Tokyo đàm phán với Manila về việc đưa quân tới Philippines.

Việc khai triển có thể diễn ra khi hai nước tăng cường nỗ lực răn đe Trung Quốc ở Biển Đông.

Tác giả Demetri Sevastopulo ở Washington...Ngày 04 tháng 04 năm 2024. Theo Financial Times.

Tokyo và Manila đã thảo luận về việc khai triển lực lượng Nhật Bản ở Philippines, khi hai nước gần đạt được thỏa thuận về một số hiệp ước an ninh nhằm tăng cường răn đe khu vực chống lại Trung Quốc.

Jose Manuel Romualdez, đại sứ Philippines tại Mỹ,  cho biết chính phủ Manila và Tokyo đã gần ký một "thỏa thuận tiếp cận lẫn nhau", qua đó cũng sẽ cho phép quân đội của họ huấn luyện và tập trận tại các quốc gia của nhau.

Ông Romualdez cho biết hai nước đã thảo luận về việc khai triển quân đội trên cơ sở luân phiên - một thỏa thuận tương tự mà theo đó Mỹ duy trì lực lượng quân sự ở Philippines,  bất chấp hiến pháp của nước này cấm khai triển quân đội thường trực.

 Ông Romualdez nói "Đó là điều mà chúng tôi đã thảo luận trong quá khứ và chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét điều đó một lần nữa,  như là một phần của sự hợp tác giữa hai nước".

Tin tức về các cuộc thảo luận sẽ gửi một thông điệp sắc bén đến Trung Quốc,  về việc Mỹ và các đồng minh ngày càng lo lắng như thế nào về hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực - cả chung quanh Đài Loan lẫn các khu vực khác ở Biển Đông.

Hôm thứ Tư, ông Romualdez phát biểu trước thềm cuộc gặp ba bên Mỹ-Nhật-Philippines mang tính bước ngoặt, mà ở đó vào tuần tới Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chủ trì cuộc họp với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Ông đại sứ cho biết Manila đang "xem xét mọi khía cạnh trong mối quan hệ của chúng tôi với Nhật Bản và chắc chắn vấn đề ấy là một trong số đó". Ông hy vọng hai nước sẽ kết thúc 'thỏa thuận tiếp cận lẫn nhau'   ngay sau hội nghị thượng đỉnh ba bên, sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng 4 tại Washington.

Ông Marcos cũng sẽ có cuộc gặp song phương với ông Biden sau một ngày, khi hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản có hội nghị thượng đỉnh bao gồm bữa tiệc tối long trọng cấp nhà nước tại Tòa Bạch ốc.

Việc khai triển quân đội Nhật Bản ở Đông Nam Á sẽ đánh dấu một bước phát triển to lớn đối với Tokyo và Manila, điều mà cả hai nước đã tăng cường đáng kể hợp tác với Mỹ để chống lại Trung Quốc.

Christopher Johnstone, một chuyên gia về Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: "Nếu điều đó thành hiện thực, sự hiện diện của các lực lượng Nhật Bản ở Philippines sẽ gửi hai thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc: rằng một cấu trúc an ninh đa phương, khu vực đang hình thành để đáp trả hành vi muốn thay đổi hiện trạng của Bắc Kinh;  và rằng Nhật Bản đã trở thành một nhà cung cấp an ninh được chấp nhận ở Đông Nam Á. Chỉ cách đây vài năm, cả hai sự phát triển này sẽ không thể tưởng tượng được."

Trong vài năm qua, Nhật Bản đã tăng cường đáng kể thế trận quốc phòng của Nhật, bao gồm tăng mạnh chi tiêu quốc phòng và mua tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất với tầm bắn có khả năng tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc.

Tờ Financial Times mới đây đưa tin, vào tuần tới ông Biden và  Kishida sẽ tiết lộ sự nâng cấp lớn nhất đối với liên minh quân sự Mỹ-Nhật, kể từ hơn sáu thập kỷ qua.

Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về hoạt động hung hăng của Trung Quốc đối với các tàu của Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), một rạn san hô chìm ở Biển Đông,  mà một lần nữa  đã trở thành một điểm nóng nguy hiểm trong những tháng gần đây.

Washington và Manila đều chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc vì các hoạt động nguy hiểm - bao gồm nhắm mục tiêu vào các tàu bằng vòi rồng - nhằm gây khó khăn hơn cho Philippines trong việc tiếp tế cho quân đội đóng trên một con tàu được gọi là Sierra Madre, đã bị mắc kẹt ở rạn san hô đó trong 25 năm.

Bất kỳ cuộc tấn công nào vào con tàu, được cố tình bỏ lại trên rạn san hô tranh chấp vào năm 1999, có thể kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines.

Một số người quen thuộc với các cuộc thảo luận bên trong chính quyền Biden cho biết, các quan chức ngày càng lo lắng rằng một sự cố tại rạn san hô có thể gây ra một cuộc đối đầu rộng lớn hơn.

Phát biểu trước cuộc điện đàm của ông Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Ba, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chính quyền Mỹ ngày càng lo ngại hoạt động của Trung Quốc chung quanh Bãi Cỏ Mây "có thể dẫn chúng ta đến gần hơn với những hậu quả không lường trước được".

Ông Romualdez cho biết Mỹ, Philippines và Nhật Bản cũng sắp đạt được một thỏa thuận dẫn đến việc hải quân của họ tham gia tuần tra chung ở Biển Đông. Ông cho biết họ đang hoàn thiện các chi tiết, bao gồm tần suất của các cuộc tuần tra và nơi mà chúng sẽ được tiến hành.

Ông đại sứ nói thêm rằng Mỹ và Philippines cũng "rất gần" với việc đạt được một thỏa thuận chia xẻ thông tin tình báo quân sự được gọi là Thỏa thuận Thông tin An ninh Quân sự Chung. "Tôi hy vọng rằng nếu nó không diễn ra trong hội nghị thượng đỉnh này, nó sẽ xảy ra ngay sau đó", ông nói.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.


_ Tác giả Demetri Sevastopulo ở Washington.

_ Trần H Sa lược dịch từ Financial Times. ... ngày 04 / 04 / 2024.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.