Thách thức của Trung Quốc. Các lựa chọn Quân sự, Kinh tế và Năng lượngđang Đối mặt với Liên minh Mỹ-Nhật.(Phần Cuối)

Mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc chia sẻ nhiều tuyến vận tải biển như nhau , sẽ là khó khăn cho Nhật Bản trong việc đặt sang một bên sự đối đầu trong quá khứ với Trung Quốc và việc hợp tác trên SLOCs. Điều này sẽ mở ra khả năng căng thẳng hơn nữa giữa hai anh khổng lồ kinh tế.


Trung Tâm An Ninh Mỹ mới.
By Patrick M. Cronin, Paul S. Giarra, Zachary M. Hosford and Daniel Katz. 27/04/2012.
Theo CNAS

Trần H Sa  Lược dịch.

IV. An ninh Năng lượng

Mặc dù an ninh năng lượng từ lâu đã là một vấn đề đối với liên minh, một sự kết hợp mới của các xu hướng năng lượng toàn cầu và thực tế địa chính trị sẽ nâng cao tầm quan trọng của vấn đề ở mức độ chưa từng có trong thập kỷ tới. Trong khi nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ dồi dào củng cố tăng trưởng kinh tế thời hậu Chiến tranh thế giới thứ II , các nguồn cung cấp năng lượng trong tương lai không có khả năng giử được giá cả phải chăng. Giành được quyền pha trộn các nguồn năng lượng để duy trì đầy đủ năng suất kinh tế -- trong khi vẫn bảo đảm chuyển đổi dần dần việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch để đổi mới nguồn năng lượng -- có thể sẽ là một trong những những thách thức phức tạp cho các liên minh trong thế kỷ này. Thật vậy, các phương tiện mà Hoa Kỳ và Nhật Bản tìm kiếm để bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng của mình trong một môi trường địa chính trị phức tạp, đáp ứng nhu cầu năng lượng to lớn và ngày càng tăng của một Trung Quốc nổi lên lại, và giải quyết tương lai của vấn đề phát triển và thực hiện điện hạt nhân dân sự trong và ngoài nước sẽ có tác động rất lớn đối với liên minh.

Ở giữa những nỗ lực của Hoa Kỳ và Nhật Bản giải quyết các vấn đề an ninh năng lượng của họ, nhu cầu năng lượng toàn cầu đang gia tăng với một tốc độ nhanh chóng. Tổng số năng lượng sử dụng trong khung thời gian 2010 đến 2025 được dự kiến ​​sẽ tăng gần 30 phần trăm, với Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 50% tăng trưởng đó. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên toàn thế giới ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông, bất chấp sự gián đoạn nhạy cảm của nó. Hơn nửa bất ổn ở Trung Đông có khả năng sẽ đặt ra một "mối đe dọa ổn định địa-chiến lược" với Hoa Kỳ, theo đó là tiềm năng hiệu quả kinh tế tuôn đổ. Tuy nhiên, sản phẩm khí thiên nhiên toàn cầu đang ngày càng tăng, đang làm thay đổi sự nhu cầu thịnh hành hiện nay và quyền lực sẽ chảy vào các khu vực mới. Đồng thời, nhu cầu về năng lượng hạt nhân đã chia đôi -- phát triển mạnh mẽ trong suốt thế giới phát triển, trong khi đạt được một điểm uốn ở cả Hoa Kỳ và Nhật Bản -- với hậu quả thì chưa biết . Cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đang trải qua cuộc tranh luận nội bộ về chiến lược năng lượng, và không có sự đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo ở mỗi nước.

Để tăng năng suất kinh tế, Nhật Bản sẽ phải đưa ra một chính sách năng lượng mới. Theo sau sự cố 11 tháng 3 năm 2011, các hiện tượng tan chảy thanh nhiên liệu làm rò rỉ phóng xạ từng phần của ba lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Dai-ichi và bụi phóng xạ loan ra tiếp theo sau đó, người dân Nhật Bản và chính phủ đã chỉ ra rằng điện hạt nhân dân sự có thể đóng một vai trò hạn chế trong hổn hợp năng lượng trong tương lai của đất nước. Tuy nhiên, bất kỳ sự phụ thuộc gia tăng nào vào nhiên liệu hóa thạch mà có thể do từ quyết định đó mà ra, sẽ làm cho Nhật Bản dễ bị tổn thương nhiều hơn trong việc gây nên sự gián đoạn và đột biến giá cả. Với rối loạn trong thị trường năng lượng toàn cầu đã khiến nhiều quốc gia -- bao gồm Nhật Bản -- tìm kiếm một số nguồn cung cấp năng lượng bảo đảm bên ngoài cơ chế thị trường truyền thống, bao gồm cả đầu tư vào sản xuất dầu từ giai đoạn đầu ở nước ngoài, ngay cả khi quản lý tài chính có thể sẽ ra lệnh khác. Trong khi đó, dân chúng Nhật Bản ngày càng ũng hộ đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo, loại năng lượng chưa đầy đủ giá cả phải chăng để là một thay thế khả thi.

Nhật Bản: cạn kiệt điện và thời gian

Sự tin cậy của Nhật Bản vào năng lượng nước ngoài đã giảm sút theo sau các cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và 1979. Mặc dù những việc gián đoạn cung cấp này đã dẫn đến sự tăng trưởng lớn của ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước, Nhật Bản tiếp tục là nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, với 90% nơi cung cấp có nguồn gốc ở nước ngoài. Ngoài ra, Nhật Bản nhập khẩu than lớn thứ hai trên thế giới -- tất cả các điều đó đến từ nước ngoài và nhập khẩu dầu lớn thứ ba. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng mang lại kết quả tự túc trong lĩnh vực năng lượng cực kỳ thấp (18%) so với Hoa Kỳ (75%) hoặc Trung Quốc (94%). Mặc dù bản chất của thị trường năng lượng toàn cầu dẫn đến một số tình huống cô lập vì động lực cung-cầu, phụ thuộc của Nhật Bản vào nhập khẩu năng lượng cũng để lại cho đất nước dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc.

Trong một quốc gia mà đã dựa chủ yếu vào nhập khẩu năng lượng, thảm họa hạt nhân Fukushima gây rắc rối cho chiến lược lâu dài của đất nước trong việc nuôi dưỡng các nguồn năng lượng trong nước. Với nhiều người dân cảnh giác với điện hạt nhân theo sau việc rò rỉ bức xạ và các báo cáo không chính xác của chính phủ trong tai họa, những nỗ lực của Nhật Bản để đa dạng hóa và bảo đảm nguồn năng lượng của mình đã đánh mất sự hỗ trợ của công chúng.

Hoa Kỳ cũng tìm thấy chính nó ở giữa một cuộc tranh luận nóng bỏng về an ninh năng lượng. Các quốc gia tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, và Mỹ đang cho thấy sự thất vọng với sự tăng giá khí đốt. Tiếp tục được hỗ trợ cho một sự chuyển đổi với nguồn năng lượng tái tạo, nhưng những nguồn này -- bao gồm cả năng lượng mặt trời, gió, năng lượng sinh học và điện địa nhiệt -- tốn kém và chưa đạt mức độ cạnh tranh kinh tế. Trong khi đó, tiến bộ công nghệ đã gia tăng số lượng kế hoạch đối với dầu phục hồi và khí tự nhiên trên đất Mỹ và ở các vùng biển chung quanh. Tuy nhiên, việc tràn dầu Deepwater Horizon được công bố rộng rãi năm 2010 ở Vịnh Mexico và các báo cáo về nguồn nước bị ô nhiễm như là kết quả của phương pháp khai thác khí thiên nhiên được gọi là hydraulic (chạy bằng sức nước) đã huy động các đối thủ chống lại việc gia tăng khoan dầu ở nội địa.

Tuy nhiên, bức tranh là cái gì đó "hồng hơn" cho Hoa Kỳ so với Nhật Bản. Mặc dù Hoa Kỳ, như nhiều nước công nghiệp đang chứng kiến ​​một trạng thái bình ổn tương đối trong nhu cầu năng lượng tổng thể của nó, tiêu thụ năng lượng của nó từ nhiên liệu chính được dự kiến ​​sẽ tăng từ 98,2 triệu tỷ Btu (đơn vị nhiệt của Anh) trong năm 2010 đến 108,0 triệu tỷ Btu vào năm 2035. Chủ yếu là do tiến bộ trong việc khôi phục khí đốt từ đá phiến sét -- khí tự nhiên bị mắc kẹt trong sự hình thành đá phiến sét, chỉ gần đây mới trích xuất được với chi phí-hiệu quả -- Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ trở thành một mạng lưới xuất khẩu LNG (khí đốt hóa lỏng) vào năm 2016, một mạng lưới đường ống xuất khẩu vào năm 2025 và mạng lưới tổng thể xuất khẩu khí thiên nhiên vào năm 2021. Hoa Kỳ cũng sẵn sàng tăng sản xuất dầu thô từ 5,5 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2010 đến 6,7 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2020.


Paul S. Giarra


Động thái rõ ràng từ bỏ điện hạt nhân ở Nhật Bản theo sau sự tan chảy các thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân Fukushima, cùng với cuộc cách mạng khí đốt trong đá phiến sét ở Hoa Kỳ, đang thay đổi môi trường an ninh năng lượng. Hiện nay, Nhật Bản che giấu mối quan tâm về độ tin cậy của nguồn cung cấp năng lượng trong tương lai của Mỹ, có thể bị ảnh hưởng bởi "luồng gió thay đổi chính trị trong chính sách năng lượng của Mỹ". Như vậy, Hoa Kỳ có thể giúp làm giảm sự biến động nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nhật Bản -- xuất hiện thiết lập vẫn ở mức cao -- bằng cách cung cấp một nguồn khí thiên nhiên ổn định. Tuy nhiên, nếu các đồng minh không tham khảo ý kiến về vấn đề này, họ có thể trôi dạt tách rời nhau, do đó bỏ lỡ cơ hội để củng cố liên minh.

Nhu cầu năng lượng tăng của Trung Quốc

Khi Hoa Kỳ và Nhật Bản tìm kiếm tăng cường an ninh năng lượng của họ, các đồng minh sẽ cần phải vật lộn với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc. Từ lâu mối quan tâm ở Tokyo về sự ổn định của các nguồn cung cấp năng lượng , đặc biệt là dầu, đã tăng cao khi Trung Quốc chuyển từ một nước xuất khẩu sang một nước nhập khẩu với quy mô lớn . Trong nhiều trường hợp ( có thể ngoại trừ Nhật Bản và Nga), cạnh tranh qua việc bảo đảm tiếp cận các nguồn năng lượng đã làm cho các nước Đông Á không thể hợp tác để bảo đảm lợi ích chung của họ.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc yêu cầu -- và có thể được thực hiện bởi -- tiếp cận đến nguồn cung cấp năng lượng ổn định. Trong bối cảnh bộc phát nhu cầu năng lượng, Trung Quốc gần đây đã vượt qua Nhật Bản như là nước nhập khẩu than đá lớn nhất thế giới, và tiêu thụ của nó được dự đoán sẽ gia tăng hằng năm cho tới 15 năm kế tiếp. Trong cùng thời gian đó -- giả định tốc độ tăng trưởng ổn định tương đối -- Trung Quốc có khả năng trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới , vượt qua Hoa Kỳ. Phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng từ 54% năm 2010 lên 84% vào năm 2035, và phụ thuộc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của nó được dự báo sẽ tăng từ 9% trong năm 2009 đến 42% vào năm 2035. Sau một khoảng dừng lại ngắn ngủi theo sau tai nạn Fukushima, Trung Quốc cũng đang đẩy về phía trước với một phát triển mạnh mẽ về sản xuất điện hạt nhân dân sự.

Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc -- đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch có khả năng dẫn đến cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia khác. Hậu quả của việc cạnh tranh này sẽ không chỉ tự biểu hiện trong giá năng lượng ổn định cao hơn và giá cả nhạy bén gây tổn thương mà còn thông qua các căng thẳng với các nước láng giềng trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với các lĩnh vực dầu khí, cũng như các tuyến đường hàng hải cần thiết để vận chuyển những nguồn tài nguyên đó.

Biển Đông Trung Quốc là địa điểm có hydrocarbon rất lớn đang được khảo sát bởi cả các công ty Trung Quốc và Nhật Bản. Nó cũng là một điểm nóng tiềm năng. Trong năm 2005, một máy bay giám sát P-3C của Nhật Bản đã xác định năm tàu Hải quân của Quân đội Giải phóng nhân dân -- bao gồm một tàu khu trục có hướng dẫn -- cho thuyền chạy chung quanh khu khai thác khí đốt tranh cải Chunxiao trong vùng biển Đông Trung Quốc. Với phản ứng của Trung Quốc đối với khảo sát địa chấn được thực hiện bởi các nước khác -- bao gồm cả việc cắt cáp của tàu Việt Nam -- thật là hợp lý để kết luận rằng Trung Quốc có thể phản ứng theo những cách tương tự đối với Nhật Bản. Có thể biết trước câu chuyện, trong đầu tháng 2 năm 2012, Trung Quốc xua đuổi một tàu khảo sát của Nhật Bản đang thăm dò trong vùng biển tranh chấp.

Căng thẳng quân sự trên nguồn cung cấp năng lượng không hạn chế được những vụ xung đột khảo sát. Việc vận chuyển dầu, khí và các nguồn cung cấp năng lượng khác đòi hỏi phải bảo vệ đường dây thông tin liên lạc biển (SLOCs). Hơn một nửa số dầu nhập khẩu của Trung Quốc có nguồn gốc ở Trung Đông, và trên 85% tổng số dầu nhập khẩu vận chuyển trên các tuyến đường hàng hải chiến lược, bao gồm cả eo biển Hormuz và Malacca. Những con tàu Trung Quốc bảo vệ các khu vực giàu tài nguyên gây ra rủi ro an ninh và gia tăng khả năng xảy ra đụng chạm không cố ý và các trường hợp tiềm năng xung đột hạn chế giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi Trung Quốc nhanh chóng mở rộng khả năng hàng hải của mình, với việc gia tăng số lượng lớn tàu thuyền trong hàng tồn kho và kinh nghiệm của nó trong việc thực hiện các hoạt động đi biển.

Mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc chia sẻ nhiều tuyến vận tải biển như nhau , sẽ là khó khăn cho Nhật Bản trong việc đặt sang một bên sự đối đầu trong quá khứ với Trung Quốc và việc hợp tác trên SLOCs. Điều này sẽ mở ra khả năng căng thẳng hơn nữa giữa hai anh khổng lồ kinh tế. Nhật Bản có thể làm giảm tính dể bị tấn công của nó bằng cách tìm kiếm ràng buộc bản thân với việc xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Mỹ và thiết lập các tuyến đường cung cấp ngang qua Thái Bình Dương bằng mọi cách đến Vịnh Mexico. Một cách cho Nhật Bản tạo ra mối quan hệ năng lượng gần gủi hơn với Hoa Kỳ sẽ là trở thành một phần của thỏa thuận thương mại với NAFTA. Cách mà Nhật Bản lựa chọn để tiến hành sẽ ảnh hưởng đến tính toán của Mỹ-Nhật đối với an ninh năng lượng, và do đó, ảnh hưởng đến quỹ đạo tổng thể của liên minh.

Tuy nhiên, Trung Quốc không nên được xem đơn giản như là một đối thủ cạnh tranh năng lượng. Mặc dù một nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch có hạn và cạnh tranh khốc liệt trong thị trường năng lượng toàn cầu, bảo đảm nguồn năng lượng không phải là một trò chơi tổng bằng không. Đó là sự quan tâm của cả Nhật Bản và Hoa Kỳ để làm việc với Trung Quốc khi nó tìm kiếm có được nguồn cung cấp năng lượng đầy đủ, và các đồng minh sẽ giúp làm giảm những âu lo đối với an ninh năng lượng của các nước đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc. Phát triển các khuyến nghị chính sách hành động có thể là khó khăn, nhưng việc gia tăng mối quan tâm về an ninh năng lượng làm cho nó trở nên quan trọng. Một nỗ lực sớm hơn về hợp tác năng lượng, trong nhiệm kỳ Tổng thống George W. Bush và Thủ tướng Chính phủ Junichiro Koizumi, đã thất bại ít nhất một phần là vì nó đã bị lu mờ bởi các doanh nghiệp thúc bách nhiều hơn trên chương trình nghị sự, nhưng một trọng tâm rõ ràng về năng lượng có thể làm cho cả hai giảm bớt sự hiểu lầm và kiểm tra sự tiến bộ thực tế, các bước cụ thể. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục của Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế của các đối tác thương mại của nó, trong đó lớn nhất là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Hơn nữa, việc bảo đảm với Trung Quốc rằng các đối thủ cạnh tranh năng lượng tiềm năng của nó không có ý định thù địch sẽ giúp tạo nên sự ổn thỏa trong hợp tác khu vực .


Zachary M. Hosford


Điểm uốn sức mạnh hạt nhân.

Sức mạnh của Liên minh năng lượng cũng xoay quanh trên việc làm thế nào -- và với lãnh vực gì -- Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ sử dụng điện hạt nhân trong chiến lược năng lượng của họ. Nhật Bản có một ngành công nghiệp điện hạt nhân tiên tiến nhất trên thế giới. Đồng thời, có số ít quốc gia có nhu cầu lớn đối với nguồn năng lượng ổn định như Nhật Bản. Tuy nhiên, không giống như trường hợp của Trung Quốc, quốc gia có tốc độ tăng trưởng điện hạt nhân đang tiếp tục không suy giảm, tương lai của công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản ở trong tình trạng bị nghi ngờ sau thảm họa Fukushima.

Không kể thảm họa Fukushima, điện hạt nhân đã cung cấp một nguồn năng lượng an toàn và đáng tin cậy có thể giúp Nhật Bản đạt được an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế theo mong muốn. Trước ngày 11 tháng 3, 2011, năng lượng hạt nhân được dự định đóng một vai trò không thể thiếu trong kế hoạch năng lượng của Nhật Bản. Kế hoạch Năng lượng cơ bản 2010 được gọi là mở rộng to lớn ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân trong nước để giúp tăng gấp đôi tỷ lệ tự cung tự cấp năng lượng vào năm 2030 (từ 18% đến 40%). Tuy nhiên, sự cố Fukushima đã gây cho công chúng Nhật Bản thắc mắc về các giá trị của điện hạt nhân. Để kiểm tra độ an toàn của lò phản ứng của nó và cố gắng trấn an công chúng Nhật Bản, Nhật Bản hiện nay đã ngừng hoạt động gần như ở tất cả 54 lò phản ứng hạt nhân của quốc gia, và tất cả 54 lò dự kiến sẽ ​​được ngưng để bảo trì và nâng cấp an toàn vào tháng 5 năm 2012. Ngoài ra, Nhật Bản tuyên bố sẽ từ bỏ kế hoạch xây dựng 14 nhà máy hạt nhân mới vào năm 2030, mà qua đó sẽ tăng thị phần của điện hạt nhân trong việc sản xuất năng lượng tại Nhật Bản từ 30% đến 50%. Sự thay đổi này đã khiến Chính phủ Nhật Bản xem xét lại Kế hoạch năng lượng cơ bản của nó, các chi tiết trong đó sẽ được phát hành trong mùa hè 2012.

Chi phí cho việc đảo ngược xu hướng điện hạt nhân ở Nhật Bản sẽ là đáng kể. Theo sau tai nạn Fukushima, Công ty Điện lực Tokyo ước tính rằng chi phí bổ sung cho việc mua nhiên liệu hóa thạch để thay thế điện bị mất từ Fukushima sẽ là 10,64 tỷ USD. Tuy nhiên, quan trọng hơn, việc ngưng tất cả nhà máy điện hạt nhân sẽ gây ra một sự thiếu hụt điện 10% ở Nhật Bản và tăng 20% giá điện. Những hậu quả này diển giải mất 1,2% GDP hàng năm, tương đương thiệt hại hàng năm khoảng 94 tỷ $. Bởi vì 40% điện của Nhật Bản được sử dụng trong lãnh vực công nghiệp, giá cả gia tăng tự nhiên này sẽ là "cực kỳ có hại không chỉ cho công nghiệp mà còn cho người tiêu dùng, những người sẽ mong đợi giá cả đi xuống".

Việc suy giảm của thời đại điện hạt nhân ở Nhật Bản giới thiệu một sự không chắc chắn ở mức độ cao trong những dự án nhu cầu nhiên liệu hóa thạch trong tương lai tại Nhật Bản. Một số lò phản ứng cũ hơn của Nhật Bản có thể bị ngừng hoạt động, và những nhà máy hạt nhân dự kiến ​​có thể được trì hoãn hoặc hủy bỏ, điều này sẽ làm suy giảm thời đại điện hạt nhân của đất nước và gia tăng nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Tuy nhiên, tiếp tục tăng hiệu quả sử dụng năng lượng có thể tiết kiệm điện, và Nhật Bản có thể thực hiện những bước tiến trong việc mở rộng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế cho sự phát điện, trong đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với LNG. Nếu không có sự hướng dẫn vững vàng với điện hạt nhân trong nước, chính phủ và các nhà phân tích công nghiệp đang gặp khó khăn đặc biệt trong việc đánh giá tính chất dễ bị tổn thương tiềm tàng trong hệ thống năng lượng trong nước, mặc dù dường như nó phân phối không đầy đủ. Ngoài ra, có nguy cơ tăng giá của nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là dầu và khí đốt, như là kết quả của nhu cầu cao của các nước láng giềng như Trung Quốc và tiềm năng gợi nhớ giá cả từng gây tổn thương trong những năm 1970.

Những chiến lược bất đồng ở Hoa Kỳ và Nhật Bản liên quan đến tương lai công nghiệp điện hạt nhân tương ứng của họ có thể tạo ra hỗn loạn kinh tế quốc gia và hỗn loạn chính trị, lần lượt, có thể trở thành một vết nứt trong liên minh. Năng lượng Nguyên tử là một hình thức quan trọng trong việc sản xuất điện năng cho cả hai nước, và bằng cách giảm sự nhấn mạnh vào nó, họ sẽ bị mở đầu một biến động trong chiến lược năng lượng mà có thể gây ra hiệu ứng địa chính trị ngoài ý muốn. Các đối tác liên minh không thể có đủ khả năng để trì hoãn quyết định về vai trò điện hạt nhân tương lai của mình. Tương tự như vậy, chỉ tập trung vào các vấn đề an toàn liên quan với điện hạt nhân mà bỏ qua những lợi ích của công nghệ. Hoa Kỳ và Nhật Bản phải tìm cách bù đắp cả biến động và các tác động tiêu cực với môi trường của nhiên liệu hóa thạch. Với độ dài cần thiết của thời gian xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và các hậu quả tiêu cực dựa trên nhiên liệu hóa thạch trong tức thì, một quyết định về vai trò của điện hạt nhân trong liên minh nên được thực hiện sớm.

Việc tiếp cận các nguồn năng lượng dồi dào và giá cả phải chăng sẽ rất quan trọng không chỉ tiếp tục cho sức mạnh địa chính trị của Nhật Bản và Hoa Kỳ, mà còn đối với sự phục hồi kinh tế của cả hai nước. Thời đại dầu giá rẻ có vẻ đã qua đi. Ngay cả nếu thế giới đi vào thời đại của khí tự nhiên rẻ tiền, biến động và tác động môi trường của nhiên liệu hóa thạch sẽ tiếp tục nêu lên những thách thức kinh tế và an ninh. Nguồn năng lượng tái tạo đưa ra lời hứa tuyệt vời nhưng chưa có hiệu quả về chi phí. Cùng một thời điểm, năng lượng hạt nhân vẫn còn trong sự cân bằng khi Hoa Kỳ và Nhật Bản đặt câu hỏi về vai trò của nó, tuy nhiên
kế hoạch bởi những người chơi khác trong khu vực (bao gồm cả Trung Quốc, Việt Nam và những nước khác) tạo ra ngành năng lượng hạt nhân mạnh mẽ vẫn tiếp tục không suy giảm.

Tuy nhiên, có thể, công nghiệp điện hạt nhân mạnh mẽ của Nhật Bản -- một trong những tiên tiến nhất thế giới -- sẽ tồn tại một sự thiếu hụt tiềm năng của nhu cầu nội địa. Các Công ty Nhật Bản, mà họ xây dựng các lò phản ứng hạt nhân, đang theo đuổi các dự án ở nước ngoài và với nhu cầu ngày càng tăng trên khắp thế giới, công nghiệp Nhật Bản được hưởng lợi. Trong thực tế, Nghị viện Nhật đã phê duyệt hợp tác hạt nhân song phương với Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam trong tháng mười hai 2011, với khả năng bao gồm Ấn Độ trong tương lai. Với sự tiến bộ trong thị trường quốc tế, có thể là không thực tế với việc Nhật Bản ngăn chặn tất cả các việc sản xuất hạt nhân, nhưng lại không rõ ràng với việc liệu nhu cầu bên ngoài có thể giữ các công ty Nhật Bản có lợi nhuận khi mà họ không có một thị trường mạnh mẽ ở trong nước.


Daniel Katz


Việc sử dụng điện hạt nhân ở Nhật Bản tăng cường tính dân tộc chủ nghĩa trong nước và trên bình diện quốc tế bằng cách cô lập chống lại biến động (bao gồm cả thiếu hụt cung cấp, giá cả ngất ngưỡng và các vấn đề bảo vệ SLOC), cũng như các tác động có hại của khí thải carbon và hậu quả thiệt hại đối với hình ảnh Nhật Bản như là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc làm giảm tác động của khí nhà kính. Một số nhà phân tích tin rằng Nhật Bản đã dự định để trở thành đối tác năng lượng chặt chẽ hơn với Trung Quốc so với Hoa Kỳ, nhưng khả năng cạnh tranh giữa hai nước láng giềng có thể báo hiệu rắc rối cho cả hai đồng minh. Mặc dù an ninh năng lượng chỉ đại diện cho một khía cạnh sức mạnh của Nhật Bản -- và do đó phải được cân nhắc tương phản với những động lực sức mạnh khác trong Liên minh Mỹ-Nhật -- đó là một khía cạnh quan trọng trong nhận thức về quyền lực cho cả hai nước.

Khuyến nghị.

Hoa Kỳ và Nhật Bản cần nâng cao mức độ quan tâm đến an ninh năng lượng trong liên minh. Mặc dù hai đồng minh có ưu tiên trong chiến lược năng lượng tương ứng của họ, an ninh năng lượng không nhận được ở bất cứ nơi nào gần với cùng một mức độ của sự chú ý như các vấn đề quân sự, bất chấp hiệu quả tiềm năng của bên sáng tạo sức mạnh của liên minh. Kết quả là, Hoa Kỳ và Nhật Bản cần phục hồi một cuộc đối thoại an ninh năng lượng ở cấp Thứ trưởng.

Hoa Kỳ và Nhật Bản cần xác định những liên kết trong chiến lược năng lượng của họ . Như một phần của một ưu tiên mới phát hiện về an ninh năng lượng, các quan chức chính phủ và ngành công nghiệp trong cả hai nước Hoa Kỳ và Nhật Bản nên cộng tác làm việc để tiếp tục kết nối chiến lược của họ theo những cách sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ không nên ban hành hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ. Mặc dù một số nhà sản xuất lớn của Mỹ dựa trên nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên giá rẻ trong nước, chính phủ liên bang nên cho phép các công ty xuất khẩu sản phẩm của họ cho khách hàng nước ngoài trên thị trường mở, bao gồm Nhật Bản, qua đó thúc đẩy doanh thu và tăng việc làm ở Hoa Kỳ và cung cấp khí đốt thiên nhiên rẻ hơn cho Nhật Bản.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản nên tạo ra một cuộc đối thoại ba bên về an ninh năng lượng.Vì không có sự tách biệt thực sự giữa an ninh năng lượng bên trong liên minh Mỹ-Nhật Bản và an ninh năng lượng của Trung Quốc, sức mạnh của liên minh sẽ bị hạn chế nếu Trung Quốc không được kết nạp vào các cuộc thảo luận năng lượng cấp cao. Hoa Kỳ cũng nên làm việc với các đồng minh và đối tác để kết hợp an ninh năng lượng vào TPP. Do tầm quan trọng của an ninh năng lượng, không chỉ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản mà còn trong khu vực, Hoa Kỳ nên xem xét một khuôn khổ lớn hơn để thể chế hóa tầm quan trọng của an ninh năng lượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và cũng để chứng minh rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản muốn theo đuổi một cách tiếp cận hợp tác đối với vấn đề.

Hoa Kỳ và Nhật Bản nên cộng tác một cách chặt chẽ trên những chính sách quy định về công nghệ an toàn lò phản ứng. Mặc dù tai nạn ở Fukushima, điện hạt nhân cung cấp một nguồn năng lượng an toàn và đáng tin cậy có thể giúp mỗi quốc gia đạt được an ninh năng lượng và tăng trưởng kinh tế theo mong muốn. Có một sự dồi dào kiến ​​thức ở Hoa Kỳ về quy định ngành công nghiệp hạt nhân, bao gồm cả bài học kinh nghiệm từ tai nạn của Mỹ. Cộng tác chặt chẻ sẽ giúp trấn an công chúng Nhật Bản về sự an toàn của điện hạt nhân. Hơn nữa, trước những ham muốn xuất khẩu công nghệ hạt nhân ở cả hai nước, Hoa Kỳ và Nhật Bản nên làm việc để tăng cường các quy định quốc tế trên công nghệ chống phổ biến vũ khí đối với xuất khẩu điện hạt nhân dân sự và cung cấp đào tạo cho cán bộ ngành công nghiệp hạt nhân và các nhà khai thác ở các nước đang phát triển.

V. Kết luận


Patrick M. Cronin

Có hay không một liên minh Mỹ-Nhật Bản mạnh mẽ sẽ tiếp tục tồn tại trong thập kỷ tiếp theo và lâu hơn là phụ thuộc chủ yếu vào cách Washington và Tokyo đối phó với những thách thức to lớn trên các lãnh vực quân sự, kinh tế và năng lượng tốt đẹp như thế nào. Mặc dù mỗi kích thước quyền lực là phức tạp, lựa chọn chính sách cơ bản sẽ đòi hỏi đi đến nắm bắt những thách thức và cơ hội được đặt ra bởi một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Về phương diện quân sự, Hoa Kỳ và Nhật Bản đối mặt với những lựa chọn từ kết quả trên việc làm thế nào để đối phó với hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc (bao gồm cả phát triển khả năng chống tiếp cận và khắc chế khu vực của nó), tính bền vững của các lực lượng Mỹ được triển khai tại Nhật Bản và thực hiện đầy đủ kế hoạch quốc phòng hiện nay của mỗi quốc gia . Về kinh tế, Hoa Kỳ và Nhật Bản phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt qua việc làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng, tham gia vào một nền kinh tế đang nổi lên to lớn như Trung Quốc và tạo thành một chế độ giao dịch hợp nhất khu vực. Liên quan đến chiến lược an ninh năng lượng tương ứng của mổi bên -- mà qua đó đã từng cũng cố sức mạnh của liên minh -- khả năng của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối phó với những phức tạp trong nước và các yếu tố quốc tế sẽ xác định xem liệu họ sẽ vẫn mạnh mẽ như trong thập kỷ qua hay không. Hơn nữa, cách thức Hoa Kỳ và Nhật Bản làm việc với Trung Quốc như thế nào để bảo đảm rằng nó có đầy đủ nguồn tài nguyên năng lượng và vai trò của điện hạt nhân dân sự như là một phần của nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo toàn cầu của họ và các ngành công nghiệp năng lượng, sẽ có tác động đáng kể.

Mặc dù liên minh Mỹ-Nhật đã là nền tảng của sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương kể từ giữa thế kỷ trước, nó không có nghĩa chắc chắn rằng tình huống này sẽ tiếp tục. Một loạt các kịch bản trong tương lai thay thế cho liên minh Mỹ-Nhật Bản là có thể. Mục đích của báo cáo này là đánh giá nhận thức chiến lược trong liên minh để làm nổi bật các vấn đề trọng tâm có khả năng xác định sức mạnh tương lai của liên minh. Washington và Tokyo theo đuổi chiến lược quân sự, kinh tế và năng lượng trong thời hạn gần như thế nào sẽ tiếp tục ảnh hưởng không chỉ trên sức mạnh của liên minh mà còn về an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

_ Tiến sĩ Patrick M. Cronin là Cố vấn cao cấp và Giám đốc cao cấp của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm an ninh mới của Mỹ.
_ Paul S. Giarra là Chủ tịch của Chiến lược và Chuyển đổi toàn cầu , và là Hải quân Trung Tá đã nghỉ hưu.
_ Zachary M. Hosford là một Trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm an ninh mới của Mỹ.
_ Daniel Katz là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm an ninh mới của Mỹ.



1    2    3

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.