Các chiến lược gia vĩ đại cuối cùng:Brzezinski và Kissinger có thể dạy Trump những gì.

Như là những người cùng thời, họ cố vấn cho các tổng thống và đã thay đổi tiến trình của Chiến tranh Lạnh. Họ sẽ  điều khiển nước Mỹ ngày nay như thế nào?

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski, trái, 1980; và Ngoại trưởng Henry Kissinger, 1973 © Getty Images
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski, trái, 1980
 và Ngoại trưởng Henry Kissinger, 1973 © Getty Images


Tác giả Edward Luce.... 12/4/2025...... Financial Times 


Hãy hình dung võ sỉ quyền Anh, Muhammad Ali đang khởi động cho Kinshasa - thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Congo vĩ đại của anh ta - một "'cuộc thư hùng trong rừng già" với George Foreman. Hoặc Björn Borg chuẩn bị chiến đấu với John McEnroe.cho trận chung kết Wimbledon tại sân trung tâm. Thích hợp nhất, là ngẫm nghĩ về kiện tướng cờ vua Bobby Fischer trước "trận đấu thế kỷ" Reykjavík năm 1972 với đối thủ Liên Xô Boris Spassky.

Mặc dù nó kéo dài nhiều thập kỷ và ảnh hưởng đến tiến trình của hai siêu cường, sự cạnh tranh giữa Zbigniew Brzezinski và Henry Kissinger, các chiến lược gia chiến tranh lạnh vĩ đại của Mỹ, xứng đáng được viết một gạch nối tương đương. Đối với địa chính trị Hoa Kỳ, Brzezinski - Kissinger là cặp đôi tuyệt vời đối với thể thao. Sự khác biệt cốt lõi của họ là về việc liệu có nên duy trì 'hòa hoản' ('détente' ) trong chiến tranh lạnh - giảm bớt căng thẳng - với đối thủ truyền kiếp của Mỹ hay tiếp tục cuộc đấu tranh ý thức hệ với Liên Xô.

Kissinger đã giành chiến thắng trong trận chiến trứ danh. Theo quan điểm của tôi, Brzezinski đã giành chiến thắng tuyêt vời trong cuộc tranh cải về chiến tranh lạnh của họ. Kissinger đã sai lầm khi cho rằng Liên Xô sẽ là một yếu tố vĩnh viễn của cảnh quan. Brzezinski đã nhìn nhận chính xác các quốc gia im lìm của Liên Xô (Liên xô gồm 16 nước cọng hòa), bao gồm cả Ukraine, là gót chân Achilles của nó. Dù bằng cách nào, cuộc xung đột của họ về cách quản lý chiến tranh lạnh cũng quan trọng như sự chia rẽ ngày nay giữa những người trong thế giới của Donald Trump, vốn ca ngợi mong muốn giảm căng thẳng với nước Nga của Vladimir Putin, và những người coi cả Hoa kỳ lẫn Nga đều áp đặt một thảm họa kiểu Munich lên Ukraine.

Số phận của Ukraine phụ thuộc vào tương lai của chiến tranh và hòa bình. Một điểm khác biệt quan trọng so với thời đại Kissinger-Brzezinski là ngày nay không ai có thể sánh được với sự sáng tạo trí tuệ, danh tiếng với công chúng và sức nặng ngoại giao của cả hai. Nói cách khác, chiến lược còn thiếu của Mỹ là do sự vắng mặt của các chiến lược gia vĩ đại.

Thủ tướng Israel Menachem Begin và Brzezinski
chơi cờ vua tại Trại David, 1978 © Hình ảnh Getty.

Số phận của Ukraine phụ thuộc vào tương lai của chiến tranh và hòa bình. Một điểm khác biệt quan trọng so với thời đại Kissinger-Brzezinski là ngày nay không ai có thể sánh được với sự sáng tạo trí tuệ, danh tiếng với công chúng và sức nặng ngoại giao của cả hai. Nói cách khác, chiến lược còn thiếu của Mỹ là do sự vắng mặt của các chiến lược gia vĩ đại.

Họ có những gì mà thế hệ thừa kế họ - ít được biết đến hơn - ở nước Mỹ ngày nay không có? Câu trả lời đơn giản là Kissinger và Brzezinski là những người nhập cư. Những người mới đến thường coi trọng quyền tự do của Mỹ hơn là người bản xứ, và theo thống kê họ có nhiều khả năng thành lập công ty, giành giải Nobel và thực sự phát động các trường phái tư tưởng.

Sự trỗi dậy của Brzezinski với tư cách là một nhà Xô viết học tại Harvard rồi sau đó là Columbia trong thời đại "trường đại học chiến tranh lạnh" của Mỹ - một sự hợp tác công tư là hình ảnh phản chiếu cuộc chiến của Trump đối với ngân sách của đại học Ivy League - trùng hợp với sự nổi lên của Kissinger như một cái tên của Harvard và là nhà sử học ngoại giao bán chạy nhất. Mỗi người đều có tham vọng to lớn khiến nhiều người đồng cấp kín tiếng hơn (và ít ích kỷ hơn) của họ phải kinh ngạc.<br/>

Một gợi ý phong phú hơn có thể được tìm thấy trong những câu chuyện về cuộc di cư của họ. Không phải ngẫu nhiên mà Heinz Kissinger 15 tuổi đến Mỹ một tháng trước khi Neville Chamberlain bỉ ổi phản bội Tiệp Khắc năm 1938 ở Munich. Vài tuần sau, cậu bé Brzezinski, 10 tuổi, lần đầu tiên nhìn thấy Tượng Nữ thần Tự do sau khi rời khỏi bờ biển châu Âu kể từ khi Hitler hoàn thành việc chiếm đóng Sudetenland hai ngày.

Mỗi người đều được nuôi dưỡng trong "vùng đất máu" của châu Âu giữa thời kỳ chiến tranh. Một người là  người tị nạn quốc tịch Đức gốc Do Thái có đại gia đình bị xóa sổ trong Holocaust; người kia là con trai của một nhà ngoại giao Ba Lan mà đất nước sẽ bị san bằng chưa đầy một năm sau đó, khi Liên Xô và Đức Quốc xã ghép nối Ba Lan vào cuộc mổ xẻ xấu xí nhất trong lịch sử.
Tổng thống Mỹ Gerald Ford với Kissinger năm 1974 © Hình ảnh Bridgeman


Brzezinski và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Cyrus Vance tại Trại David, 1978
© Hình ảnh HUM / Nhóm Hình ảnh Universal / Hình ảnh Getty

Họ được đánh dấu theo những cách khác nhau bởi số phận đau khổ của những người mà họ bỏ lại phía sau. Trước sự  lựa chọn giữa trật tự và công lý, Kissinger nói rằng ông sẽ luôn chọn trật tự. Dân tộc của ông đã bị thanh lý giữa tình trạng hỗn loạn tàn bạo nhất trong lịch sử. Brzezinski chọn công lý. Ba Lan bị tổn thương - một cảm giác về lịch sử bị chia cắt - là bệ phóng cho tham vọng của ông.

Tuy nhiên, điều quan trọng là họ chia xẻ cảm giác cháy bỏng về bi kịch. "Là những người nhập cư, chúng tôi biết về sự mong manh của xã hội và chúng tôi có môt bản năng về sự thoáng qua ở nhận thức của con người," Kissinger nói với tôi vào năm 2021, bốn năm sau khi Brzezinski qua đời ở tuổi 89 tại Virginia và hai năm rưỡi trước khi chính Kissinger qua đời ở Connecticut khi vừa bước sang tuổi 100.

Kissinger là một trong những nguồn tư liệu cho tiểu sử đầy đủ của tôi về Brzezinski, sẽ ra mắt vào tháng tới. Sự khác biệt giữa hai người, theo quan điểm của Kissinger, là Kissinger đến từ Đức nhưng không được định nghĩa bởi Đức, trong khi Brzezinski đã được định nghĩa bởi Ba Lan, mặc dù nó "không đặt ra giới hạn cho những gì mà ông ấy đã trở thành".

Nhưng Kissinger muốn nhấn mạnh điểm chung của họ. Cùng với nhau, mặc dù với Kissinger là người tiên phong, họ đã thay thế giới thượng lưu Anh-Mỹ cũ. Các nhân vật như Averell Harriman, Dean Acheson và John McCloy đã tiến hành ngoại giao như một sự nghiệp thứ hai hoặc như một nghĩa vụ bán thời gian. Mặt khác, Kissinger và Brzezinski là những chuyên gia năng nổ, thiếu mối quan hệ xã hội như của các nhà thông thái Georgetown. Theo lời của Acheson, những người trước đây đã "có mặt tại sự sáng tạo" trật tự hậu chiến do Mỹ tạo ra. Kissinger và Brzezinski vật lộn với mối đe dọa sống còn đối với trật tự đó theo mỗi cách khác nhau.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là sự tiếp xúc của họ với sự đổ vỡ của xã hội và sự vĩnh cửu của địa chính trị - một trải nghiệm mà không một người Anglo-Saxon da trắng theo đạo tin lành nào có thể bắt chước. "Câu hỏi đặt ra là liệu người Mỹ có thể hiểu rằng chúng ta đang sống trong một trải nghiệm liên tục không có hồi kết hay không, và bạn không bao giờ có thể phân chia cuộc sống thành các vấn đề khác nhau", Kissinger nói. "[Là người châu Âu], chúng tôi biết rằng chúng tôi đang sống trong một lịch sử liên tục. Nó không bao giờ kết thúc." Ông cũng có thể đã trích dẫn tiểu thuyết gia vĩ đại người Mỹ William Faulkner, người đã nói: "Quá khứ không bao giờ chết. Nó thậm chí còn không phải là quá khứ."

Tính chất thế tục của hai vị tể tướng thời hiện đại này cũng được thể hiện theo những cách rất khác nhau. Kissinger rất quyến rũ, một bậc thầy về sự tâng bốc và là nhạc trưởng đại tài của các cuộc họp báo. Brzezinski giỏi hơn trong việc tạo ra kẻ thù trong giới truyền thông. Lý thuyết của ông về trường hợp này - rằng Liên Xô là một chế độ của những kẻ lão hóa đang suy thoái ở giai đoạn cuối - hầu như không dao động. Mặt khác, Kissinger thì vô định hình về mặt chiến lược. Ông đã hoàn thiện nghệ thuật hành động đánh lừa - "vận động mà không chuyển động", như ông gọi nó. Nhưng ông luôn bị thu hút trở lại nguyên tắc chỉ̉ đạo Đại hội Vienna năm 1815 của mình; một thế giới trong đó các cường quốc cố gắng cân bằng. Thế giới quan của Brzezinski đã được lọc qua những người chơi nhỏ hơn - không chỉ quê hương Ba Lan của ông mà còn vô số các nhóm dân tộc bên trong Liên Xô mà ông tìm cách đánh thức khuynh hướng ly khai.

Kissinger gần như có ít thời gian cho Radio Free Europe và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ như Trump, mặc dù ông đã cắt giảm những dịch vụ đó bằng những lát cắt hàng năm thay vì cắt bỏ trong một lần. Brzezinski, người nói tiếng Nga, tiếng Ba Lan và một số tiếng Đức, tiếp tục chiến tranh ý thức hệ đằng sau bức màn sắt, mà ông coi như là tấm xốp.

Brzezinski với Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, 1978
© Hình ảnh Tân Hoa Xã/AFP/Getty

Kissinger là một nghê sĩ xiếc tung hứng; Brzezinski, một võ sĩ quyền anh. Khi Brzezinski cáo buộc Kissinger "nhào lộn" trong những năm Nixon, họ gần như tranh cãi và có quan hệ xấu. Bất chấp những tranh cãi thường khó chịu của họ, các đối tác đấu khẩu của Đảng Cộng hòa và Dân chủ không bao giờ ăn tối tại Sans Souci, một nhà hàng Pháp (kể từ khi đóng cửa) gần Tòa Bạch Ốc. Bạn đến đó để được nhìn thấy. "Người ta luôn học được nhiều điều từ 'những nhà phê bình thân thiện' hơn là từ những người bạn không phê phán", Kissinger viết cho Brzezinski như vậy sau một bữa ăn vào đầu những năm 1970. Thật khó để tưởng tượng một kẻ thù đội lốt bạn bè dài dòng văn tự như vậy ở Washington ngày nay.

Cả hai đều không khuyên ông Trump nên nhượng bộ Nga trước các cuộc đàm phán hòa bình. Chất làm ngọt có nghĩa là treo lủng lẳng chứ không phải là gói quà.

Chủ đề thuế quan không bao giờ nổi lên. Thời của họ là thời điểm Mỹ mở cửa thị trường và đặt nền móng cho toàn cầu hóa. Về điều đó, hai chiến lược gia  đồng ý một cách lơ đãng - kinh tế không phải là thế mạnh của cả hai. Ngày nay, Trump đang phá hủy dự án đó.

Mở cửa sang Trung Quốc là một đặc điểm trọng tâm trong sự nghiệp của cả Kissinger lẫn Brzezinski. Trump có chiến lược Trung Quốc không? Các khái niệm về việc Trump thực hiện một "Kissinger ngược" - đưa người Nga vào quỹ đạo của Mỹ, giống như Kissinger khai thác sự chia rẽ Trung-Xô theo hướng khác - là viển vông. Steve Witkoff, nhà phát triển bất động sản ở New York, hiện là đặc phái viên đa năng của Trump, gần đây đã chứng minh rằng ông ta không xứng tầm  với Putin. Một Brzezinski đảo ngược - cắt đứt quan hệ với Trung Quốc và công nhận Đài Loan - rất may là khó có thể lường trước ngay cả với sự không thể đoán trước của Trump.

Với sự bí mật mà Richard Nixon và Kissinger phải theo đuổi trong sự mở cửa bất ngờ của Mỹ vào năm 1972 với Trung Quốc, Bắc Kinh đặt trọng tâm vào đối thoại cá nhân. Thị dân, nói năng ngọt xớt và uyên bác, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai là quan chức tối thượng và là đối tác lý tưởng của Kissinger. Nixon và Mao Trạch Đông đã đánh vào hợp âm mở đầu. Kissinger và Chu Ân Lai  tiếp tục song ca.

Sự thay thế Chu bởi Đặng Tiểu Bình đã cướp đi người đối thoại yêu quý nhất của Kissinger. Chính những phẩm chất mà Kissinger không thích nhất ở Đặng Tiểu Bình - cách cư xử thẳng thừng, đôi khi thô lỗ của thủ tướng Trung Quốc, và sự thiếu kiên nhẫn của ông ta với loại từ ngữ thanh cao - đã hấp dẫn Brzezinski nhất.

Dị ứng lẫn nhau của họ với Liên Xô là động lực thúc đẩy động thái Trung Quốc của Jimmy Carter. Brzezinski là cố vấn an ninh quốc gia của Carter, như Kissinger đã làm với Nixon. Cả việc xử dụng ống nhổ nước bọt của thủ tướng Trung Quốc cũng như việc hút thuốc lá Lesser Panda của ông ấy đều không thể kiểm soát được sự tôn trọng sâu sắc của Brzezinski đối với ông ta. Đặng là "một người đàn ông nhỏ bé nhưng rất táo bạo", Brzezinski nghĩ. Thủ lĩnh của Trung Quốc cao 1 mét 49  cũng đánh giá cao sự thẳng thắn của Brzezinski.

Sau khi phá hủy từ bên trong mọi 'hòa hoản'  của Kissinger, Brzezinski được truyền thông Trung Quốc biết đến với cái tên "người thuần hóa gấu Bắc Cực" - con gấu là biệt danh của Đặng Tiểu Bình dành cho Liên Xô. Kissinger đã muốn giữ một khoảng cách "đều" giữa Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Dưới thời Carter, họ trở thành các đối tác trên thực tế.

Dù bằng cách nào, thật khó để tưởng tượng Trump lao vào vô số giờ qua lại chiến thuật với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoặc Putin. Trump cũng không có khả năng cho cố vấn an ninh quốc gia của mình - Mike Waltz, hoặc Ngoại trưởng Marco Rubio - bất cứ điều gì gần với Kissinger-Brzezinski.


Nixon và Kissinger nâng ly chúc mừng việc ký kết thỏa thuận đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược
với các nhà lãnh đạo Liên Xô vào năm 1972 © Hình ảnh Bridgeman

Đặng đã trải qua đêm đầu tiên trên đất Mỹ trong một bữa tối say sưa tại nhà của gia đình Brzezinski ở Virginia. Đây là sự khởi đầu của chuyến thăm  nhà nước Mỹ đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ nâng ly chúc mừng bình thường hóa Mỹ-Trung bằng rượu vodka do Anatoly Dobrynin, đại sứ Liên Xô tại Washington tặng cho Brzezinski. Khách được phục vụ bởi các con của Brzezinski. Con gái 11 tuổi của ông, Mika, làm đổ trứng cá muối Nga (cũng từ đại sứ Dobrynin) vào lòng Đặng Tiểu Bình, và cố gắng lau sạch nó bằng khăn ăn.

Ngày hôm sau, Nixon có mặt gây tranh cãi tại bữa tối cấp nhà nước của Đặng Tiểu Bình - lần đầu tiên vị tổng thống bị thất sủng trở lại thủ đô Mỹ kể từ khi ông rời khỏi bởi vụ Watergate. Brzezinski thuyết phục Carter rằng sự bổ sung của Nixon sẽ củng cố niềm tin của Trung Quốc vào vòng tay song phương của Mỹ. Kissinger đột ngột quay lưng lại với việc bình thường hóa. Nhưng sự tức giận của ông ấy chỉ thoáng qua. Ông ta sẽ tiếp tục trở thành người Mỹ đến thăm Trung Quốc yêu thích của ông ta.

Mỗi người sẽ xử lý cuộc chiến ngày nay của Nga ở Ukraine như thế nào? Bất chấp sự khác biệt của họ, có một cá cược tốt rằng cả Brzezinski lẫn Kissinger sẽ không khuyên Trump đưa ra nhượng bộ cho Nga trước các cuộc đàm phán hòa bình. Chất làm ngọt có nghĩa là treo lủng lẳng, không được trao trước làm quà .

Cả hai sẽ bị làm mất thê diện  bởi sự sỉ nhục của Trump và phó tổng thống JD Vance dành cho  Volodymyr Zelenskyytại tại Phòng Bầu dục vào tháng Hai. Là một kẻ quyến rũ, Kissinger bắt hầu hết những con ruồi của mình bằng mật ong. Sắc bén và thỉnh thoảng gai góc, Brzezinski gần hơn với một cây bẫy ruồi Venus. Cả hai đều không coi Zelenskyy là con mồi, càng không phải trước ống kính.
Nixon và Kissinger trên đường đến Trung Quốc năm 1972
© Hình ảnh HUM / Nhóm Hình ảnh Universal / Hình ảnh Getty


Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và Brzezinski trên chiếc Air Force One năm 1977
© Hình ảnh HUM / Nhóm Hình ảnh Universal / Hình ảnh Getty

Không thể tưởng tượng được việc nói về Putin theo cách mà Witkoff gần đây đã làm với nhân viên truyền hình Maga, Tucker Carlson. Witkoff tiết lộ rằng Putin cho biết ông ta đã cầu nguyện cho Trump trong nhà thờ sau âm mưu ám sát hồi mùa hè năm ngoái. Nhà lãnh đạo Nga cũng giới thiệu cho Witkoff một bức chân dung tâng bốc Trump. Ông Putin "vô cùng duyên dáng", ông Witkoff nói. "Cần có bóng để nói điều đó," Carlson trả lời. Bất kể tham vọng hòa bình Nga-Ukraine của Trump trở nên như thế nào, Putin dường như hiểu rõ về Trump  hơn so với Trump hiểu rõ về Putin.

Cuối đời, Kissinger và Brzezinski gần như hoán đổi vị trí của họ ở Nga. Trong một bài bình luận năm 2014 cho FT, Brzezinski lập luận về việc "Phần Lan hóa" Ukraine, điều mà sẽ khiến nước này trở thành một quốc gia đệm không liên minh, mặc dù thân phương Tây, giữa Nga và NATO. Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn, Kissinger đã tán thành thành viên NATO của Ukraine sau cuộc xâm lược năm 2022 của Nga. Sự quay đầu của Kissinger có thể là do thói quen giữ sự đồng thuận trong giới hạn, một thói quen liên quan đến nhu cầu của 'Kissinger Associates', một công việc kinh doanh thịnh vượng của ông. Việc tiếp cận Tòa Bạch Ốc  và các dinh thự thủ tướng khác là rất quan trọng đối với công việc tư vấn của ông ta.

Brzezinski không điều hành một doanh nghiệp. Do đó, ông không cần phải kềm chế quan điểm của mình. Ông chỉ trích mọi tổng thống. Điều này bao gồm Barack Obama, người mà ông đã ủng hộ cho vị trí tổng thống và ngưỡng mộ một phần vì sự phản đối của ông Obama đối với cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Bill Clinton, người đầu tiên cảm ơn Brzezinski sau khi ông ký dự luật phê chuẩn mở rộng NATO lúc ban đầu vào năm 1999 bao gồm cả Ba Lan, cũng không được Brzezinski ủng hộ, vì ông Bill Clinton bị cáo buộc đối xử mềm mỏng với Putin mới đắc cử. Ngoại lệ là Jimmy Carter, người mà ông vẫn là bạn suốt đời.

Brzezinski và Kissinger tại Diễn đàn Giải Nobel Hòa bình ở Oslo năm 2016
© Hình ảnh Getty

Lập trường phai loãng của Brzezinski đối với Nga có thể được giải thích bằng một liều lượng làm dịu đi vào mùa thu, mặc dù ông chưa bao giờ đánh mất cái nhìn đen tối của mình về Putin. Các con của ông phải mất một thời gian để thuyết phục ông lắp đặt máy tạo nhịp tim sau khi ông bị đột quỵ vào cuối năm 2014. Viễn ảnh này đã khiến ông khó chịu ở nhiều cấp độ; thiết bị sẽ là một lời nhắc nhở về tuổi thọ ngày càng giảm của ông; nó đòi hỏi công nghệ mà ông có ác cảm mang tính bản năng; Tệ nhất là nó sẽ tải dữ liệu lên một máy thu thập dữ liệu mà có thể khiến ông bị xâm phạm. Người Nga sẽ có thể xâm nhập vào thông tin y tế của ông . "Con biết đấy, con nghĩ Putin có đủ để lo lắng về dữ liệu y tế của  bố hay không", con trai lớn của ông, Ian Brzezinski nói. Con giữa của ông, Mark, sau đó trở thành đại sứ của Biden tại Ba Lan.

Các nhà phê bình Kissinger và Brzezinski có rất nhiều tài liệu để phô diễn. "Henry Kissinger, tội phạm chiến tranh, được giai cấp thống trị Mỹ yêu mến, cuối cùng đã chết", là tiêu đề cáo phó của Rolling Stone. Vụ đánh bom bí mật của Nixon vào Campuchia, sự ủng hộ của ông ta dành cho sự đàn áp đẫm máu của Pakistan đối với cuộc nổi dậy ở nơi mà sau này trở thành Bangladesh, cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn ở Chile và nghe lén nhân viên của ông, đã đeo bám Kissinger trong suốt phần đời còn lại của mình. Tuy nhiên, ông cũng đàm phán thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân đầu tiên và suýt đạt được thỏa thuận thứ hai. Hòa hoản ('Détente') không phải là điều ảo tưởng. Càng già, Kissinger càng được đối xử như một nhà tiên tri.

Thời gian của Brzezinski trong chính phủ không vấy máu trên tay ông. Carter là tổng thống duy nhất sau chiến tranh không bao giờ ra lệnh cho binh lính tham chiến, mặc dù tám quân nhân đã thiệt mạng trong nỗ lực giải cứu con tin Iran bị hủy bỏ. Brzezinski đã giúp lôi kéo Liên Xô vào Afghanistan hồi năm 1979, mặc dù rõ ràng đó là quyết định xâm lược của Leonid Brezhnev. "Họ đã bắt mồi nhử!" Brzezinski bị cáo buộc đã nói với một phụ tá khi nghe tin đó. Nguồn gốc của chủ nghĩa thánh chiến toàn cầu có thể một phần bắt nguồn từ thời điểm đó. Nhưng tuyên bố rằng Brzezinski đóng vai "cha đỡ đầu của al-Qaeda" là một bước nhảy vọt vô lý. Nhóm khủng bố này được thành lập bảy năm sau khi Carter rời nhiệm sở.

Một số người cho rằng điều kiện ngày nay khiến Kissinger hoặc Brzezinski khó xuất hiện hơn nhiều. Trong thời đại kỹ thuật số, việc điều động địa chiến lược khó thực hiện hơn rất nhiều. Những người chỉ trích họ không hề trùng lặp nói rằng thật tốt khi họ không có những người tương đương ở đương thời. Tuy nhiên, để diễn giải lại những gì mà một trong những nhân vật phim yêu thích của Trump, Hannibal Lecter, đã nói về người thẩm vấn mình, thế giới thú vị hơn khi có Kissinger và Brzezinski. Và để trích dẫn lại lời của người khác, các chiến lược cạnh tranh còn tốt hơn là không có chiến lược.

Khi Brzezinski qua đời, Kissinger đã rất ngạc nhiên khi ông cảm thấy mất mát như thế nào. Hai người gặp nhau lần đầu tiên ở Harvard 67 năm trước. "Sự hiện diện của Zbig đóng vai trò trung tâm như thế nào đối với hình ảnh của tôi về một thế giới đáng sống và đáng bảo vệ, đã tác động mạnh mẽ đến tôi một cách bất ngờ.", Kissinger viết cho gia đình Brzezinski khi biết về cái chết của ông. "Tôi cảm thấy như thể một trụ cột duy trì cấu trúc của thế giới mà tôi quan tâm đã biến mất... Tôi thích nghĩ rằng chúng tôi đã chia sẻ một mục đích, nếu không phải lúc nào cũng là tham vọng của chúng tôi."

Trong cái chết, hơn cả khi còn sống, hai người Mỹ nhập tịch này dường như hòa hợp. Khi thời đại của họ lùi lại, và khi nước Mỹ từ chối thế giới mà họ đã tạo ra, cả hai nhân vật này đều xứng đáng được nghiên cứu.

-------------------
_ Tác giả Edward Luce là biên tập viên quốc gia của FT. Tiểu sử của ông "Zbig: Cuộc đời của Zbigniew Brzezinski, Nhà tiên tri Chiến tranh Lạnh của Mỹ" sẽ được xuất bản vào tháng tới bởi Bloomsbury ở Anh và bởi Avid Reader Press, một bộ phận của Simon & Schuster, ở Mỹ. 

_ Trầ HSa lược dịch từ Financial Times ....14/4/2025.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Trump thay đổi chiến thuật, quay lại chính sách "một Trung Quốc" trong cuộc điện đàm với Xi.

Chiến lược toàn cầu 2021: Chiến lược của đồng minh dành cho Trung Quốc. PHẦN II.