Bài đăng

Giữ vững tinh thần khi đối mặt với các mối đe dọa hạt nhân của Nga.

Tác giả Steven Pifer.....Ngày 8 Tháng Năm, 2024. ...Viện Brookings. Nga một lần nữa nêu lên viễn cảnh chiến tranh hạt nhân với liên quan đến Ukraine. Ngày 6 / 5, Bộ Quốc phòng Nga công bố một cuộc tập trận gần Ukraine liên quan đến khả năng xử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược (chiến thuật). Điều này diễn ra trong bối cảnh quân đội Nga đang phải vật lộn để đạt được những thắng lợi quan trọng trên chiến trường,  trong khi phương Tây tiếp tục hỗ trợ Kyiv bằng vũ khí và đạn dược. Điện Kremlin tìm cách khiến cả người Ukraine lẫn phương Tây lo lắng, nhưng trên thực tế  việc xử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược - những vũ khí có đầu đạn nhỏ hơn và được dự định xử dụng trên chiến trường ở Ukraine -  sẽ mâu thuẫn với cả học thuyết của Nga lẫn bình luận của chính Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hơn nữa, việc Nga xử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine sẽ làm tăng viễn cảnh của cái giá phải trả đáng kể và khó lường cho Moscow. Điều gì đã thúc đẩy mối đe dọa? Hơn 26 tháng đã

Tập Cận Bình thăm một châu Âu 'nghi ngờ Trung quốc' ( 'Sinosceptic' ).

Tác giả Ronald H. Linden... 07/05/2024...  The Hill. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được chào đón nồng nhiệt khi ông thăm châu Âu vào tháng 3/2019. Nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu chuyến đi đó tại Rome, nơi mà ông được tôn vinh khi Ý trở thành thành viên đầu tiên của G-7 ký vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc trị giá hàng nghìn tỷ đô la . Tại Pháp hồi đó, Tổng thống Emmanuel Macron đã sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh nhỏ bằng cách mời Thủ tướng Đức - đối tác thương mại châu Âu quan trọng nhất của Trung Quốc - và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker cùng gặp ông Tập.  Trong khi ông Macron thúc đẩy chiến lược mới của EU ủng hộ quan hệ đa phương, thay vì quan hệ song phương nghiêm ngặt, các doanh nhân Pháp cũng đã ký các hợp đồng khoảng 40 tỷ USD, bao gồm cả việc mua bán 300 máy bay Airbus. Đó là những ngày huy hoàng trong quá khứ. Đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã đạt 150 tỷ euro, khi các chính phủ quốc gia mong muốn thúc đẩy tăng trưởng trong

Việt Nam đang nóng lên với vũ khí theo mô hình NATO ? Một khẩu lựu pháo vạm vỡ của Hàn Quốc nắm giữ manh mối.

Lựu pháo K9 bền bỉ của Hàn Quốc đã thu hút sự quan tâm từ Hà Nội khi nước này tìm cách đa dạng hóa vũ khí, thoát khỏi lệ thuộc vũ khí của Nga. Nhưng việc chuyển sang vũ khí tiêu chuẩn NATO có thể báo hiệu ý định của Việt Nam nhằm chống lại Trung Quốc, các nhà phân tích nói. Tác giả Seong Hyeon Choi, Ngày 4 tháng 5 năm 2024....South China Morning Post. Sự quan tâm của Việt Nam trong việc mua lựu pháo của Hàn Quốc có thể làm dấy lên lo ngại ở Bắc Kinh, các nhà phân tích cho biết, vì nó cho thấy Hà Nội "sẵn sàng được đồng minh của Mỹ trang bị khả năng chống lại Trung Quốc". Gặp nhau tại Hà Nội vào ngày 23 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Hoàng Xuân Chiến,  và người đồng cấp Hàn Quốc Kim Seon-ho đã đồng ý "tăng cường hơn nữa sự hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực khác nhau,  như công nghiệp quốc phòng và hợp tác hậu cần", Bộ Quốc phòng cho biết. Ông Chiến nói Việt Nam "đánh giá cao" các hệ thống vũ khí của Hàn Quốc và bày tỏ ý định mua p

Độ tin cậy của Washington với tư cách là một đối tác chiến lược vẫn còn là một dấu hỏi.

Tác giả Alexander Clarkson....Ngày 24 Tháng Tư, 2024...World Politic Review. Các nhà lập pháp Mỹ hôm 20/4 đã cảm thấy nhẹ nhõm sau nhiều tháng tê liệt, gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD để giúp Ukraine trong cuộc chiến sống còn chống lại Nga, cuối cùng đã được Quốc hội thông qua. Thượng viện đã thông qua dự luật vào ngày 23/4 và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhanh chóng ký thành luật. Kể từ tháng 10, những nỗ lực lặp đi lặp lại của các dân biểu đảng Cộng hòa theo chủ nghĩa biệt lập và những thượng nghị sĩ liên kết với cựu Tổng thống Donald Trump nhằm phá hoại viện trợ cho Ukraine, đã trở thành biểu tượng cho sự rối loạn chức năng chính trị của Mỹ. Nhưng ngay cả khi các quan chức Mỹ hiện đang nhanh chóng chuyển sang hỗ trợ quân sự cho Ukraine đã bị trì hoãn từ lâu, các câu hỏi vẫn còn tồn đọng về khả năng của Washington trong việc hành động như một đối tác đáng tin cậy đối với bạn bè, và là một đối thủ kiên quyết đối với kẻ thù  của mình. Tùy thuộc vào kết quả bầu cử trong cuộc

Lời kêu gọi đáng chú ý của Nhật Bản đối với sự lãnh đạo của Mỹ.

Tác giả  Jeffrey W. Hornung.... Ngày 22 Tháng Tư, 2024... RAND. Một điều khá gây chú ý đã xảy ra trong chuyến thăm Washington của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào tuần trước. Đó không phải là các thỏa thuận song phương trên phạm vi rộng, mặc dù có rất nhiều điều để hoan nghênh cho một liên minh mà bây giờ dường như thực sự mang tính toàn cầu.  Việc ông Kishida có bài phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội cũng không phải là chuyện này. Thậm chí cũng không phải là hội nghị thượng đỉnh ba bên bao gồm Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., trong đó nêu bật sự liên kết giữa các đồng minh của Mỹ chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Không, điều nổi bật tuần trước là việc một nhà lãnh đạo Nhật Bản xuất hiện trước Quốc hội và yêu cầu Hoa Kỳ hành động như một cường quốc toàn cầu. Các vai trò trong lịch sử đã bị đảo ngược. Trong phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã thúc đẩy Nhật Bản tham gia nhiều hơn vào các vấn đề toàn cầu ngoài các vấn đề kinh tế.  Trong những ngày Ch

Các mạng lưới Trung Quốc dọn sạch tiền bẩn có quy mô lớn bằng cách nào.

Những "ngân hàng" bóng tối này đang trở thành những nhà tài chính được các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia lựa chọn.   The Economist ...Ngày 22 Tháng Tư,  2024. Ngày nay,  đúng là hiếm thấy Mỹ và Trung Quốc hợp tác về bất cứ thứ gì.  Trong chuyến thăm ba ngày tới Bắc Kinh và Thượng Hải, bắt đầu từ ngày 24 / 04, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thúc ép nước chủ nhà ngừng gửi những vật liệu liên quan đến vũ khí cho các ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.  Sẽ là may lắm ông ấy mới nhận được một nụ cười lịch sự.  Vì vậy, thật đáng chú ý khi hai nước gần đây đã quyết định tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực khác : cuộc chiến chống rửa tiền. Trong tháng này, họ đã khởi động một diễn đàn song phương mới để thảo luận về vấn đề này. Không giống như Nga, nó là một điều to lớn đối với cả hai nước. Mối đe dọa đã gia tăng trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi các mạng lưới ngầm của Trung Quốc được trang bị các công nghệ mới, qua đó có thể cho phép rửa sạ

Mỹ và Philippines tiến hành tập trận quân sự chung mang tên Balikatan, ở Biển Đông.

Cuộc tập trận hàng năm này sẽ bao gồm lực lượng bảo vệ bờ biển, là lực lượng ở tuyến đầu trong các cuộc đụng độ gần đây với Bắc Kinh. Tác giả Kathrin Hille ở Đài Bắc... 22 / 04/ 2024. Financial Times. Hôm thứ Hai,  Philippines và Hoa Kỳ đã khởi động cuộc tập trận quân sự kéo dài ba tuần, tạo thêm căng thẳng trong mối quan hệ của hai nước với Trung Quốc. Cuộc tập trận Balikatan năm nay, cuộc tập trận quân sự thường niên lớn nhất của các đồng minh, sẽ bao gồm đi tàu chung bên ngoài lãnh hải của Philippines, ở Biển Đông đang tranh chấp. Hải quân Pháp, lần đầu tiên tham gia Balikatan, và hải quân Úc cũng sẽ tham gia cuộc diễn tập. Trong khi Mỹ và Philippines đã nối lại các cuộc tuần tra hải quân chung trong khu vực vào năm ngoái, và trong quá khứ Mỹ đã đi tàu đến đó với các đồng minh và các đối tác khác, đây sẽ là lần đầu tiên mà cuộc tập trận Balikatan mở rộng ra ngoài khơi bờ biển Philippines, bên ngoài hải phận 12 hải lý và đi vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ q