạnh và thiết thực ở Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Ngoài ra còn có các mục trong Đạo luật EAGLE đã được đề xuất, cam đoan sự chú ý đặc biệt cho từng quốc gia Đông Nam Á. Mục 223, hay Tuyên bố chính sách về Tự do Hoạt động Hàng hải trong các tuyến đường thủy và không phận quốc tế của Ấn Độ -Thái Bình Dương và các thực thể đất nhân tạo ở Biển Đông, là một ví dụ rõ ràng cho điều này. Điều khoản thứ 12 của Đạo luật này kêu gọi phát triển các cơ chế đa phương để "ngăn chặn các hành vi gây bất ổn và ngăn chặn nguy cơ từ các hoạt động nguy hiểm của một số bên", rõ ràng đề cập đến các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Điều nắm bắt được là Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đang dựa trên các cơ chế đa phương này, để đạt được một"bức tranh hoạt động chung" với các nước Đông Nam Á trong dài hạn. Chẳnh hạn như nếu một cơ sở quân sự như vậy được thành lập, nó chắc chắn sẽ kiểm tra khả năng của Đông Nam Á trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược với Washington và Bắc Kinh.

Cuối cùng, Mục 604 cho phép Hoa Kỳ thực hiện cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Được biết đến như là 'Thúc đẩy các Lựa chọn Thay thế Phát triển có Trách nhiệm' nhằm đối đầu với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung quốc, mục này cho phép Ngoại trưởng, Quản trị viên của USAID và các lãnh đạo cơ quan khác, cung cấp các lựa chọn thay thế các dự án phát triển mà các dự án này có thể trở thành một phần trong BRI của Trung Quốc.

Cách tiếp cận có mục tiêu này sẽ mang lại những thay thế mới cho sự phát triển của hầu hết các nước Đông Nam Á, là nơi đang cần các dự án cơ sở hạ tầng mới và bền vững để thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhưng các quốc gia này có thể thấy mình ở trên ngưỡng của cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc, với những tác động gây bất ổn đối với hiện trạng hòa bình đã đạt được trong 20 năm qua.

Bốn điều khoản từ Đạo luật EAGLE được đưa ra gần đây nên được hiểu như là sự hướng dẫn phát triển quan hệ Mỹ-ASEAN trong tương lai, cũng như mối quan hệ của Washington với từng nước Đông Nam Á. Phải đặc biệt chú ý đến tiến độ của các quy định này.


_ Karl Chee Leong Lee là học giả hợp tác tại Anbound Malaysia.

Nhóm cố vấn Anbound là một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh. Được thành lập vào năm 1993, Anbound chuyên nghiên cứu chính sách công và nổi tiếng am hiểu trong các lĩnh vực dự báo chiến lược, giải pháp chính sách và phân tích rủi ro. Những kết quả nghiên cứu của Anbound được công nhận rộng rãi và tạo ra sự quan tâm sâu sắc trong các phương tiện truyền thông công cộng, các học giả và chuyên gia mà hiện cũng đang cung cấp dịch vụ cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.

(Anbound đã từng đưa thông tin chính xác rằng virus SARS-CoV2 không bắt nguồn từ ngôi chợ buôn bán động vật hoang dã Huanan, ngay lúc nhà nước Trung quốc tuyên bố như thế…/ THS )


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.