Bài đăng

Mỹ lên kế hoạch phòng thủ tên lửa mới ở châu Á.

Hình ảnh
Lầu Năm Góc đang đặc biệt lo ngại về sự mất cân đối sức mạnh ngày càng tăng trên eo biển Đài Loan. Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo tiên tiến và tên lửa đạn đạo chống hạm có thể nhắm mục tiêu vào các lực lượng hải quân Mỹ trong khu vực. ADAM ENTOUS Và JULIAN E. BARNES. 23 tháng 8 năm 2012, 10:49 ET Theo Wall Street Journal BHM Lược Djch. Mỹ đang lên một kế hoạch mở rộng phòng thủ tên lửa to lớn ở châu Á, các quan chức Mỹ nói rằng động thái đó được thiết kế để ngăn cản các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, nhưng cũng có thể được sử dụng để chống lại quân đội của Trung Quốc. Sự hình thành được quy hoạch là một phần của một mảng phòng thủ mà có thể bao gồm những mảng lớn của châu Á, với một radar mới ở miền nam Nhật Bản và có thể một rada khác trong khu vực Đông Nam Á gắn trên tàu phòng thủ tên lửa và tên lửa đánh chặn có cơ sở trên đất liền. Nó là một phần của chiến lược quốc phòng mới của chính quyền Obama chuyển các nguồn lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất quan trọng cho

Liên minh Mỹ-Nhật Bản neo chặt sự ổn định ở Châu Á.(TT)

Hình ảnh
Hòa bình và ổn định ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ) là một quan tâm quan trọng của đồng minh với nét nổi bật đặc biệt sâu sắc đối với Nhật Bản. Với 88% nguồn cung cấp của Nhật Bản, bao gồm nguồn tài nguyên năng lượng quan trọng, quá cảnh qua Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), đó là lợi ích của Nhật Bản để tăng cường giám sát trong sự hợp tác với Hoa Kỳ để bảo đảm sự ổn định và đuợc tiếp tục tự do vận chuyển hàng hải. Richard L. Armitage, Joseph S. Nye Jr. 15, Tháng Tám, 2012. Theo CSIS Tr ần H Sa   Lược dịch. Kinh tế và Thương mại Tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Noda đã công bố sự tham gia của Nhật Bản trong việc tham khảo trước đối với việc gia nhập vào quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một khi được thực hiện đầy đủ, TPP sẽ chiếm 40% thương mại thế giới và bao gồm ít nhất 11 quốc gia trên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Hơn nữa, không giống như các FTA khác trong khu vực, TPP nổi bật như là thương mại tự do toàn diện, trình độ cao, và thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý

Liên minh Mỹ-Nhật Bản, chiếc neo của sự ổn định ở Châu Á.

Hình ảnh
Hoa Kỳ cần một Nhật Bản mạnh mẽ không ít hơn Nhật Bản cần một Hoa Kỳ mạnh mẽ. Richard L. Armitage, Joseph S. Nye Jr. 15, Tháng Tám, 2012. Theo CSIS Tr ần H Sa  Lược dịch. Giới thiệu Báo cáo về liên minh Mỹ-Nhật này ra đời tại một thời điểm mà mối quan hệ giửa hai nước đang ở trong tình trạng lững lờ chờ đợi. Khi lãnh đạo ở cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản phải đối mặt với vô số thách thức khác, sự lành mạnh và phúc lợi của mộ̣t trong các liên minh quan trọng nhất của thế giới đang bị đe dọa. Mặc dù các nỗ lực gian khổ của Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell và các đồng nghiệp của ông trong cả hai chính phủ đã phần lớn giữ được sự ổn định của liên minh, những thách thức và cơ hội trong khu vực của hôm nay và xa hơn nữa yêu cầu nhiều hơn thế. Cùng với nhau, chúng ta phải đối mặt với vìệc nổi lên lại của Trung Quốc và những không chắc chắn đi kèm theo của nó, Bắc Triều Tiên với những khả năng hạt nhân và ý định thù địch của nó, cùmg với sự hứa hẹn sự năng động của châu Á. Ở những nơi khác,

Côn đồ ở Biển Đông

Hình ảnh
Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc không xứng đáng với yêu cầu của luật pháp, và Hoa Kỳ là quyền lực duy nhất đủ mạnh để đẩy lùi. Haiyang Dizhi 8 REVIEW & OUTLOOK ASIA. 10, Tháng Tám, 2012. Theo Wall Street Journal Trần H Sa Lược Dịch. Thứ sáu tuần trước, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng quyết định gần đây của Bắc Kinh, nâng cấp thành phố Tam Sa bé tí trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp lên "thành phố cấp quận", và thiết lập 1 đơn vị đồn trú quân sự ở đó có xu hướng "chống lại các nỗ lực ngoại giao hợp tác để giải quyết sự khác biệt và có nguy cơ tiếp tục leo thang căng thẳng trong khu vực". Sự phản đối có kềm chế đó chỉ làm cho Bắc Kinh có lý do muốn chơi một tràng "đã đảo chủ nghĩa đế quốc Mỹ". Bộ Ngoại giao (Trung quốc) gọi một quan chức ở Đại sứ quán Mỹ để mắng mỏ gay gắt vào ngày thứ bảy. Phương tiện truyền thông nhà nước cũng hăng hái, phát biểu Mỹ hảy "câm mồm" và ngừng "xúi giục"

Các quốc gia nên làm gì để làm rõ những tuyên bố chủ quyền của mình.

Hình ảnh
Một trong những nguồn gốc chính của căng thẳng trong vùng biển Đông (biển Nam Trung Hoa) là nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền đã thực hiện các khiếu nại hàng hải mơ hồ hoặc không hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS. [caption id="attachment_4518" align="alignleft" width="213"] Bản đồ bán đảo Đông Dương” của Công ty Đông Ấn (Hà Lan).[/caption]Robert Beckman / The Straits Times (Singapore) .Thứ Tư, ngày 8 tháng 8 năm 2012. Bản Tiếng Anh BHM Lược Dịch. Khi chúng ta quan sát sự xôn xao của các hành động và những phản ứng của các quốc gia gây ra sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), nó thường tỏ ra rằng không có những quy tắc của luật pháp quốc tế điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia tuyên bố chủ quyền, và rằng tất cả là một trò chơi chính trị quyền lực. Điều này không đơn giản như thế. Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 có tầm quan trọng cơ bản đối với các tranh chấp ở Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) vì ba lý do.